Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị luận bài Tự tình của Hồ Xuân Hương (3 Mẫu) Nghị luận về bài thơ Tự tình 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị luận Tự tình 2 là một chủ đề rất hay, trọng tâm nằm trong chương trình Ngữ văn 10 sách Cánh diều tập 1 và Ngữ văn 11.

Nghị luận về bài thơ Tự tình 2 giúp chúng ta cảm nhận được khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng tự do và hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữ vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Với 3 mẫu nghị luận bài Tự tình 2 dưới đây các em sẽ biết cách làm văn thế nào cho mượt, hay có thể lấy thêm ý văn hay rồi từ đó diễn đạt lại theo lối hành văn của chính mình. Chúc các em đạt được kết quả cao trong bài thi giữa học kì 1 sắp tới.

Dàn ý Nghị luận Tự tình 2

1. Mở bài

– Giới thiệu về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương: “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

2. Thân bài

– Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ

  • Hoàn cảnh:
  • Thời gian nghệ thuật: đêm khuya.
  • Tiếng trống canh giữa đêm khuya cho thấy cảm nhận về bước đi dồn dập của thời gian.
  • Tâm trạng buồn tủi của nữ sĩ:

– Những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm đã được sử dụng để thể hiện tâm trạng: “Trơ” được đặt đầu câu kết hợp với biện pháp đảo nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, chai lì. Hai chữ “hồng nhan” lại đi với từ “cái” gợi lên ý thức về sự rẻ rúng, mỉa mai của thân phận.

“Vầng trăng bóng xế” (trăng sắp tàn) mà vẫn “khuyết chưa tròn” trở thành hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh hai lần bi kịch của cuộc đời nữ sĩ: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn.

– Ý thức sâu sắc về bi kịch tình duyên, tác giả không chỉ cảm thấy bẽ bàng, tủi hổ mà còn phẫn uất

  • Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những nét chấm phá về rêu và đá hiên ngang tồn tại đầy mạnh mẽ: : “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”.
  • Biện pháp đảo ngữ đưa những động từ mạnh lên đầu câu:

– Làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cỏ cây.

– Ẩn dụ cho tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả.

– Bài thơ kết thúc cũng bằng cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng chán chường, buồn tủi.

  • “Ngán” mang sắc thái chỉ sự chán ngán, ngán ngẩm.
  • Từ “xuân” được điệp lại hai lần mang những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân.
  • Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ hai có nghĩa là quay trở lại, gợi lên sự tuần hoàn, lặp lại.

3. Kết bài

Khái quát giá trị của bài thơ: Bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt khát vọng sống, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữ vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng của “Bà Chúa thơ Nôm”.

Nghị luận Tự tình 2 – Mẫu 1

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng lạ, độc đáo trong văn học Việt Nam, những vần thơ bà viết về phụ nữ rất lạ và táo bạo thể hiện những khao khát hết sức nhân bản của con người. Bài thơ Tự tình II đã nói lên nỗi lòng của người phụ nữ trong cảnh lấy chồng chung, đồng thời cũng bộc lộ khát vọng bứt phá, tự do hết sức mãnh liệt.

Bài thơ mở đầu bằng lời bộc bạch đầy u sầu:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.

Trong đêm khuya thanh vắng, không gian càng trở nên tĩnh mịch hơn, nỗi khắc khoải ngóng đợi chồng trở về lại càng mãnh liệt hơn. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống như thúc giục, như làm cho nỗi buồn chồn, lo lắng càng sâu đậm hơn. Đồng thời tiếng trống ấy cũng là sự thông báo về thời gian tâm trạng của người phụ nữ. Nỗi khắc khoải, thảng thốt của người đàn bà. Tâm trạng đơn côi ấy đã được Hồ Xuân Hương khắc họa rõ nét chỉ qua duy nhất một từ “trơ”. Trơ được đảo lên đầu câu, trơ ở đây chính là nỗi niềm cô đơn, trơ trọi, người con gái ấy trơ “cái hồng nhan” với trời với nước một cách buồn tủi, bẽ bàng. Không chỉ vậy hồng nhan kết hợp với từ cái lại khiến cho nó thêm phần rẻ rung, mỉa mai và tội nghiệp. Người phụ nữ cô đơn lặng lẽ đếm thời gian trôi và ý thức sâu sắc hơn nỗi bất hạnh, sự bẽ bàng, tủi hổ của bản thân.

Tham khảo thêm:   Văn khấn Tết Hàn Thực 3/3

Vậy, họ phải làm gì, phải bằng cách nào mới có thể thoát khỏi tâm trạng sầu muộn tột cùng ấy. Có lẽ cách đơn giản nhất chính là tìm đến với rượu, để giúp con người ta quên đi thực tại phũ phàng:

Chén rượu đưa hương say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Nhưng thực tại lại trớ trêu hơn, tìm đến rượu tưởng say, tưởng quên được nhưng càng uống người phụ nữ lại càng tỉnh ra, càng nhận rõ hơn sự cô đơn của mình. Đau đớn hơn nàng nhìn vầng trăng đã xế, nghĩ đến thân phận mình đã lớn tuổi mà hạnh phúc vẫn chưa trọn vẹn, nhân duyên vẫn “khuyết chưa tròn”. Tình cảnh của Hồ Xuân Hương không phải là hiện tượng cá biết, ta bắt gặp nàng Kiều cũng có nỗi niềm tương tự: “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Đôi mắt Hồ Xuân Hương tiếp tục hướng ra ngoại cảnh, có lẽ bài đang tìm kiếm sự sẻ chia, mong muốn bày tỏ nỗi lòng mình:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Hai động từ “xiên” “đâm” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh trạng thái, sự chuyển biến của thiên nhiên nhưng đây đồng thời cũng chính là tâm trạng của con người. Thiên nhiên cũng mang trong mình nỗi niềm phẫn uất của con người, cỏ cây không mềm yếu mà mạnh mẽ xiên ngang mặt đất; đá cũng tự gọt mình, trở nên rắn chắc hơn để đâm toạc đám mây. Tất cả các sinh vật đều cố gắng, gồng mình vươn lên không chấp nhận những cản trở để vươn tới ánh sáng, vươn tới hạnh phúc. Câu thơ phản ánh nỗi phẫn uất đến tận cùng của Hồ Xuân Hương nhưng đồng thời cũng thể hiện sự phản kháng, muốn bứt phá, chối bỏ những luật lệ phong kiến hà khắc để được sống và có một hạnh phúc thực sự cho riêng mình. Câu thơ thể hiện nét tính cách mạnh mẽ, táo bạo của Hồ Xuân Hương.

Khép lại bài thơ, Hồ Xuân Hương viết:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.

Đọc hai câu thơ ta cảm nhận thấy rõ nỗi chán ngán đến tột cùng của Hồ Xuân Hương. Vậy nàng đang ngao ngán điều gì? Nỗi chán ngán của nàng chính là “xuân đi xuân lại lại” , nghĩa là thời gian trôi đi, hết mùa xuân này đến mùa xuân khác, cũng đồng nghĩa với việc tuổi thanh xuân trôi qua mà hạnh phúc người con gái vẫn chưa được trọn vẹn, niềm mong ngóng hạnh phúc dường như ngày một bị thời gian đẩy ra xa hơn. Câu thơ cuối ngắt nhịp 2/2/3 cho thấy tình cảm vốn mong manh, bé nhỏ này lại bị chia năm sẻ bảy, chỉ còn lại tí con con. Câu thơ đầy chán ngán, xót thương, oán thán, tủi hờn. Cũng bởi vậy mà, đã có lần phẫn uất, Hồ Xuân Hương đã lớn tiếng chửi cái kiếp lấy chồng chung: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”. Hạnh phúc luôn bé nhỏ như chiếc chăn hẹp với khao khát yêu thương to lớn của con người.

Bài thơ cho thấy tài năng nghệ thuật độc đáo của Bà chúa thơ nôm đó là nghệ thuật sử dụng từ ngữ, các động từ mạnh (xiên, đâm), đảo ngữ, dùng những từ ngữ mới lạ độc đáo (trơ cái hồng nhan). Ngoài ra nghệ thuật xây dựng hình ảnh đặc sắc cũng đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Qua bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được tâm trạng đầy tủi hơn, uất hận của Hồ Xuân Hương cho duyên phận hẩm hiu của mình. Đồng thời cũng thể hiện khát vọng vượt thoát và nhu cầu hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của bà. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương cũng là tiếng lòng của biết bao phụ nữ trong xã hội cũ.

Nghị luận văn học Tự tình – Mẫu 2

Hồ Xuân Hương là nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam, Bà đã có rất nhiều những tác phẩm hay nói về tình yêu và những lời tự tình sâu sắc của những người phụ nữ trong xã hội cũ, tình yêu thật mãnh liệt nó cảm hóa tất cả những sự đè nén để tìm được hạnh phúc, nổi bật lên đó là bài thơ Tự Tình II.

Thơ là tiếng nói của những tấm lòng có cùng nhịp điệu và nó là tiếng nói của tâm hồn,thơ là cảm xúc của những người viết ra nó, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ nôm, thơ của bà mang đậm những tâm tư và cả những cảm xúc thầm kín:

Tham khảo thêm:  

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.

Tác giả đang nói về số phận hẩm hiu của những người phụ nữ trong xã hội cũ, họ thật bất hạnh biết bao khi trong đêm khuya văng vẳng mà họ vẫn ngồi trông chờ một mình khi trơ trụi giữa khoảng không gian rộng lớn là cái hồng nhan, không gian mênh mông rộng lớn chỉ có người phụ nữ xưa vẫn đang ngồi một mình chông chờ về người tình, người chồng xa quê để đi trân, một mình bóng hồng nhan trơ trụi giữa khoảng không gian mênh mông rộng lớn:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Chỉ một mình trơ trụi giữa nước non họ chỉ biết làm bạn với rượu, chén rượu làm họ say trong những giấc mơ về những tình yêu đẹp và khi họ tỉnh dậy thì sự thật thật nghiệt ngã khi họ đang trơ trụi một mình giữa cả một không gian rộng lớn, vầng trăng cứ xế khuyết với bao nhiêu nhiêu mộng ước và cả những ngóng trông, đầy chông mai chờ một niềm hi vọng dù nhỏ nhoi sẽ đến:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

Nhưng cho dù chỉ có một chút hi vọng nhỏ nhoi nhưng với niềm tin và ý chí của họ đã biến những khó khăn và thử thách đó thành niềm tin và động lực, họ thật kiên cường biết bao, xiên ngang được mặt đất, và đâm toạc những chân mây, ở đây ta thấy được sức mạnh của tình yêu nó lớn lao biết nhường nào, nào có thể xóa bỏ mọi khó khăn bằng những niềm tin và những lý trí trong tình yêu, họ đang sống trong một cuộc đời đầy ắp những niềm tin và hi vọng bởi những người phụ nữ này có một niềm tin to lớn và nó có thể át đi những chế độ hà khắc của xã hội cũ.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại đi
Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Tình yêu đã được san sẻ bằng những niềm hi vọng nhỏ nhoi, nhưng ngán nỗi mùa xuân đi sẽ lại đi nó cứ tuần hoàn mãi, nó cướp đi tuổi trẻ của những người phụ nữ này, tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, nó vẫn còn mãi, còn mãi với mọi người và thời gian trôi đi nó chỉ còn lại trong ký ức những thực chất nó đã ra đi mãi mãi và không còn lại gì ngoài những tiếc nuối và những kí ức đẹp còn đọng lại với thời gian. Tình yêu đã được san sẻ và những sự san sẻ đó chỉ là tí con con, nó không lớn lao và ,ảnh tình đó được tác giả nói là san sẻ tí con con, ý muốn nói về sự san sẻ những niềm tin lớn lao cho những người có cùng cảm xúc với những người phụ nữ đó. Tuổi xuân sẽ mãi mãi ra đi cùng với thời gian, vì thời gian luôn luôn chuyển động nó không ngừng nghỉ mà còn mãi mãi với những ai đang có trong mình những tình yêu đẹp. Mong ước có một tình yêu và để dâng hiến tuổi trẻ của mình cho xã hội cũng như cho những người mà mình thương yêu, nhưng nó thật khó khăn biết bao khi xã hội phong kiến luôn chà đạp những người phụ nữ xưa họ không được hưởng những niềm hạnh phúc mà luôn luôn bì đè nén bởi những chế độ mục ruỗng trong xã hội cũ, họ thật bất hạnh.

Bài thơ đã thể hiện được những tâm tư tình cảm của những người phụ nữ trong xã hội cũ, tác giả đã đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ…đồng thời nhà thơ thể hiện tinh thân phản kháng mạnh mẽ và khát vọng hạnh phúc tha thiết tràn đầy giá trị nhân đạo. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.

Nghị luận văn học Tự tình – Mẫu 3

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là trong những tài nữ của nền Văn học nước nhà Việt Nam. Phong cách sáng tác chủ yếu của Hồ Xuân Hương là tả cảnh ngụ tình. Bà có lối thơ kiêu hãnh nhưng cũng không kém phần độc đáo, châm biếm sâu sắc. Bên cạnh đó, các tác phẩm của bà còn mang thêm nét nổi loạn, muốn lên tiếng phê phán lối sống cổ hữu, nhẫn tâm và bênh vực, khẳng định giá trị của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Nổi bật phải kể đến chính là bài thơ Tự Tình vang danh một thời, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau và mang những hàm ý sâu xa khác.

“Tự tình” ý chỉ nỗi lòng của một người muốn bộc bạch, chia sẻ ra bên ngoài cốt ý để có người đồng cảm, thấu hiểu. Bài thơ Tự tình cũng chính là tiến glofng của nhà thơ Hồ Xuân Hương nói riêng và tiếng lòng của những người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.

Bài thơ là nỗi chán chường cho số phận người phụ nữ bị vùi dập, bị xem như những món đồ nhỏ bé, thậm chí là không đáng giá. Tác giả cũng muốn mượn bài thơ để lên án gay gắt những phong tục cổ hữu đã khiến giá trị của người phụ nữ cao quý bị mài mòn, khuất lấp.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh biển Đà Nẵng Dàn ý & 6 bài văn tả cảnh biển lớp 5 hay nhất

Vừa vào hai câu đầu của bài thơ, ta đã cảm nhận được nỗi cô đơn và buồn tủi của tác giả trước chuyện “thế thái nhân tình” trong xã hội cũ lúc bấy giờ:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non

Tác giả chỉ có thể chừ lúc “đêm khuya” là khoảng thời gian vạn vật chìm vào bóng tối, xung quanh im lìm, không còn ai thức giấc, không gian im ắng, tĩnh mịch thì mới có thể bày tỏ hết tâm tư, tình cảm thầm kín của chính mình vào một khoảng không đen đặc, không người nghe, chỉ có người tâm sự. Ấy vậy mà thời khác sao cũng nghiệt ngã với người phụ nữ khi trôi qua một cách vội vã với tiếng “trống canh dồn” đếm nhịp thời gian trôi qua một cách chóng vánh.

Tác giả đã rất táo bạo và khéo léo khi sử dụng từ láy tượng thanh “văng vẳng” để lấy động tả tính, chỉ những âm thanh từ xa vọng lại trong màn đêm, làm cho người nghe có cảm giác màn đêm dường như vắng lặng đến mức u tịch.

Bên cạnh đó, Hồ Xuân Hương đã tự gọi mình là “cái hồng nhan”, nghe sao thật nhỏ bé, đau lòng. Bởi vốn dĩ hai từ “hồng nhan” dùng để chỉ những người phụ nữ đẹp một cách trân trọng, nâng niu. Nhưng từ “trơ” và “cái” lại lật ngược hoàn toàn giá trị của họ. Tác giả đã ngầm phê phán xã hội phong kiến thời ấy chỉ xem những người phụ nữ như món đồ vật, có thể đong đếm, có thể quyết định số phận của họ, những người phụ nữ bị đối xử bất công và xem thường.

“Với nước non”- tác giả muốn gợi lên cốt cách kiêu hãnh, sự cứng rắn của một người phụ nữ tài năng, nhưng lại phải chịu cảnh chơ vơ, cô lập, đàn áp trong xã hội.

Hai câu thơ tiếp theo lại càng tô đậm sự buồn chán của Hồ Xuân Hương, khi cứ mãi đi tìm hạnh phúc nhưng càng tìm lại càng xa vời:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Vì quá cô đơn đến mức đơn độc nhưng không biết giải bày cùng ai nên tác giả phải đành mượn rượu giải sầu. Thế nhưng dường như rượu cũng không làm cho người ta quên đi được những chuyện buồn chán, mà “chén rượu” cứ thế “hương đưa say lại tỉnh”, để rồi chỉ khiến người ta thêm quẩn quanh không lối thoát, cuộc đời cứ thể đẩy người phụ nữ yếu mềm vào một vòng bế tắc triền miên trong một cuộc tình.

Khoảng thời gian mà người người phụ nữ được tự do thể hiện bản thân của mình cũng cô đơn đến lạ. Đó là lúc “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là thời khắc nửa đêm, ánh trăng lên cao rồi cũng dần trôi qua, tuổi xuân của người phụ nữ cũng nhanh chóng trôi qua.

Hai câu thơ cuối cùng là sự muốn bứt phá khi tác giả đã cảm thấy quá ngột ngạt và phẫn uất cho số phận của mình và muốn vùng lên phản kháng mạnh mẽ:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Hồn Xuân Hương đã mượn hình ảnh “Rêu từng đám” và “Đá mấy hòn” hàm ý chỉ sự yếu ớt, nhỏ nhoi giống như giá trị của người phụ nữ trong xã hội cùng với đồng từ “Xiên ngang, đâm toạc” lại chỉ hành động mạnh mẽ nhưng mang tính ương ngạnh. Có lẽ người phụ nữ đã quá sức chịu đựng, muốn bức phá, thoát khỏi gông xiềng phong kiến cổ hủ cho cuộc đời bi đát của họ.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con

Hai câu thơ còn có ngụ ý chỉ tuổi xuân của người phụ nữ đã trôi qua, tuổi xế chiều đang dần ập đến. Thế nhưng nhân duyên mà một người phụ nữ bình thường khao khát vẫn chưa vẹn tròn, hạnh phúc vẫn chưa được viên mãn trong cuộc đời họ.

Hồ Xuân Hương đã thể hiện tài năng vượt trội của mình khi sáng tác bằng thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật được Việt hóa một cách mới mẻ và đầy sáng tạo. Cùng với lối chơi chữ mạnh mẽ, thú vị nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm trong đó.

Tự tình không chỉ là một bài thơ hay, câu từ lạ mắt, mới mẻ, độc đáo, mà bài thơ còn gây ấn tượng mạnh với người đọc bởi tài năng chơi chữ tú vị nhưng vẫn có thể bộc bạch hết nỗi lòng chỉ trong một bài thơ ngắn của bà. Qua đó cũng giúp ta thấy thêm đồng cảm và xót xa cho số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. Họ có khao khát, có cuộc sống riêng nhưng lại bị đối xử bất công, bị xã hội giẫm đạp lên quyền tự do không thương tiếc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị luận bài Tự tình của Hồ Xuân Hương (3 Mẫu) Nghị luận về bài thơ Tự tình 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *