Bạn đang xem bài viết ✅ Tóm tắt một số tác phẩm văn học lớp 9 Tóm tắt tác phẩm văn học lớp 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tóm tắt một số tác phẩm văn học lớp 9 giúp các em nắm được toàn bộ nội dung chính, biết cách thâu tóm những ý chính, quan trọng nhất của các tác phẩm: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Sang thu, Nói với con, Viếng lăng bác…

Đoàn thuyền đánh cá

Sau khi nắm được nội dung chính của tác phẩm, các em sẽ dàng phân tích, nêu cảm nhận của bản thân mình về tác phẩm đó. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm Hoàn cảnh sáng tác, Ý nghĩa nhan đề của các tác phẩm Ngữ văn 9, để ôn thi vào lớp 10 năm 2023 – 2024 hiệu quả hơn.

1. Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện kể về Vũ Thị Thiết, một người phụ nữ đẹp người đẹp nét, lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú. Hạnh phúc chưa được bao lâu, Trương Sinh đã phải đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ. Chẳng lâu sau, Vũ Nương hạ sinh một bé trai kháu khỉnh và đặt tên là Đản. Vũ Nương hết lòng chăm sóc mẹ chồng như mẹ ruột của mình. Người mẹ vì thương nhớ con nên mẹ Trương Sinh bị bệnh qua đời. Một mình Vũ nương tảo tần nuôi con nhỏ.

Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình ở nhà thất tiết. Vũ Nương bị oan, hết lời giả bày nhưng Trương Sinh không nghe. Quá ức uất, nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Thương Vũ Nương hàm oan, Linh Phi đã cứu nàng và cho về ở nơi động rùa dưới thủy cung. Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan.

Phan Lang, một người cùng làng, do cứu Linh Phi nên khi chạy nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thuỷ cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng. Trương Sinh nghe lời lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện nói lời từ biệt rồi biến mất.

2. Hoàng Lê nhất thống chí

Lê Chiêu Thống vì muốn đòi lại ngôi vua đã sang cầu viện nhà Thanh. Nắm được thời cơ, nhà Thanh lấy cớ khôi phục nhà Lê nhưng thực chất là nhân cơ hội này đem quân xâm chiếm nước ta. Khi Tôn Sĩ Nghị, thống lĩnh quân Thanh, kéo quân sang xâm chiếm nước ta, chúng vào Thăng Long như vào chỗ không người nên binh tướng đều kiêu căng, buông tuồng. Ở triều đình vua Lê, người cung nhân trò chuyện với thái hậu tỏ ý không tin tưởng Tôn Sĩ Nghị và khiếp sợ uy danh của Nguyễn Huệ. Lê Chiêu Thống phải đến dinh của Nghị xin xuất quân bình định phương Nam nhưng Nghị không chịu, hẹn đến mùng 6 Tết.

Khi nghe tin quân Thanh kéo vào thành Thăng Long, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận, định cầm quân đi ngay. Các tướng lĩnh ngăn cản, cho rằng thời cơ chưa đến và khuyên Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, chính ngôi để an định lòng dân. Ngày 25 tháng Chạp năm 1788, Nguyễn Huệ lập đàn trên núi Bân, tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Quang Trung, rồi kéo quân ra Bắc. Đến Nghệ An, vua cho tuyển thêm binh lính rồi bản hịch chiêu dụ quân sĩ. Đến Tam Điệp, vua tha tội lui quân của Sở và Lân, khen chiến thuật rút quân của Ngô Thời Nhậm.

Sau khi sửa lễ và cúng tế, ngày 30 tháng chạp, vua chia 5 đạo quân cùng tiến ra Bắc. Với chiến lược thần tốc, quân Tây Sơn tiến công như vũ bão. Ngày 30 tháng giêng chiếm Hà Hồi, ngày 5 chiến Ngọc Hồi, thái thú Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến chiếm Thăng Long, quân Thanh đại bại. Tôn Sĩ Nghị đang vui say yến tiệc, nghe cấp báo sợ mất mật chạy về hướng Bắc. Vua Lê cùng tuỳ tùng chạy theo Tôn Sĩ Nghị.

3. Phong cách Hồ Chí Minh

Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa các nước và thành thạo nhiều thứ tiếng khác nhau: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Nhưng những nét văn hóa quốc tế ấy vẫn không làm ảnh hưởng đến nhân cách của một con người đậm chất Việt Nam với lối sống giản dị. Từ cuộc sống hằng ngày đến cách làm việc. Nếp sống giản dị và thanh đạm ấy giống như các vị danh nho thời xưa và hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, làm cho mình khác người. Đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần của Bác.

4. Truyện Kiều

Thuý Kiều, con gái đầu lòng của gia đình Vương Viên ngoại, là một cô gái tài sắc vẹn toàn. Nàng có cô em gái tên là Thúy Vân, tài sắc cũng bậc hơn người và một em trai là vương Quan rất khôi ngô, tuấn tú. Nhân tiết thanh minh, ba chị em đi chơi xuân và gặp Kim Trọng. Kim Trọng dọn đến trọ học ở mé sau vườn nhà Thuý Kiều. Nhờ đó, hai người có dịp gặp nhau để thổ lộ tình yêu và thề nguyền đính ước.

Ngay sau ngày Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú, gia đình Thúy Kiều bỗng bị vu oan, Vương ông và Vương Quan bị quan phủ bắt giam. Kiều phải bán mình chuộc cha và em sau khi nhờ Thuý Vân nối duyên mình với Kim Trọng. Mã Giám Sinh mua Kiều rồi lừa bán cho Tú Bà, một kẻ buôn thịt bán người hết sức nham hiểm. Kiều bị Tú Bà đánh đập, toan tự tử nhưng mụ tra cứu kịp. Mụ dùng lời ngon ngọt dụ dỗ Kiều ra lầu Ngưng Bích nhưng lại thuê Sở Khanh lập mưu dụ nàng bỏ trốn để có cớ bắt lại, đánh đập và buộc nàng tiếp khách. Từ đó, Kiều phải sống cuộc đời ô nhục của một kỹ nữ lầu xanh.

Kiều được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng chuộc về làm vợ lẽ. Được hơn một năm, Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư đánh ghen thảm khốc rồi bắt về Vô Tích làm đứa ở, sau cho ra Tàng kinh các chép kinh. Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư đến nương nhờ sư Giác Duyên. Bạc Bà, một phật tử thường lui tới chùa sư Giác Duyên, lại là đồng môn với Tú Bà, đã âm mưu đẩy Thúy Kiều vào lầu xanh lần thứ hai.

Tham khảo thêm:   Cách tải và cài đặt ZingSpeed trên máy tính

Kiều may mắn gặp Từ Hải – người anh hùng tài trí phi thường chuộc cưới làm vợ rồi giúp nàng báo ân báo oán. Hồ Tôn Hiến lợi dụng Thúy Kiều khuyên Từ Hải quy hàng. Từ Hải trúng kế Hồ Tôn Hiến phải chết đứng giữa trận tiền. Còn Kiều bị Hồ Tôn Hiến bắt hầu rượu và làm nhục, sau đó ép gả nàng cho tên thổ quan. Quá ô nhục, trên đường đi, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được vãi Giác Duyên cứu đem về nương nhờ nơi cửa Phật.

Nói về Kim Trọng, sau nửa năm về Liêu Dương hộ tang cho chú, trở lại mới hay tin Kiều đã bán mình chuộc cha, chàng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, Vương ông se duyên chàng với Thuý Vân. Sau khi đỗ đạt và làm quan, Kim Trọng lặn lội tìm Kiều, lần hỏi tin tức và gặp sư Giác Duyên biết nàng còn sống. Kim Trọng quá mừng rỡ, không quản ngại đường xa, ngay lập tức đến đón Thúy Kiều. Thúy Kiều được đoàn tụ với gia đình sau mười lăm năm lưu lạc khắp nhân gian, chịu không biết bao nhiêu khổ nhục. Kim Trọng ngỏ ý kết lại tình xưa với Thúy Kiều nhưng nàng đã từ chối. Nàng chấp nhận sống trong nhà và chỉ xem Kim Trọng như bạn bè.

5. Lục Vân Tiên

Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, có tài có đức, văn võ song toàn, con một gia đình thường dân ở quận Đông Thành. Trên đường lên kinh đô dự thi, chàng đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. Cảm công ơn ấy, Kiều Nguyệt Nga xin đền ơn nhưng chàng không nhận, về nhà, Kiều Nguyệt Nga vẽ hình Lục Vân Tiên và tự cho rằng mình đã là vợ của chàng..

Tiếp tục hành trình, Lục Vân Tiên kết bạn với Hớn Minh, người bạn khí khái, trọng nghĩa khinh tài. Trên đường ứng thí, chàng ghé thăm gia đình Võ Công – người hứa gả con gái cho chàng. Chàng có thêm bạn đồng hành là Vương Tử Trực. Đến kinh đô, chàng gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Bọn chúng là những người xấu, đố kị tài năng với Lục Vân Tiên. Ngay lúc sắp vào trường thi, Lục Vân Tiên hay tin mẹ mất, chàng liền bỏ kỳ thi về quê chịu tang mẹ. Đường xa, lại thương mẹ chàng khóc nhiều và bị mù mắt. Không những thế, Trịnh Hâm vì đố kỵ tài năng đã hãm hại lừa đẩy chàng xuống sông trong một đêm mưa gió bão bùng. Chàng được giao long đưa vào bờ, được gia đình ông Ngư cứu mạng.

Sau khi về hộ tang mẹ, Lục Vân Tiên sang nhà Võ Công nhắc lại lời hứa năm xưa. Cha con Võ Công không những bội ước mà còn nhẫn tâm đem bỏ vào hang núi Thương Tòng cho hổ dữ ăn thịt. Lục Vân Tiên được Du Thần và ông Tiều cứu, chàng may mắn gặp lại Hớn Minh. Hớn Minh đem Lục Vân Tiên về ẩn náu nơi am vắng. Khoa thi năm ấy Vương Tử Trực đỗ thủ khoa, trở lại nhà Võ Công hỏi tin tức Lục Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý muốn gả con gái, bị Tử Trực cự tuyệt và mắng thẳng vào mặt. Võ Công quá hổ thẹn, thổ huyết mà chết.

Lại nói về Kiều Nguyệt Nga. Nghe tin Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời. Tên thái sư ép nàng lấy con trai hắn nhưng không được. Đem lòng thù oán, hắn tâu vua bắt nàng cống cho giặc ô Qua. Trên đường đi, nàng gieo mình xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đưa nàng dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi nhưng Bùi Kiệm lại đòi lấy nàng làm vợ. Kiều Nguyệt Nga phải bỏ trốn nương nhờ nhà bà lão dệt vải trong rừng.

Lục Vân Tiên ở với Hớn Minh được thuốc tiên mắt sáng. kỳ thi năm ấy, chàng đi thi, đỗ trạng nguyên và được vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Đánh tan giặc, Lục Vân Tiên một mình lạc trong rừng, đến nhà bà lão hỏi thăm đường, chàng gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Về triều, Lục Vân Tiên tâu hết sự tình, kẻ gian bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền bù xứng đáng, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga nên vợ nên chồng, sống cuộc đời hạnh phúc, viên mãn.

6. Làng

Truyện kể về tình yêu làng, yêu nước, một lòng đi theo cách mạng của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước. Nhân vật chính là ông Hai, một người nông dân ở làng Chợ Dầu, có tình yêu sâu đậm, gắn bó tha thiết với làng quê. Vì hoàn cảnh gia đình, ông phải di cư lên thị trấn Thắng nhưng luôn khổ tâm, day dứt vì nhớ làng, nhớ anh em, nhớ đồng chí.

Khi hay tin làng theo giặc, ông vô cùng đau khổ, tủi nhục và xấu hổ. Một cuộc đấu tranh nội tâm kịch liệt diễn ra trong ông. Ông yêu làng tha thiết nhưng giờ làng theo Tây thì ông thù. Ông đứng về phía kháng chiến, hết lòng ủng hộ cụ Hồ.

Khi ông chủ tịch làng lên cải chính làng ông không theo Tây, làng ông vẫn kháng chiến, ông mừng vui và cảm thấy như mình được minh oan: làng ông, nhà ông bị Tây đốt. ông vui sướng trong cái mất mát đó. Tình yêu làng của ông Hai đã được nâng cao thành lòng yêu nước nồng nàn, sâu thẳm.

7. Lặng lẽ Sa pa

Truyện kể về cuộc sống của anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh cao Yên Sơn 2600m. Cuộc gặp gỡ bất ngờ và ngắn ngủi giữa anh thanh niên và ông hoạ sĩ sắp về hưu, bác lái xe và cô kĩ sư mới ra trường thật vui vẻ. Anh thanh niên kể về công việc của mình và những người lao động khác lặng lẽ cống hiến cho đất nước.

Qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, cô kỹ sư trẻ và ông họa sĩ thầm cảm phục tinh thần dám sống vì đất nước và tinh thần dũng cảm của chàng trai trẻ. Ông hoạ sĩ cảm nhận được vẻ đẹp trong bức chân dung anh thanh niên làm việc giữa bốn bề chỉ có mây mù và cây cỏ không có một bóng người.

Tất cả mọi người đến Sa Pa đều cảm nhận được Sa Pa không chỉ đẹp ở thiên nhiên yên tĩnh lặng lẽ, mà ở đó còn có những con người lao động âm thầm lặng lẽ cống hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Cuộc chia tay đầy lưu luyến đã để lại trong lòng mọi người về con người lao động mới có lí tưởng sống cao đẹp.

8. Chiếc lược ngà

Ông Sáu, một cán bộ kháng chiến, xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu, con gái đầu lòng của ông chưa đầy một tuổi. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Em đối xử với ba như người xa lạ.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về trò chơi dân gian nhảy dây Dàn ý & 4 bài thuyết minh trò chơi dân gian hay nhất

Ông Sáu rất yêu thương con, cố gắng thuyết phục bé Thu gọi “ba” nhưng nó một mực không nghe. Ông càng tiếp cận, nó càng trở nên bướng bỉnh, cự tuyệt ông quyết liệt. Điều ấy khiến ông vô cùng đau khổ. Nhờ ngoại giải thích, Thu mới hiểu rõ. Đến khi Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở về khu căn cứ. Cuộc chia tay trên bến sông hôm ấy đẫm đầy nước mắt.

Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con. Trong một trận càn, ông Sáu hi sinh. Trước lúc ra đi mãi mãi, ông đã kịp trao cây lược cho bác Ba, nhờ bạn chuyển cho con gái.

9. Cố hương

Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ, người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu. Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Từ đó, ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng.

Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.

10. Những đứa trẻ

Gần một tuần trôi qua ba đứa trẻ hàng xóm lại ra sân chơi và rủ Aliosa chơi cùng. Trong cuộc trò chuyện với ba anh em con nhà ông đại tá Ốp- xi- an- ni- cốp, Aliosa có hỏi mẹ chúng, chúng buồn vì mẹ của chúng đã mất còn bố chúng lấy một người mẹ khác. Để an ủi ba đứa trẻ, Aliosa đã kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích mà bà câu hay kể. Tuy nhiên bố của ba đứa trẻ xuất hiện và cấm đoán Aliosa không được chơi với ba đứa trẻ nữa. Bất chấp sự ngăn cấm, những đứa trẻ vẫn tìm cách chơi với nhau, an ủi nhau bằng cách kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn.

11. Bến quê

Nhĩ – nhân vật chính của truyện – từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, về cuối đời bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể tự mình dịch chuyển lấy vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ. Nhưng cũng chính vào thời điểm ấy, Nhĩ đã phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ. Cũng như đến lúc nằm liệt giường, nhận sự săn sóc đến từng miếng ăn, ngụm nước của người vợ, Nhĩ mới cảm nhận hết được nỗi vất vả, sự tần tảo, tình yêu và đức hi sinh thầm lặng của người vợ.

Nhĩ vô cùng khao khát được một lần đặt chân lên bờ bãi bên kia sông, cái miền đất thật gần gũi nhưng đã trở nên rất xa vời đối với anh. Và nhân vật đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy vẻ nghịch lý của đời người “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” họa chăng chỉ có anh đã từng in gót chân trên khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, trong những nét tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận, đau đớn.

12. Những ngôi sao xa xôi

Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” kể về cuộc sống và chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong – tổ trinh sát mặt đường – gồm Phương Định, Nho và chị Thao. Họ sống trong một cái hang, trên cao điểm tại một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ. Công việc của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá để san lấp hố bom do địch gây ra, đánh dấu những quả bom chưa nổ và phá bom.

Công việc nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng cuộc sống của họ vẫn không mất đi niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thảnh thơi, thơ mộng. Họ rất gắn bó, yêu thương nhau dù mỗi người một cá tính.

Phương Định là nhân vật được khắc họa nổi bậc nhất. Cô là cô gái Hà nội xinh đẹp, luôn nhận thức rõ về bản thân. Nơi chiến trường đầy thử thách, ý chí chiến đấu, lòng dũng cảm, tình yêu tổ quốc của phương Định không ngừng được nuôi dưỡng, tăng cường, khởi sáng.

Trong một lần phá bom, Nho bị thương, hai người đồng đội hết lòng lo lắng và chăm sóc cho Nho. Một cơn mưa đá vụt đến và vụt đi đã gợi trong lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao.

13. Bố của Xi-mông

Truyện Bố của Xi-mông Gồm các nội dung như sau, phần đầu kể về nỗi tuyệt vọng khi bị trêu chọc của nhân vật Xi-mông. Cậu bé đã từng có ý định sẽ đi tự tử vì những lời chế giễu quá cay độc của đám bạn cùng trang lứa. Ở phần tiếp theo kể về phân cảnh XI mông gặp được người cha tương lai của mình với cái tên là Phi – líp. Bác Phi-líp gặp Xi-mông an ủi, động viên em. Những lời nói đó đã vô tình in vào tâm thức của xi mông khiến cậu bé nghĩ rằng mình phải sống tốt hơn và suy nghĩ cho mình nhiều hơn, bác đã khuyên cậu bé hãy sống vì bản thân mình chứ đừng sống vì người khác, đó là điều hết sức dại dột.

Phần tiếp theo bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà và sau đó bác nhận làm bố của em. Xi mông đã rất vui mừng cậu bỗng dưng có một người cha mà trước đây mình chưa hề có. Sau cùng, Xi-mông vui vẻ nói mình đã có bố là ông Phi-líp.

14. Con chó Bấc

Tác phẩm kể về con chó Bấc – đây là loài chó duy nhất được đưa lên vùng bắc cực sinh sống với mục đích làm xe kéo trượt tuyết cho những thợ đào vàng nơi đây. Nó tốt hay xấu, được ăn no hay bỏ đói đều phụ thuộc vào tay người chủ. Trước đây Bấc đã từng qua tay của rất nhiều thợ đào vàng độc ác, chúng hành hạ đối xử bất công với những chú chó bấc của họ. Duy nhất mỗi Thooc – tơn – một người được biết đến là rất yêu quý những giống động vật, ông không coi những con chó bấc là phương tiện kiếm sống mà coi nó như những người thân trong gia đình. Từ đó, chú chó Bấc đã được cảm hóa. Sau khi Thooc – tơn qua đời chú chó quyết định rời xa cuộc sống thực tại để đi theo tiếng gọi của thiên nhiên hoang dã.

Tham khảo thêm:   Bổ dưỡng với món canh bí đỏ thịt bằm và thịt viên thơm mát

15. Bắc Sơn

Bối cảnh vùng nông thôn Vũ Lăng bắt đầu bùng nổ phong trào khởi nghĩa trong quần chúng, nhân dân hưởng ứng mít tinh và ủng hộ cách mạng, nhiều quan lại và lính Tây bị bắt giết. Gia đình cụ Phương có cậu con trai tên Sáng cũng là nhân dân ưu tú nhiệt liệt tham gia trong khi đó, bà cụ Phương, con gái Thơm và chàng rể Ngọc lại thờ ơ, sợ hãi. Sau đó, trung ương cử giáo Thái về lãnh đạo và uốn nắn tư tưởng, định hướng phong trào cho người dân ở Vũ Lăng. Khi Ngọc – tên Việt gian sừng sỏ bị bắt và đưa ra tử hình, cụ Phương xin cho hắn được toàn mạng. Cuối cùng, chính hắn là kẻ dẫn giặc về đàn áp khởi nghĩa, bắn giết đồng bào và bắn cả bố vợ mình.

Ngọc sau vụ đó được thưởng rất nhiều tiền, tiếp tục làm tay sai cho giặc dẫn Tây về tìm bắt anh Thái và Cửu – một nông dân người Tày làm cán bộ Cách mạng. Khi hắn dẫn theo tùy tùng đi truy đuổi, cô Thơm đã giấu Thái và Cửu vào trong buồng nhà và cứu thoát họ, cô chính thức giác ngộ cách mạng. Biết được âm mưu đánh úp của chồng và đồng bọn, Thơm băng qua rừng giữa đêm khuya tới căn cứ để tiếp tế và báo tin. Quay về gặp Ngọc, cô bị y bắn trọng thương, y cũng trúng đạn mà chết. Cuộc càn quét của giặc thất bại, Thái và Cửu đưa Thơm về cứu chữa.

16. Đồng chí

Bài thơ Đồng chí kể về cuộc sống và chiến đấu của những người lính cụ Hồ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Họ xuất thân tù những miền quê nghèo khó, rời bỏ làng quê, gia đình để đến với cách mạng, đến với cuộc kháng chiến chống giặc cứu nước. Cuộc sống và chiến đấu nơi rừng núi của người lính vô cùng thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy. Thế nhưng, những trở ngại ấy không làm họ sờn lòng. Họ chia sẻ cho nhau những vật chất đơn sơ, cùng chăm sóc nhau khi ốm đau bệnh tật, cùng chiến đấu bên cạnh nhau. Không những thế, họ còn có những giây phút mơ mộng, hướng về cái đẹp trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Chính tình đồng chí ấm áp, thiêng liêng tiếp thêm sức mạnh, giúp họ vượt qua nghịch cảnh, chiến thắng kẻ thù.

17. Mùa xuân nho nhỏ

Nội dung Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ nói về vẻ đẹp mùa xuân với những hình ảnh, màu sắc hài hòa và sinh động. Cảm xúc của tác giả trước cảnh xuân của đất nước Niềm tin của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Âm thanh mùa xuân vang lên từ sự vất vả khó khăn, Đất nước ta luôn đứng vững trên mọi bầu trời. Lời ước nguyện khiêm nhường, âm thầm và lặng lẽ của tác giả muốn tô điểm và cống hiến cho cuộc đời.

18. Bàn về đọc sách

Bài “Bàn về đọc sách” nói về tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao tri thức và tạo dựng giá trị con người. Đồng thời bài viết còn chỉ ra những cách đọc sách đúng, hiệu quả để khai thác tối đa ý nghĩa của những cuốn sách cho bạn đọc nhiều thế hệ.

19. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là một bài viết mang ý nghĩa thời sự lâu dài đối với con người, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam ở mọi giai đoạn lịch sử. Bài viết đề cập một cách thẳng thắn và đầy thuyết phục về những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam. Từ cơ sở đó, tác giả Vũ Khoan nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc chuẩn bị bản thân con người trước thềm đổi mới, hội nhập cùng với đó là vai trò của thế hệ trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới.

20. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

Rô-bin-xơn là một thanh niên cường tráng, dũng cảm ưa mạo hiểm, khao khát đi tới những miền đất lạ, thích vượt trùng dương. Chàng đi xuống tàu tại thương cảng Hơn, theo bạn đi Luân Đôn. Tàu bị đắm tại Yác-mao. Chẳng nhụt chí trước tai họa, chẳng mềm lòng trước lời kêu khóc của mẹ cha, Rô-bin-xơn làm quen với một thuyền trưởng tàu buôn đi sang Ghi-nê: Chuyến đầu tốt đẹp, chuyến thứ hai gặp cướp biển, bị bắt làm nô lệ ở Xa-lê. Hai năm sau trốn thoát, lưu lạc sang Bra-xin lập đồn điền. Có một tí vốn, 4 năm sau lại cùng bạn xuống tàu buôn đi Ghi-nê. Tàu gặp bão, bị đắm. Hầu hết đều chết, chỉ còn Rô-bin-xơn may mắn sống sót. Tàu đắm dạt vào một nơi gần đảo hoang. Chàng tìm cách lên đảo, làm lán trại chuyên chở mọi thứ còn lại trên tàu đắm, từ khẩu súng, viên đạn đến lương thực lên đảo. Chàng săn bắn, kiếm ăn, trồng trọt, nuôi dê, làm đủ nghề như đan lát, nặn gốm …. để duy trì cuộc sống đơn độc trên đảo hoang.

21. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Chúa Trịnh (Trịnh Sâm) đánh bại các cuộc khởi nghĩa nông dân, nam chinh. Sau này trở nên sa đọa, vị vua có thói ăn chơi, thích xây dựng các đền đài cung điện để thỏa mãn sở thích của mình. Mỗi lần đi chơi, Chúa đều mang theo nhiều binh lính, người hầu hạ. Các công trình của Trịnh Sâm xây dựng đều tốn tiền bạc của nhân dân.

Chúa Trịnh Sâm có thú chơi thích sưu tầm của ngon vật lạ trên thế gian mang về làm của riêng. Bọn quan lại xấu xa ban ngày thì đi điều tra của ngon vật lạ của dân chúng, ban đêm cướp cây cảnh, chậu hoa quý. Ai phản kháng bọn chúng tố giác giấu vật biếu vua. Dân chúng buộc phải bỏ tiền cho chúng hoặc đập phá cây cảnh, chậu hoa nếu không muốn rước họa vào thân.

22. Tôi và chúng ta

Vở kịch Tôi và chúng ta là câu chuyện về cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ dám làm, vì lợi ích của mọi người như Hoàng Việt và Thanh với những con người bảo thủ, lạc hậu, khư khư giữ lấy các quy tắt đã xơ cứng lạc hậu, tiêu biểu là Nguyễn Chính, Trương, Trần Khắc. Từ đó, tác giả khẳng định rằng không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung, không thể giữ mãi những thứ đã cũ mòn, cần quan tâm chăm chút đến cái “tôi” riêng làm nên cái “ta”, đến từng cá nhân con người.

23. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Bài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác-két đề cập đến vấn đề mang tính thời sự của toàn nhân loại: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển. Từ đó tác giả đặt ra vấn đề: nhân loại cần phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

24. Tiếng nói của văn nghệ

Bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ” là hệ thống luận điểm phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. Không chỉ vậy, tác giả còn thông qua bài viết khẳng định sức mạnh lớn lao của văn nghệ đối với đời sống con người.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tóm tắt một số tác phẩm văn học lớp 9 Tóm tắt tác phẩm văn học lớp 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *