Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2023 – 2024 (Cả năm) KHBD Giáo dục địa phương 7 (Hà Nội, Thái Nguyên, Bình Dương) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Giáo dục địa phương 7 được biên soạn chi tiết các bài học theo phân phối chương trình trong SGK. Giáo án Giáo dục địa phương lớp 7 bao gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Bình Dương.

Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương 7 được thiết kế nhằm giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học một cách chuẩn mực, đồng thời giúp các giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua đó còn nhằm đảm bảo sự đồng nhất trong các bài học giữa các giáo viên và các lớp học khác nhau. Vậy dưới đây là trọn bộ giáo án Giáo dục địa phương lớp 7 mời các bạn tải tại đây.

Giáo án Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2023 – 2024

Ngày soạn: / 08 /20…..

Ngày giảng: / 09/20….

CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ HÀ NỘI TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

– Biết: khái quát về địa lý của Thăng Long trong buổi đầu khi trở thành kinh đô của Đại Việt.

– Hiểu thêm về quy hoạch Thăng Long. Tên gọi Thăng Long qua các thời kì.

– Hiểu biết thêm về tình hình kinh tế, quân sự, văn hoá Thăng Long thời Lý, Trần, Hồ

2. Kĩ năng

– Bồi dưỡng kĩ năng quan sát, nhận xét về một sự kiện lịch sử.

– Đánh giá nhân vật sự kiện lịch sử.

– Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu trên lược đồ

3. Thái độ:

– Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về Thăng Long Hà Nội.

– Trân trọng, biết ơn các thế hệ cha ông – những người có công đóng góp mồ hôi xương máu, công sức và của cải làm nên trang sử vẻ vang của Hà Nội.

– Có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử của Hà Nội.

4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh

– Năng lực tự học

– Năng lực thực hành bộ môn: quan sát, trình bày trên sơ đồ, lược đồ

B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. GV: – Sơ đồ Thăng Long thế kỉ X đến XV

– Máy chiếu: chiếu các tranh ảnh về Long thành, các tư lịêu về Thành Hà Nội.

2. HS: Tìm hiểu về Thăng Long thời Lý , Trần, Hồ (Ảnh tư liệu về các công trình văn hóa, đặc biệt là Văn Miếu – Quốc Tử Giám)

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh:

3. Bài mới: (35’)

3.1. Hoạt động khởi động:

– Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

– Tổ chức hoạt động:

Gv cho HS quan sát các tranh ảnh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Một cột…

Nhìn vào hình em hãy cho hình ảnh trên thuộc thành phố nào của nước ta? ( Hà Nội)

GV dẫn dắt HS đi vào bài học: Hà Nội thân yêu của chúng ta đã hơn một nghìn năm tuổi. Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã trở thành những tên gọi đầy tự hào trong trái tim của mọi người dân Việt Nam nói chung. Và với chúng ta – Những người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này – Hà Nội càng trở lên thiêng liêng và gần gũi. Hôm nay, cô trò chúng ta cùng ngược dòng lịch sử về với Hà Nội xưa, Hà Nội buổi đầu với tên gọi Thăng Long.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Mục 1. Nhà Lý định đô Thăng Long

– Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân, thời gian, ý nghĩa việc dời đô ra Thăng Long.

– Thời gian: 8 phút

– Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

– Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: ? Em cho biết trước khi dời đô về Đại La thì kinh đô của Đại Việt ở đâu? (Hoa Lư)

Cho HS xem tranh ảnh về Hoa Lư – Ninh Bình và quan sát lược đồ Đại Việt thời Lý – Trần

? Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La?

Lý Công Uẩn dời đô về Đại La khi nào?

? Đóng đô ở vị trí như vậy có thuận lợi gì để phát triển kinh đô?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV gợi ý bằng cách cho HS xem lược đồ vị trí Hoa Lư và Đại La.

Đại La có vị trí như thế nào?(Đại La nằm ở vị trí trung tâm đất nước, địa thế cao, rộng, bằng phẳng, thoáng…)

Gv cho HS nhìn lược đồ Thăng Long thời Lý – Trần chỉ vị trí thành Đại La với dòng chảy của 3 con sông: Nhị Hà, Tô Lịch, Kim Ngưu Thuận lợi cho giao thông. Có sông Hồng, núi Tản tạo thế núi sông sau trước Phòng thủ…

Theo em vì sao Lý Công Uẩn đổi tên Đại la thành Thăng Long?(Tương truyền, khi rời đô Hoa Lư tiến về Đại La, từ xa Lý Thái Tổ nhìn về phía kinh đô tương lai, chợt thấy một đám mây nơi chân thành hình dáng một con rồng vàng bay lên. Vua hết sức vui mừng, cho là điềm lành, liền đặt kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay lên).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

– HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Em có đánh giá gì về việc địa thế của Thăng Long và việc dời đô của Lý Công Uẩn? (Địa thế: cao, rộng, thoáng… Việc dời đô là hoàn toàn đúng đắn)

GV kết luận: Như vậy, nhà Lý dời đô về Đại La là một quyết định sáng suốt – Là một mốc son lịch sử cho Hà Nội của chúng ta nói riêng và cả nước nói chung. Từ một làng nhỏ ven sông Tô Lịch, trải qua thời gian đến thế kỉ XI trở thành kinh đô của nước Việt – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của cả nước.

1. Nhà Lý định đô Thăng Long:

– Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

– Đại La đổi thành Thăng Long.

Từ đây Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn nhất của cả nước.

Hoạt động 2. Kinh thành Thăng Long thời Lý

– Mục tiêu: HS hiểu quy hoạch Thăng Long thời Lý

– Thời gian: 8 phút

– Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

– Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Quan sát lược đồ Thăng Long thời Lý kết hợp với đọc thông tin sgk và cho biết

? Lý Thái Tổ đóng kinh đô, dựng chính điện ở vị trí nào?

? Giới hạn của thành Thăng Long? ? Quy hoạch gồm mấy khu, đó là những khu nào? (HS chỉ trên lược đồ)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

– HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV: Trên cơ sở thành Đại La, Lý Thái Tổ cho xây dựng kinh thành mới.

GV cho HS quan sát lược đồ, chỉ giới hạn bằng 3 con sông: phía Đông là sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Tô Lịch, phía Nam là sông Kim Ngưu.

Gọi HS 2 mô tả về khu hoàng thành và khu dân sự

Khu Hoàng thành : ở gần Hồ Tây là nơi thiết triều, tất cả được bao bọc bằng một toà thành gọi là Thăng Long Thành(từ thời Lê được gọi là Hoàng thành). Thành đắp bằng đất, sau được xây ốp bằng gạch đá phía ngoài thành có hào, mở bốn cửa : Phía Đông là cửa Tường Phù mở ra phía chợ Đông và đền Bạch Mã (Hàng Buồm ngày nay). Phía Tây là cửa Quảng Phúc. Phía Nam là cửa Đại Hưng (gần Cửa Nam hiện nay). Phía Bắc là cửa Diệu Đức nhìn ra sông Tô Lịch (phố Phan Đình Phùng hiện nay)

Khu dân sự : Khu dân sự là nơi ở, làm ăn sản xuất buôn bán của dân rất sầm uất đông vui.

“Phồn hoa thứ nhất Long thành.

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”

Việc buôn bán ở khu dân sự ngày càng phát triển. Có nhiều người ngoại quốc qua lại buôn bán: In đô nê xi a, Xiêm, Chiêm Thành, Trung Quốc…

Khu dân sự được chia thành các phường, trong đó có phường nông nghiệp, phường thủ công nghiệp và phường thương nghiệp.

Ngoài hoạt động sản xuất, khu dân sự còn có nhiều công trình kiến trúc tôn giáo: đền Đồng Cổ, chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên, Văn Miếu – Quốc Tử Giám….

?So sánh sự khác nhau giữa khu thành và khu thị?(- Khu Hoàng thành là nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia.

– Khu dân sự là nơi ở, làm ăn buôn bán của dân chúng).

GV chỉ trên lược đồ: Bao bọc kinh thành Thăng Long (khu Hoàng thành và khu dân sự là vòng thành thứ ba (La Thành), được bao bọc mặt ngoài bởi 3 con sông: Tô Lịch, Nhị Hà, Kim Ngưu có chức năng là thành lũy bảo vệ và có thể ngăn lũ.

GV kết luận chung về thành Thăng Long: Dưới triều Lý, quy hoạch Thăng Long gồm 2 khu: Khu Hoàng thành và khu dân sự. Kinh thành Thăng Long được bao bọc bởi La Thành.

GV chuyển ý: Cùng với việc quy hoạch, xây dựng kinh đô, trong 216 năm tồn tại của mình, nhà Lý ra sức xây dựng Thăng Long thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước

2. Kinh thành Thăng Long thời Lý:

– Chính điện (điện Kính Thiên) đặt tại núi Nùng

– Thành thăng Long chia làm hai khu: khu Hoàng thành và khu dân sự

– Khu Hoàng thành (Thăng Long Thành): Là nơi thiết triều

=>Nơi quyết định những vấn đề về chính trị của kinh thành.

– Khu dân sự: nơi ở của dân, nơi sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và buôn bán

=> Nơi quyết những vấn đề về kinh tế.

– Bao quanh kinh thành là La Thành

Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 44 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 22 - Tiếng Việt Lớp 5 tập 2

Hoạt động 3:Quân sự, giáo dục, văn hoá Thăng Long thời Lý

Mục tiêu: Hiểu: Tình hình kinh tế, quân sự thời Lý.

Biết: Các công trình kiến trúc, tác phẩm văn học thời Lý

Thời gian: 8 phút

Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

GV chuyển ý: Cùng với việc quy hoạch, xây dựng kinh đô, trong 216 năm tồn tại của mình, nhà Lý ra sức xây dựng Thăng Long thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Kết hợp giữa kiến thức lịch sử dân tộc để trả lời các câu hỏi sau:

Những công trình văn hóa thời Lý?

Thăng Long thời Lý có những nhân vật lịch sử tiêu biểu nào đã góp sức chống ngoại xâm?

Văn học, giáo dục thời Lý có gì nổi bật?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác nhóm đôi với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

– HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Gv cho HS đọc phần chữ nhỏ SGK trang 14 và giới thiệu về hai nhân vật tiêu biểu: Lý thường Kiệt, Nguyên phi Ỷ Lan

?Trong những năm gần đây, em có biết những hoạt động nào nhằm tôn vinh giáo dục của thủ đô diễn ra tại đây?

(Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc.

Cuộc thi trạng nguyên nhỏ tuổi…)

GV cho HS xem 1 số hình ảnh.

3. Quân sự, giáo dục, văn hoá Thăng Long thời Lý:

a. Quân sự: Nhân dân Thăng Long góp phần cùng cả nước đánh tan quân xâm lược Tống (1075 – 1077)

Tiêu biểu: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, nguyên phi Ỷ Lan.

b. Giáo dục:

– 1070, nhà Lý dựng Văn Miếu

– 1076, xây Quốc Tử Giám

c. Văn hoá:

Nhà Lý cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc tôn giáo:

– Chùa Một cột

Đền Hai Bà Trưng

Đền Bạch mã

Đền Linh lang

Đền Đồng Cổ

Tháp Báo Thiên

Hoạt động 4: 4. Kinh thành Thăng Long thời Trần:

Mục tiêu:Biết được quy hoạch và những thay đổi của Thăng Long thời Trần so với thời Lý

Phương pháp:Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

Phương tiện: Lược đồ Thăng Long thời Lý – Trần

Thời gian: 8 phút

Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thây và trò

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho Hs quan sát lược đồ : Thăng Long thời Lý – Trần.

? Thăng Long thời Lý được quy hoạch như thế nào ?

Gọi Hs đọc : « Các cửa thành….và Văn Hội Môn ». và đọc phần in nghiêng SGK tr 19

? Sự thay đổi của Thăng Long thời Trần ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV gợi ý bằng các câu gợi mở

? Nhìn lược đồ, em thấy qui mô, cấu trúc Thăng Long thời Trần có thay đổi gì so với thời Lý ? (Không thay đổi mấy, bởi nhà Trần không xây dựng mới mà chỉ tu bổ mở mang thêm).

? Nhà Trần đã tu bổ mở mang thêm như thế nào ?

? Sự biến đổi của Thăng Long thời Trần chủ yếu ở khu vực nào ? (Khu thị)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

– HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV chốt lại nội dung kiến thức mục 1

GV : Thăng Long thời Trần quy hoạch thành hai khu: Khu thành kiến thiết đô thị khá tinh tế. Khu thị chặt chẽ với 61 phường thủ công buôn bán chuyên môn hóa.

Trong 175 năm tồn tại nhà Trần không xây dựng mới và chỉ tu bổ mở mang thêm. Việc xây dựng tập trung cho khu Tức Mặc, Thiên Trường và nhiều hành cung khác. Năm 1230 sửa lại cung thất, thành Đại La. Năm 1243 đắp lại Long Thành rồi đổi tên là Phượng Thành. Xây thêm khu Sứ quán để đón tiếp nhà Nguyên…

Trần Phu (sứ giả nhà Nguyên) khi đến Thăng Long đã mô tả khu thành rất đẹp, rất kiên cố, các biển đề đều bằng vàng.

Để bảo vệ kinh thành này, nhân dân Thăng Long đã cùng nhân dân cả nước 3 lần thắng quân xâm lược Mông Nguyên

Gv dẫn từ sự suy yếu của nhà Trần tới sự thành lập của nhà Hồ

? Tại sao vào thời Hồ, Thăng Long được gọi là Đông Đô?

? Trong hoàn cảnh lịch sử nào Đông Đô lại được đổi thành Đông Quan?

? Tại sao nhà Minh lại đổi tên như vậy?(Âm mưu thôn tính và đồng hóa)

GV thông báo: Tháng 4 năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, định đô ở Đông Đô. Năm 1430 đổi tên Đông Đô thành Đông Kinh

4.Kinh thành Thăng Long dưới thời Trần.

* Quy hoạch: Gồm 2 khu:

– Khu thành: khu hành chính.

– Khu thị: khu dân cư

* Những thay đổi:

– Khu thành:

+ 1243, đắp lại Hoàng thành, đổi gọi là Long Phượng.

+ Các cung điện được mở rộng thêm: cung Quan Triều, cung Thánh Từ, điện Thiên An, điện Diên Hồng, điện Thọ Quang…

+ Xây dựng kiên cố, đẹp, tinh tế.

– Khu thị:

+ Bố trí thành phường tập trung theo ngành nghề sản xuất (có 61 phường)

+ Hệ thống giao thông nội thành được xây dựng với cảnh quan khá đẹp: đường Hoè Nhai, đường Liễu Nhai.

– 1400 Hồ Quý Ly lập ra triểu Hồ. Hồ Quý Ly dời đô về Thanh Hóa, gọi là Tây Đô.

Thăng Long ÒĐông Đô.

– 1407, Giặc Minh xâm lược và thống trị Đông Đô đổi thành Đông Quan.

– 1430 đổi tên Đông Đô

Ò Đông Kinh

Tham khảo thêm:   10 phim hay về dị nhân, thách thức trí tưởng tượng của người xem

Hoạt động 5: 5. Thăng Long ba lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên

Mục tiêu: Biết được thế mạnh của quân Mông Nguyên và kế sách, những trận đánh tiêu biểu của nhân dân Thăng Long

Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

Thời gian:8 phút

Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thây và trò

Dự kiến sản phẩm

Để bảo vệ kinh thành này, nhân dân Thăng Long đã cùng nhân dân cả nước 3 lần thắng quân xâm lược Mông Nguyên

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chỉ lược đồ giới thiệu về sức mạnh của quân Mông Cổ và giới thiệu : Trong vòng 30 năm quân Mông Cổ 3 lần xâm lược Đại Việt

?Hãy cho biết, trước khi xâm lược Đại Việt , thế và lực của quân Mông Cổ như thế nào ?

Thảo luận : ?Em hãy điểm lại thời gian, kế sách, những trận đánh lớn của nhân dân Thăng Long trong ba lần chống quân xâm lược Mông Nguyên ?

GV phát phiếu học tập và nêu yêu cầu thảo luận (phiếu học tập 2) học sinh làm ra bảng phụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV gợi ý bằng các câu gợi mở

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

– HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV hướng dẫn học sinh thảo luận .

?Giặc Mông Nguyên đánh chiếm Thăng Long 3 lần, cả 3 lần nhân dân Thăng Long đều thực hiện một kế sách “Vườn không nhà trống’’. Vậy kế sách này có tác dụng gi ?(Bảo toàn lực lượng)

Giáo viên tường thuật trận đánh Đông Bộ Đầu và kể về công lao của nhân dân Thăng long : Hi sinh mọi của cải vật chất, bỏ cả nhà cửa ruộng vườn thực hiện « vườn không nhà trống ». Đặc biệt là công lao của Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung và bà Lý Thị Châu Nương.

? Em biết gì về hai nhân vật này ? (Trần Thị Dung : Là vợ của thái sư Trần Thủ Độ chỉ đạo việc sơ tán các cung phi và gia đình các tướng, các quan lại về vùng sông Hoàng Giang (Lý Nhân – Nam Hà) bảo toàn lực lượng.

Lý Thị Châu Nương : Người làng Quế Võ → dược gọi là Bà chúa kho)

5. Thăng Long ba lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên

* Thế giặc : Mạnh, chủ động tấn công

* Ta :

– Thực hiện kế sách « Vườn không nhà trống » ®Bảo toàn lực lượng

– Phản công đuổi giặc :

Các trận đánh tiêu biểu :

+ Đông Bộ Đầu

+ Phường Giang Khẩu

+ Nam Thăng Long ® Giải phóng kinh thành

Hoạt động 6: 6. Giáo dục, văn hoá thời Trần – Hồ

Mục tiêu: Biết được thế mạnh của quân Mông Nguyên và kế sách, những trận đánh tiêu biểu của nhân dân Thăng Long

Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

Thời gian:8 phút

Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thây và trò

Dự kiến sản phẩm

Thăng Long không chỉ chiến đấu giỏi mà Thăng Long còn là một trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục của cả nước

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Hs đọc thông tin SGK thảo luận nhóm

Nhóm 1,2: Tình hình giáo dục thời Trần, Hồ

Nhóm 3,4: Tình hình văn hoá thời Trần., Hồ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV gợi ý bằng các câu gợi mở

? Giáo dục, thi cử của Thăng Long thời Trần được tổ chức như thế nào?
? Kể tên một số danh nhân thời Trần mà em biết ?

HS đọc « Vua Trần Anh Tông … về cung »

? Trong thị dân thời Trần xuất hiện lối sống gì khác thời Lý ? (Buôn bán, vui chơi hấp dẫn cả tầng lớp vua quan)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

Đại diện nhóm trình bày,

Nhóm phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm bạn

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV : Các khoa thi ở Thăng Long được tổ chức đều đặn hơn, tầng lớp nho sinh được trọng dụng. Nhà Trần định rõ 7 năm một khoa, đặt ra Tam Khôi, điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điển mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy, so với nhà Lý thịnh trị hơn nhiều… Thăng Long là nơi hội tụ của nhiều nhà văn hóa lớn của đất nước.

? Vì sao Thăng Long là nơi hội tụ của các danh nhân ? (Có viện Quốc học – Nơi các nho sĩ giảng học ngũ kinh)

GV : Nhân dân Thăng Long rất ưu thích dời sống sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, chèo, tuồng, múa rối…

Như vậy đời sống sinh hoạt văn hóa Thăng Long rất phong phú, nhộn nhịp tập trung và những ngày lễ hội mùa xuân, lễ hội đền Đồng Cổ… và là nơi tụ hội của các danh nhân.

6. Giáo dục, văn hoá thời Trần – Hồ.

– Giáo dục :

+ Quy củ, chặt chẽ.

+ Hội tụ nhiều nhà văn hoá (Chu Văn An, Trần Quốc Tuấn…)

+ Đề cao văn hóa dân tộc, chữ Nôm phát triển.

+ Cải cách văn hóa của Hồ Qúy Ly không hợp lòng dân

– Sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc

Tham khảo thêm:   Soạn bài Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích - Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 28 sách Cánh Diều tập 1

3.3. Hoạt động luyện tập:

– Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức mới

– Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập số 1. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

b) Hoạt động

* Hoạt động 1: Thảo luận về giá trị của các di chỉ khảo cổ học ở Hà Nội

– GV tổ chức thảo luận theo nhóm. Các nhóm trả lời các câu hỏi:

+ Sự tiếp nối của các nền văn hoá qua các di chỉ khảo cổ học ở Hà Nội từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn nói lên điều gì về lịch sử Hà Nội?

+ Hiện nay, một số di tích khảo cổ học ở Hà Nội chưa được khai thác hết giá trị, có di tích bị xâm phạm nghiêm trọng do quá trình xây dựng và đô thị hóa (như di tích Vườn Chuối). Vậy em có đề xuất gì để bảo vệ và khai thác được hết giá trị của các di tích?

– Hết thời gian thảo luận, các nhóm trả lời câu hỏi.

– GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận để tìm hiểu kĩ hơn về nhiệm vụ học tập.
Thông tin thêm cho HS:

Các di chỉ khảo cổ học ở Hà Nội có giá trị to lớn đối với lịch sử Hà Nội nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Các di chỉ khẳng định sự cư trú lâu dài và liên tục của cư dân Hà Nội từ thời kì văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn. Đứng trước nguy cơ bị xâm phạm nghiêm trọng của di chỉ Vườn Chuối, nhiều nhà khoa học đã kiến nghị nên khoanh vùng bảo vệ, giữ lại một phần di chỉ khảo cổ này để làm công viên khảo cổ. Các cấp chính quyền địa phương cần hỗ trợ trong việc bảo vệ khu di tích này trước nguy cơ bị xâm phạm, hạn chế các hoạt động xây dựng ở khu vực này, đồng thời khẩn trương làm hồ sơ xếp hạng cho di tích Vườn Chuối.

* Hoạt động 2: Thảo luận về ý nghĩa của việc Ngô Quyền định đô tại Cổ Loa (thế kỉ X) đối với lịch sử Hà Nội.

GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để trả lời câu hỏi.

Thông tin thêm cho HS:

Cổ Loa là mảnh đất đã hai lần được chọn làm Kinh đô, đó là Kinh đô nước Âu Lạc thời An Dương Vương và Kinh đô của triều Ngô. Ngô Quyền xưng vương, đặt trăm quan, định ra triều nghi phẩm phục, đóng đô ở Cổ Loa với ý nghĩa phục hồi lại quốc thống. Chọn đóng đô tại Cổ Loa, Ngô Quyền đã khôi phục vị trí trung tâm chính trị của đất nước là vùng đất Hà Nội. Sự kiện Ngô Quyền dựng nước, xưng vương, định đô ở Cổ Loa đã kết thúc hơn 1 000 năm Bắc thuộc của dân tộc, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam, từ đó đưa dân tộc ta bước vào thời kì xây dựng trên quy mô lớn và hoàn toàn tự chủ.

3.4. Vận dụng

a) Mục đích

– HS vận dụng được những kiến thức đã học trong bài để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

– HS tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình liên quan đến kiến thức đã học trong chủ đề, thực hiện được các hoạt động và trải nghiệm phù hợp với bản thân trong cuộc sống.

b) Hoạt động

* Hoạt động 1: Dự án học tập về các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Hà Nội thời kì trước thế kỉ X
GV chia lớp thành 3 nhóm theo dự án học tập được phân công ít nhất một tuần trước tiết học.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Hai Bà Trưng;

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về Phùng Hưng;

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về Ngô Quyền.

– GV giao nhiệm vụ mỗi nhóm tìm hiểu về nhân vật lịch sử theo gợi ý trong phiếu học tập:

TÊN NHÂN VẬT LỊCH SỬ

– Thông tin cá nhân: tên tuổi, quê quán,…

– Bối cảnh lịch sử:

– Tóm tắt cuộc khởi nghĩa:

– Công lao đối với lịch sử:

– Những câu chuyện, hình ảnh liên quan:

– Về hình thức trình bày, GV khuyến khích các cách trình bày sáng tạo của HS.

HS có thể lựa chọn trình bày thông qua sơ đồ tư duy, làm poster, tranh vẽ, bộ sưu tập ảnh kèm thuyết minh,…

– Đến ngày thuyết trình, các nhóm sẽ lần lượt trình bày sản phẩm của mình.

– GV tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét, phản hồi để tìm hiểu sâu hơn về các nhân vật lịch sử và mối liên hệ đối với lịch sử Hà Nội giai đoạn này.

3.5. Tổng kết và đánh giá (3–5 phút)

GV thiết kế một số câu hỏi trắc nghiệm để thực hiện phần tổng kết và đánh giá.

GV có thể thiết kế thành các phiếu học tập hoặc tổ chức thành một cuộc thi nhỏ.

Khuyến khích GV thiết kế thêm những câu hỏi trắc nghiệm khác.

Minh họa một số câu hỏi trắc nghiệm:

1. Cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm, cư dân sống ở vùng đất Hà Nội bắt
đầu biết sử dụng đồ đồng?

A. 1 000 năm
B. 2 000 năm
C. 3 000 năm
D. 4 000 năm

2. Vào thời kì Bắc thuộc, Hà Nội thuộc?

A. quận Giao Chỉ.
B. quận Cửu Chân.
C. quận Nhật Nam.
D. quận Giao Châu.

3. Cổ Loa được chọn làm kinh đô vào những thời kì nào?

A. Văn Lang.
B. Văn Lang – Âu Lạc.
C. Âu Lạc và nhà Ngô.
D. Nhà Ngô.

Đáp án: 1. D; 2. A; 3. C.

……………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm Giáo án giáo dục địa phương 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2023 – 2024 (Cả năm) KHBD Giáo dục địa phương 7 (Hà Nội, Thái Nguyên, Bình Dương) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *