Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Phân tích tác phẩm Kiến và người Kiến và người của Trần Duy Phiên ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 11: Phân tích Kiến và người của Trần Duy Phiên mang đến bài văn mẫu hay nhất, giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng biết cách viết bài văn phân tích tác phẩm truyện hay.

Kiến và người của Trần Duy Phiên là truyện ngắn hay không chỉ là một câu chuyện đơn thuần về cuộc đấu tranh giữa con người và kiến, mà còn là một cách ngôn ngữ tinh tế để phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa con người với tự nhiên. Vậy sau đây là bài văn mẫu phân tích Kiến và người mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm tóm tắt Kiến và người.

Phân tích Kiến và người của Trần Duy Phiên

Trần Duy Phiên là một nhà văn nổi tiếng từ rất sớm. Những trang truyện ngắn của ông mang đậm màu sắc cá nhân và mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên. Nổi bật nhất trong số đó là truyện ngắn “Kiến và người” in trong Tạp chí Đất Quảng. Tác phẩm là câu chuyện về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.

Tham khảo thêm:   Toán 3: Ôn tập hình học và đo lường Giải Toán lớp 3 trang 82, 83 sách Chân trời sáng tạo - Tập 2

Khi đọc tác phẩm có lẽ điều gây ấn tượng đầu tiên trong truyện ngắn này chính là tiêu đề tác phẩm. “Kiến và người” một bên là con vật một bên là con người, một bên nhỏ bé bên kia thì to lớn, tưởng chừng như không liên quan đến nhau. Nhưng qua ngòi bút của Trần Duy Phiên thì những cái xấu đều bị đánh bại nếu như xâm lấn môi trường sinh thái. Câu chuyện được kể qua mắt nhìn của người con, từ đó thấy cách ứng xử khác nhau của “bố cháu”,”mẹ cháu” và “cháu” khi đàn kiến tấn công. Khi phá rừng và có căn nhà để ở, cả gia đình bị đàn kiến tấn công. Lúc nào cả gia đình cũng trong trạng thái lo lắng vì sự tấn công của đàn kiến. Người bố lúc nào cũng phải đảo quanh nhà tìm đường ra, lúc thì thở dài tìm mọi cách. Đến mức phải thốt ra “Bọn chúng buộc cả nhà ta phải chết”. Chỉ vì muốn chiếm đất để ở mà cả gia đình lúc nào cũng phải khổ sở, trốn chạy đàn kiến. Đàn kiến xâm chiếm chỗ nào là cả gia đình lại lấp chỗ đấy. Chúng tấn công từng đàn gà, đàn lợn dần dần bò vào từng ngóc ngách căn nhà. Khi miêu tả sự xâm chiếm của đàn kiến, tác giả đã dùng từ ngữ chân thật, cái mạnh mẽ cái nhiều vô kể đàn kiến. Nó đối lập với trạng thái lo lắng, cái ít ỏi, càng ngày thu hẹp của gia đình. Cả gia đình chạy trốn, nhà cũng bị cháy, người mẹ thì mất. Người bố đã quá tham lam và sai lầm, đi hết từ cái sai này đến cái sai khác.

Tham khảo thêm:   KHTN Lớp 6 Bài 3: Sử dụng kính lúp Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 13

Nếu không cố chấp xâm chiếm môi trường sống sinh thái thì hẳn con người và loài vật đã được chung sống hoà bình. Từ xa xưa con người đã luôn quan niệm: “Con người là chúa tể của muôn loài”. Chính vì thế có quyền phá hủy, xâm lấn môi trường sống tự nhiên. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không quan tâm gì đến môi trường xung quanh mình. Câu chuyện như là một bức tranh hài hước khi mà những con người có tri thức, trí tuệ lại bị đánh bại trước con vật nhỏ bé của thiên nhiên. Tác giả đã rất khéo léo sáng tạo, khi vẽ ra một bức tranh tương phản giữa con người và thiên nhiên. Khi con người tác động môi trường sống tự nhiên họ sẽ phải hứng chịu bài học lớn. Trần Duy Phiên cũng có hai truyện ngắn nữa cũng viết về sự đối lập giữa con người và thiên nhiên là “Mối và người”, “Nhện và người”. Qua đó tác giả như muốn dùng lời văn của mình để lên án những tác động của con người đến môi trường sinh thái và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống tự nhiên.

Một nhà văn Pháp đã từng nói: “Một nhà văn đúng nghĩa là một người biết đem con chữ của mình để phản ánh cuộc sống”. Trần Duy Phiên đã làm được điều đó qua tác phẩm “Kiến và người”. Tác phẩm cho thấy tài năng ngôn từ phong phú của nhà văn, cùng với đó là những mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 67/2011/TT-BGDĐT Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường Tiểu học

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Phân tích tác phẩm Kiến và người Kiến và người của Trần Duy Phiên của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *