Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 2345/BGDĐT-GDTH Kế hoạch giáo dục trường Tiểu học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn 2345/BGDĐT-GDTH hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học.

Việc ban hành hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Chính vì thế từ năm học 2021 mọi giáo án dạy học, kế hoạch dạy học đều được biên soạn theo Công văn 2345/BGDĐT-GDTH. Bên cạnh đó các thầy cô tham khảo thêm phụ lục Công văn 2345/BGDĐT-GDTH.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2345/BGDĐT-GDTH
V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2021

Kính gửi:

– Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố;
– Sở Giáo dục – Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu.

Thực hiện Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học, Bộ GDĐT hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

b) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

2. Yêu cầu

a) Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học linh hoạt, chủ động, hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, điều kiện thực hiện của mỗi nhà trường.

b) Kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thời gian năm học của địa phương và các chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.

II. NỘI DUNG

1. Kế hoạch giáo dục của nhà trường

a) Kế hoạch giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành.

b) Hằng năm, trên cơ sở kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học của các cấp có thẩm quyền, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo Phụ lục 1 và đảm bảo các nội dung sau:

– Kế hoạch thời gian tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học tự chọn, đảm bảo tổng số tiết/năm học được quy định trong chương trình cấp tiểu học; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế tại nhà trường, đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

– Đối với các hoạt động giáo dục củng cố, tăng cường, hoạt động theo nhu cầu người học được tổ chức theo hình thức trải nghiệm, tham quan, hoạt động xã hội, tìm hiểu văn hóa địa phương,…, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện phù hợp với kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể của nhà trường; tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học, phát huy năng lực đã đạt được trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn.

– Kế hoạch giáo dục của nhà trường được ban hành và báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 31 tháng 8 hằng năm.

2. Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục

a) Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục là kế hoạch thực hiện chương trình môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp đảm bảo hiệu quả theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh.

b) Hằng năm, Hiệu trưởng ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch thời gian này để tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo Phụ lục 2; đảm bảo giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học liệu và thiết bị dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp đánh giá; xây dựng phân phối chương trình dạy học phù hợp với tình hình thực tế.

3. Kế hoạch bài dạy

a) Kế hoạch bài dạy do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học/bài học/chủ đề nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng lực, phẩm chất cần thiết.

b) Căn cứ vào kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục được tổ chuyên môn thống nhất đề xuất và đã được Hiệu trưởng phê duyệt, giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy theo Phụ lục 3.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở GDĐT ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện của địa phương; kịp thời khen thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhằm tạo sự lan toả tích cực việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường tại địa phương.

2. Phòng GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường tại các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn; kịp thời có hình thức khen thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời phát hiện khó khăn và có các biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn phù hợp để thực hiện hiệu quả; tổng hợp ý kiến của các cơ sở giáo dục tiểu học về các nội dung liên quan và báo cáo Sở GDĐT trong quá trình thực hiện.

3. Cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; phê duyệt kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; kịp thời phát hiện khó khăn và có các biện pháp xử lý phù hợp, linh hoạt để thực hiện hiệu quả, tổng hợp ý kiến của các tổ chuyên môn và báo cáo Phòng GDĐT trong quá trình thực hiện tại đơn vị.

Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo Phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình cấp tiểu học triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hướng dẫn này từ năm học 2021-2022; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ GDĐT (Vụ Giáo dục Tiểu học, email: [email protected]) trước ngày 30 tháng 6 hằng năm./.

Tham khảo thêm:   Bảng giá dịch vụ khám bệnh không BHYT mới nhất Khung giá dịch vụ khám chữa bệnh theo Thông tư 14/2019/TT-BYT

Nơi nhận:
– Như trên;

– Bộ trưởng (để b/c);
– Các Thứ trưởng (để p/h c/đ);
– Các Cục, Vụ, Viện KHGDVN;
– Lưu: VT, Vụ GDTH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

Năm học 20… – 20…

A. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Hiệu trưởng tổ chức thực hiện một số nội dung như sau:

– Trên cơ sở kế hoạch thời gian năm học do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và ban hành; căn cứ vào điều kiện thực tế thời gian trong năm học (các ngày nghỉ lễ theo quy định trùng vào các ngày học, các ngày nghỉ khác vì lý do bất khả kháng nếu có…), tổ chức họp các thành phần liên quan thảo luận xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học1.

– Tổ chức họp Hội đồng trường đánh giá những thuận lợi, khó khăn và những yếu tố đặc điểm của địa phương tác động đến việc thực hiện chương trình giáo dục cấp tiểu học tại nhà trường; điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình của nhà trường; xác định các nội dung giáo dục, hình thức tổ chức phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục để liên hệ với tổ chức, đơn vị, cá nhân, gia đình học sinh cùng phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục và tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn2; xây dựng phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục3 và các hoạt động giáo dục tập thể và theo nhu cầu người học4.

– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (chương trình tổng thể và chương trình môn học); nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp tiểu học; các chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trong năm học và kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của nhà trường đã ban hành; giao nhiệm vụ giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục trong năm học.

– Tổng hợp kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục từ các tổ bộ môn (theo khối lớp); xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, tổ chức lấy ý kiến các thành phần liên quan, hoàn thiện văn bản báo cáo Hội đồng trường theo quy định; ký ban hành kế hoạch giáo dục của nhà trường trước ngày 31 tháng 8 hàng năm để tổ chuyên môn, giáo viên và các tổ chức cá nhân có liên quan làm căn cứ tổ chức thực hiện.

– Báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định, tổ chức tuyên truyền rộng rãi, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch; giám sát, kiểm tra, đánh giá và bổ sung điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường trong quá trình thực hiện.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhà trường tham khảo nội dung phần B dưới đây để xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục cho phù hợp với tình hình thực tế, thuận lợi cho quá trình thực hiện và đảm bảo khoa học, hiệu quả.

B. KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch (Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học; hướng dẫn nhiệm vụ năm học cấp tiểu học; Kế hoạch thời gian năm học do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và ban hành; các chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trong năm học,…)

II. Điều kiện thực hiện chương trình năm học 20…20… (đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương tác động đến các hoạt động giáo dục của nhà trường trong năm học; đánh giá những thuận lợi, khó khăn và những yếu tố tác động từ đặc điểm địa phương đến việc tổ chức thực hiện chương trình cấp tiểu học; điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường)

1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương

2. Đặc điểm tình hình nhà trường năm học 20… – 20…

2.1. Đặc điểm học sinh của trường

Khái quát về tình hình học sinh của nhà trường, trong đó có số liệu đối với mỗi khối lớp như: số lớp; tổng số học sinh; số lượng về học sinh nữ; học sinh dân tộc; học sinh được học 2 buổi/ngày; học sinh khuyết tật; học sinh có hoàn cảnh khó khăn; học sinh bán trú; tỷ lệ học sinh/lớp;…

2.2. Tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý

Khái quát về tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý, trong đó có số liệu về tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên; tỷ lệ nữ; tỷ lệ giáo viên/lớp; số lượng theo trình độ đào tạo (tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, dưới cao đẳng).

2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; điểm trường, lớp ghép; cơ sở vật chất thực hiện bán trú, nội trú

Khái quát về tình hình cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, điểm trường, lớp ghép, trong đó có số liệu về số phòng học; số phòng chức năng; tên điểm trường, số lớp ghép, trình độ lớp ghép, số học sinh (nếu trường có điểm trường); cơ sở vật chất thực hiện bán trú, nội trú (nếu thực hiện).

III. Mục tiêu giáo dục năm học 20…20… (Mức độ học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực; số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường…)

1. Mục tiêu chung

2. Chỉ tiêu cụ thể (Chỉ tiêu về phẩm chất, năng lực học sinh sẽ đạt được sau khi kết thúc một năm học đối với từng khối lớp; số lượng, chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục nhà trường cam kết thực hiện trong năm học)

IV. Tổ chức các môn học và hoạt động giáo dục trong năm học (Tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình cấp tiểu học)

1. Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục (tham khảo Phụ lục 1.1)

2. Các hoạt động giáo dục tập thể và theo nhu cầu người học

2.1. Các hoạt động giáo dục tập thể thực hiện trong năm học (tham khảo Phụ lục 1.2)

2.2. Tổ chức hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày, theo nhu cầu người học và trong thời gian bán trú tại trường (trong trường hợp có học sinh bán trú) (tham khảo Phụ lục 1.3)

3. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đối với các điểm trường (Khái quát tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đối với các điểm trường (nếu có)).

4. Khung thời gian thực hiện chương trình năm học 20..20…5 và kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục (Đối với các lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình quy định, Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng đảm bảo tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; tối thiểu là 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần.)

Thực hiện Quyết định số…./QĐ-UBND ngày …./… /20… của Chủ tịch UBND tỉnh …. về Kế hoạch thời gian năm học …….. cụ thể đối với giáo dục tiểu học:

Ngày tựu trường: Thứ….., ngày …../8/20…..

Ngày khai giảng: ngày 05/9/20…..

Học kỳ I: Từ ngày …/9/20… đến trước ngày …/…/20… (gồm …. tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác).

Học kỳ II: Từ ngày …./…/20…. đến trước ngày …/…/20… (gồm … tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác).

Ngày bế giảng năm học: Từ ngày …/…/20….

Căn cứ vào các quy định khác có liên quan đến thời gian của các cấp có thẩm quyền (quy định về lịch sinh hoạt chuyên môn trong tuần, tháng; sinh hoạt cụm chuyên môn…).

Căn cứ vào điều kiện thực tế thời gian trong năm học (các ngày nghỉ lễ theo quy định trùng vào các ngày học, phải có kế hoạch học bù, các ngày nghỉ khác vì lý do bất khả kháng nếu có…)

Tại trường Tiểu học…….. thời gian thực hiện chương trình năm học 20..20.. cụ thể như sau:

4.1. Đối với khối lớp 1

a) Thời gian tổ chức các hoạt động giáo dục theo tuần/tháng trong năm học và số lượng tiết học các môn học, hoạt động giáo dục thực hiện theo tuần trong năm học. (tham khảo Phụ lục 1.4)

b) Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục khối lớp 1 (tham khảo Phụ lục 2)

4.2. Đối với khối lớp 2 (và các lớp khác thực hiện tương tự như đối với khối lớp 1)

V. Giải pháp thực hiện

1. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (trong thẩm quyền và nhiệm vụ của Hiệu trưởng)

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Progress Review 3 Soạn Anh 6 trang 82, 83, 84, 85 sách Chân trời sáng tạo

2. Thực hiện công tác đội ngũ (số lượng, chất lượng, trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp, …)

3. Thực hiện quy chế sinh hoạt chuyên môn

4……..

VI. Tổ chức thực hiện

1. Hiệu trưởng

2. Phó Hiệu trưởng

3. Tổ trưởng chuyên môn

4. Tổng phụ trách đội

5. Giáo viên chủ nhiệm

6. Giáo viên phụ trách môn học

7. Nhân viên


Nơi nhận:
……….
Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

Phụ lục 1.1. Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục

TT

Hoạt động giáo dục

Số tiết lớp 1

Số tiết lớp 2

Số tiết lớp 3

Số tiết lớp 4

Số tiết lớp 5

Tổng

HK1

HK2

Tổng

HK1

HK2

Tổng

HK1

HK2

Tổng

HK1

HK2

Tổng

HK1

HK2

1. Môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc

1

Tiếng Việt

2

Toán

….

….

2. Môn học tự chọn

1

Tiếng dân tộc thiểu số

2

Ngoại ngữ 1 (lớp 1, 2)

3. Hoạt động củng cố, tăng cường(Số tiết tăng cường buổi học thứ 2 của mỗi môn học và HĐGD với hình thức linh hoạt)

1

….

2

TỔNG

Ghi chú:

– Đối với phần “Môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc” tại cột “Hoạt động giáo dục”, ghi lần lượt các môn học sẽ thực hiện trong năm học;

– Đối với phần “Môn học tự chọn” tại cột “Hoạt động giáo dục”, ghi lần lượt các môn học tự chọn sẽ thực hiện trong năm học;

– Đối với phần “Hoạt động củng cố, tăng cường” tại cột “Hoạt động giáo dục”, ghi lần lượt các hoạt động như: Hoạt động tự học có hướng dẫn, các hoạt động giáo dục với nhóm lớp linh hoạt theo sở thích và năng lực…; tham quan, hoạt động xã hội; tìm hiểu văn hóa địa phương theo nhu cầu và tự nguyện; các hoạt động tập thể khác; ….

Phụ lục 1.2. Các hoạt động giáo dục tập thể thực hiện trong năm học

Tháng

Chủ điểm

Nội dung trọng tâm

Hình thức tổ chức

Thời gian thực hiện

Người thực hiện

Lực lượng cùng tham gia

Tháng …

Ghi chú: Căn cứ vào các điều kiện thực tế, nhà trường có thể lựa chọn các chủ điểm: Truyền thống nhà trường; Nhớ ơn Bác Hồ; Hoạt động trải nghiệm… và ghi vào cột “Chủ điểm”.

Phụ lục 1.3. Tổ chức hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thc trong ngày, theo nhu cầu người học và trong thời gian bán trú tại trường (trong trường hợp có học sinh bán trú)

STT

Nội dung

Hoạt động

Đối tượng/quy mô

Thời gian

Địa điểm

Ghi chú

1

2

Ghi chú: Căn cứ vào các điều kiện thực tế, nhà trường có thể lựa chọn các hoạt động: như: Hoạt động đọc sách tại thư viện, vui chơi tự do của học sinh trong khuôn viên nhà trường; Câu lạc bộ sở thích, năng khiếu tự nguyện; Tổ chức ăn, nghỉ; Tổ chức các hoạt động giáo dục trước/trong/sau thời gian học sinh ăn, nghỉ;… và ghi vào cột “Nội dung”.

Phụ lục 1.4. Thời gian tổ chức các hoạt động giáo dục theo tuần/tháng trong năm học và số lượng tiết học các môn học, hoạt động giáo dục thực hiện theo tuần
Năm học 20….20… đối với khối lớp

TUN…

THỜI GIAN

Ngày/tháng

Ngày/tháng

Ngày/tháng

Ngày/tháng

Ngày/tháng

Ngày/tháng

Ngày/tháng

Điều chỉnh kế hoạch Tuần

Buổi

Tiết học

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Chủ nhật

Sáng

1

– Kế hoạch dạy bù đối với các ngày nghỉ lễ theo quy định hoặc các ngày nghỉ khác vì lý do bất khả kháng.6

– Điều chỉnh kế hoạch đối với các ngày tổ chức hoạt động tập thể quy mô lớn ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học của toàn trường hoặc khối lớp.

2

3

4

Chiều

5

6

7

Tổng số tiết/tuần

TỔNG HỢP

TT

Nội dung

Số lượng tiết học

Ghi chú

1

Tiếng Việt

2

Toán

Môn học tự chọn

Hoạt động tập thể

Hoạt động củng cố tăng cường

Hoạt động theo nhu cầu người học

….

Sinh hoạt chuyên môn

Các ngày nghỉ trong năm

Tổng số tiết học kỳ I

Tổng số tiết học kỳ II

Ghi chú:

– Tại mỗi ô tương ứng với tiết học với thứ/ngày trong tuần, cần ghi rõ các nội dung như: Lên lớp (tổ chức dạy học các môn học hoạt động giáo dục theo tiết); hoạt động tập thể (hoạt động chào cờ đầu tuần, sinh hoạt theo chủ đề chủ điểm với quy mô lớn); sinh hoạt chuyên môn (sinh hoạt chuyên môn theo quy định của Điều lệ trường tiểu học); hoạt động củng cố tăng cường; hoạt động theo nhu cầu người học…;

– Trường hợp cả ngày thứ trong tuần cùng thể hiện một nội dung, có thể ghi như sau: nghỉ lễ, sinh hoạt chuyên đề…, chẳng hạn: Nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương; Sinh hoạt chuyên đề ngày 20/11,…

– Giáo viên chủ nhiệm lớp dựa vào khung kế hoạch thời gian này để xây dựng phân phối chương trình, thời khóa biểu cụ thể theo ngày/tuần/tháng cho lớp mình phụ trách phù hợp với điều kiện thực tế.

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHỐI LỚP …

Năm học 20…-20…

A. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

1. Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện các nội dung sau:

– Nghiên cứu chương trình môn học, hoạt động giáo dục8; nghiên cứu sách giáo khoa sử dụng tại nhà trường, các sách giáo khoa khác thực hiện môn học, hoạt động giáo dục có trong danh mục được Bộ GDĐT phê duyệt9 để chọn các nội dung phù hợp, thực hiện tích hợp, bổ sung, xây dựng chủ đề dạy học đưa vào kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục; nghiên cứu kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện các môn học, hoạt động giáo dục của các cấp có thẩm quyền và các quy định khác có liên quan của Hiệu trưởng nhà trường (nếu có).

– Nghiên cứu điều kiện tổ chức dạy học môn học, hoạt động giáo dục gồm: đội ngũ giáo viên, nguồn học liệu, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn (nếu có); nội dung giáo dục địa phương, … chủ đề hoạt động giáo dục tập thể, nội dung thực hiện tích hợp liên môn và các điều kiện đảm bảo khác có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục môn học, hoạt động giáo dục trong năm học tại nhà trường.

– Việc xây dựng kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục cần đảm bảo phát huy vai trò từng cá nhân, tính tương tác, hợp tác các thành viên trong tổ để đảm bảo tính liên thông giữa các môn học và hoạt động giáo dục.

2. Tổ trưởng chuyên môn giao nhiệm vụ cho giáo viên trong tổ xây dựng dự thảo kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục; tổng hợp xây dựng dự thảo kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo khối lớp; tổ chức trao đổi, thảo luận giữa các thành viên tổ chuyên môn về dự thảo kế hoạch; hoàn thiện dự thảo kế hoạch trình Hiệu trưởng phê duyệt theo khối lớp.

3. Giáo viên chủ động nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và các nội dung liên quan khác; tìm hiểu về đặc điểm đối tượng học sinh gồm: các đặc điểm về vùng miền; hoàn cảnh gia đình của học sinh; chất lượng học tập lớp dưới (dựa vào hồ sơ bàn giao chất lượng giáo dục)…; lập kế hoạch dạy học cho môn học, hoạt động giáo dục mình phụ trách, phù hợp điều kiện thực tiễn10. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp lập kế hoạch giáo dục cho lớp học mình phụ trách theo ngày/tuần/tháng phù hợp với kế hoạch chung của toàn khối, toàn trường. Tổng phụ trách đội dự thảo kế hoạch hoạt động, thống nhất với tổ chuyên môn, giáo viên làm công tác chủ nhiệm về hình thức và nội dung tiết Sinh hoạt dưới cờ để thực hiện trong toàn trường.

4. Tổ chuyên môn xác định những chủ đề/bài học có những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung (nếu có); tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học môn học, hoạt động giáo dục theo kế hoạch; giám sát, kiểm tra, đánh giá và đề xuất điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục trong quá trình thực hiện.

5. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhà trường tham khảo nội dung phần B dưới đây để xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp với tình hình thực tế, đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, thuận lợi trong quá trình thực hiện và đảm bảo khoa học, hiệu quả.

B. KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch (chương trình môn học, hoạt động giáo dục, sách giáo khoa sử dụng tại nhà trường, các sách giáo khoa khác thực hiện môn học có trong danh mục được Bộ GDĐT phê duyệt, kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học của nhà trường, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện các môn học của các cấp có thẩm quyền…)

Tham khảo thêm:   Tin học lớp 4 Bài 1: Em tìm hiểu phần mềm luyện gõ bàn phím Giải Tin học lớp 4 Cánh diều trang 52, 53

II. Điều kiện thực hiện các môn học, hoạt động giáo dục (đội ngũ giáo viên, đặc điểm đối tượng học sinh, nguồn học liệu, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn (nếu có); các nội dung về: giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông, chủ đề hoạt động giáo dục tập thể, nội dung thực hiện tích hợp liên môn,…)

III. Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục

1. Môn học, hoạt động giáo dục (môn 1)

Tuần, tháng

Chương trình và sách giáo khoa

Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có)
(Những điều chỉnh về nội dung, thời lượng, thiết bị dạy học và học liệu tham khảo; xây dựng chủ đề học tập, bổ sung tích hợp liên môn; thời gian và hình thức tổ chức…)

Ghi chú

Chủ đề/ Mạch nội dung

Tên bài học

Tiết học/ thời lượng

2. Môn học, hoạt động giáo dục (môn 2)

…….

IV. Tổ chức thực hiện

1. Giáo viên (Giáo viên phụ trách môn học, giáo viên chủ nhiệm).

2. Tổ trưởng (Khối trưởng).

3. Tổng phụ trách đội.

Tổ trưởng

Hiệu trưởng

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

A. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

1. Kế hoạch bài dạy11 do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học/bài học/chủ đề (sau đây gọi chung là bài học) nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu cần đạt. Kế hoạch bài dạy được giáo viên thực hiện chủ động, linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học, hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất; được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện tổ chức dạy học.

2. Giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; kế hoạch giáo dục của nhà trường; kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; sách giáo khoa, thiết bị dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy gồm: Yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học cần chuẩn bị, hoạt động dạy học chủ yếu, điều chỉnh sau bài dạy, cụ thể như sau:

a) Yêu cầu cần đạt của bài học: Trên cơ sở yêu cầu cần đạt của mạch nội dung được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên chủ động sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu để xác định yêu cầu cần đạt của bài học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm nhà trường, địa phương. Yêu cầu cần đạt của bài học cần xác định rõ: Học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.

b) Đồ dùng dạy học: Các đồ dùng cần chuẩn bị để tổ chức dạy học bài học.

c) Hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên chủ động tổ chức hoạt động dạy học linh hoạt, sáng tạo, đa dạng theo tính chất bài học (bài kiến thức mới; thực hành, ôn tập), đặc điểm môn học, hoạt động giáo dục và phù hợp đối tượng học sinh.

– Hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động mở đầu (khởi động, kết nối); hình thành kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá; phân tích, hình thành kiến thức mới); hoạt động luyện tập, thực hành và hoạt động vận dụng, ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tế. Các hoạt động học tập (kể cả hoạt động tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn) của học sinh, tùy theo mục đích, tính chất của mỗi hoạt động, được tổ chức làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp; đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập hay trải nghiệm thực tế.

– Hoạt động của giáo viên: tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển; thực hiện nhận xét, đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

d) Điều chỉnh sau bài dạy: Giáo viên ghi những điểm cần rút kinh nghiệm sau khi thực hiện kế hoạch bài dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các bài học sau: Nội dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tổ chức dạy học; nội dung tâm đắc tổ chức dạy học hiệu quả để trao đổi thảo luận khi tham gia sinh hoạt chuyên môn.

3. Giáo viên thực hiện lưu trữ kế hoạch bài dạy theo hình thức phù hợp, khoa học và báo cáo tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường khi có yêu cầu; có thể sử dụng kế hoạch bài dạy xây dựng từ năm học trước để thực hiện bổ sung, điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, để tổ chức dạy học hiệu quả. Tổ trưởng chuyên môn quản lý kế hoạch bài dạy theo nguyên tắc giảm nhẹ áp lực hành chính; đảm bảo hình thức khoa học, thuận lợi, hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trên cơ sở đánh giá đúng thực chất và tôn trọng, động viên tinh thần đổi mới, sáng tạo của giáo viên.

4. Khi tổ chức hoạt động dạy học (thực hiện Kế hoạch bài dạy), giáo viên cần chú ý một số nội dung sau:

a) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở việc nêu vấn đề, hướng dẫn cách thực hiện và yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú học tập của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

b) Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không “bỏ quên” học sinh nào.

c) Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

d) Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

5. Trong quá trình thực hiện, giáo viên tham khảo khung kế hoạch bài dạy trong phần B dưới đây để xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với tình hình thực tế, đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, thuận lợi trong quá trình thực hiện, đảm bảo khoa học, linh hoạt và hiệu quả.

B. KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn học/hoạt động giáo dục ……………………………………………………; lớp …………..

Tên bài học: ………………………………………………………………….……; số tiết: ………

Thời gian thực hiện: ngày…tháng…năm…(hoặc từ …/…/… đến …/…/…)

1. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.

2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

– Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối.

– Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới).

– Hoạt động Luyện tập, thực hành.

– Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (nếu có).

4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 2345/BGDĐT-GDTH Kế hoạch giáo dục trường Tiểu học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *