Bạn đang xem bài viết ✅ Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp rèn nề nếp, kỷ luật cho học sinh Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin gửi đến quý thầy cô sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp rèn nề nếp, kỷ luật cho học sinh. Hi vọng với đề tài này sẽ giúp các thầy cô có thể vận dụng để hướng dẫn cho các em học sinh cách thực hiện những nề nếp, kỷ luật trong trường, trong lớp để góp phần xây dựng môi trường học tập xanh – sạch – đẹp – an toàn.

I/ Tên đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN NỀ NẾP, KỶ LUẬT CHO HỌC SINH
NHẰM XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP – AN TOÀN.

II/ Đặt vấn đề:

Để thực hiện “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã đề ra, trước hết cần quan tâm đến đổi mới môi trường giáo dục, trong đó có nội dung bảo đảm: xanh, sạch, đep, an toàn trong các nhà trường là một trong những điều kiện quan trong trong việc nâng cao chất lương giáo duc, đào tạo trong nhà trường.

Cùng với gia đình, vai trò của nhà trường cần được phát huy trong giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho thế hệ trẻ. Nhưng không phải ai cũng nhận thức một cách đầy đủ, thấu đáo về vai trò, vị trí đó của môi trường giáo dục học đường thân thiện. Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề cốt lõi ở đây là phải tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, trước hết là trong các thầy giáo, cô giáo. Mỗi nhà trường phải xây dựng cho được một môi trường sư phạm bảo đảm đạt được các yêu cầu về giáo dục cùng với tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, các nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với gia đình và các cơ quan chức năng để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những tác động tiêu cực từ xã hội gây ảnh hưởng đến môi trường giáo dục và sự phát triển nhân cách của học sinh. Phân tích những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường giáo dục cho thấy cũng có một phần lỗi của các thầy giáo, cô giáo. Nhất là với những học sinh cá biệt, học sinh mắc khuyết điểm, nếu phương pháp giáo dục, uốn nắn của nhà trường và thầy, cô không “thấu tình đạt lý” rất dễ đẩy các em đến chỗ bị cô lập, nản chí và hành động tiêu cực. Vấn đề là ở chỗ các thầy, cô phải có lòng nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ giúp các em đứng dậy sau những lần vấp ngã, biết tạo dựng một môi trường giáo dục thân thiện, đoàn kết , biết xây dựng, gữ gin vệ sinh, và cảnh quan sư phạm trước hết là ở lớp mình, trường mình.

– Qua thực tiễn công tác cho thấy, để làm được điều đó không phải là việc làm đơn giản. Bởi tình hình thực tế ở mỗi tập thể lớp, mỗi học sinh, mỗi thầy cô giáo không ai giống ai. Chính vì vậy đòi hỏi nhà trường, thầy cô giáo phải sử dụng những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất với tình hình thực trạng của học sinh tiểu học, của lớp để rèn nề nếp cho học sinh, xây dựng cho các em, cho tập thể lớp có thói quen thực hiện nề nếp kỷ luật xây dựng nhà trường xanh – sạch – đẹp an toàn. Kết hợp chặt chẽ việc giáo dục 5 điều Bác Hồ dạy, 5 nhiệm vụ của học sinh, nội qui của nhà trường để rèn kĩ năng sống cho học sinh.

– Đề tài nghiên cứu tập trung trình bày một số biện pháp rèn nề nếp kỉ luật cho học sinh tiểu học nhằm xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn một phần trong 5 nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ giáo dục – đào tạo phát động.

III/ Cơ sở lý luận:

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cuộc sống nhằm xây dựng học sinh có tổ chức, có kỷ luật trong một môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện-học sinh thực hiện nhiệm vụ phát huy hết khả năng trí tuệ của mình, học sinh phải là nhân vật trung tâm, kiến thức được học tập rèn luyện từ nhà trường được vận động vào cuộc sống là cơ sở để giải quyết các tình huống cuộc sống diễn ra từng giờ, từng ngày. Con người rất nhỏ bé trước sự phát triển của xã hội của nhân loại vô cùng lớn, nhưng con người vẫn là động lực cho sự phát triển mạnh mẽ chinh phục vũ trụ, chinh phục thiên nhiên làm chủ và quyết định mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống đó là yêu cầu đòi hỏi mỗi học sinh, mỗi thầy cô giáo, mỗi tập thể phải có tổ chức kỷ luật, có nề nếp kỷ luật để xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn trong môi trường giáo dục hoàn thiện.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích 2 khổ đầu Viếng lăng Bác Lập dàn ý Viếng lăng Bác của Viễn Phương

IV/ Cơ sở thực tiễn:

Năm học 20…-20…, tiếp tục thực hiện chủ trương của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo về xây dựng nhà trường xanh – sạch – đẹp – an toàn là một trong 5 nội dung để “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Thực tế từ năm học 2012 – 2013, bản thân được về công tác tại trường tiểu học….., về cảnh quan nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất chưa có gì để lôi cuốn hấp dẫn, phương tiện thiết bị dạy học cần phải tập trung đầu tư.

Qua 4 năm công tác tại trường ….. và làm Phó hiệu trưởng, trong tiết chào cờ đầu tuần, nhà trường thường nhắc nhở các em thực hiện các nhiệm vụ của người học sinh, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, thực hiện nội quy nhà trường; cụ thể là việc học sinh xếp hàng 1 ra vào lớp, tập cho học sinh chào hỏi, thưa trình, tập cho học sinh xây dựng nề nếp chào cờ đầu tuần, tập học sinh đi học có đủ dụng cụ học tập, vệ sinh trường lớp, công việc được lặp đi lặp lại thường xuyên hằng ngày…Một thực trạng không phải một sớm một chiều là có được theo ý muốn.

Tôi tìm ra nguyên nhân:

– Ý thức tổ chức kỷ luật của mỗi học sinh chưa được giáo dục kỉ.

– Mỗi học sinh, mỗi lớp học chưa xây dựng được vai trò tự quản.

– Hoạt động Đội TNTP, Đội Nhi đồng chưa đi sâu vào việc rèn luyện tác phong đội viên.

– Chưa có công trình đóng góp xây dựng nhà trường xanh – sạch – đẹp qua mỗi đợt thi đua.

– Thói quen nếp sống đẹp, ở gia đình, phụ huynh chưa quan tâm giáo dục đúng mức từ đó tạo cho học sinh nếp sống tự do ỉ lại có cha mẹ, anh chị phục vụ cho mình dẫn đến học sinh thiếu gương mẫu, thiếu tính tự giác, thiếu tính tự chủ.

– Giáo viên chủ nhiệm lớp chưa có biện pháp giáo dục cụ thể, chưa quan tâm đúng mức chưa phát huy động viên những nhân tố tích cực làm gương trước tập thể. Đây là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo, của tổ chức đội TNTP nhà trường.

V/ Nội dung nghiên cứu:

Đứng trước thực trạng tình hình trên nhằm thực hiện tốt chủ trương của Bộ Giáo Dục – Đào tạo “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhà trường phải tập cho học sinh có nề nếp kỉ luật cho học sinh ghép mình vào tổ chức nhằm xây dựng nhà trường xanh – sạch – đẹp. Muốn thế, đòi hỏi nhà trường mỗi thầy cô giáo, mỗi tập thể lớp phải có trách nhiệm, có tinh thần tự quản, tự giác có kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất: Nhà trường ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo:

Ban chỉ đạo “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” (gồm: Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Tổ trưởng chuyên môn) để xây dựng kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể,… tổ chức thực hiện làm cho cảnh quan nhà trường xanh – sạch – đẹp – an toàn. Ban giám hiệu nhà trường, mỗi thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách đội, công đoàn nhà trường là những thành viên những nhân tố tích cực. Mỗi lớp giáo viên chủ nhiệm chọn những học sinh tích cực, ban cán sự lớp thành tổ công tác phân công giao nhiệm vụ báo cáo thực hiện nhiệm vụ kế hoạch công tác hằng tuần đối với đối với các tổ chức đoàn thể, mỗi thầy cô giáo CB-NV-HS đều phải thực hiện.

Thứ hai: Đầu tư xây dựng cảnh quan

– Lập sơ đồ quy hoạch tổng thể, chỗ nào trồng thêm cây xanh, chỗ nào để ghế đá, chỗ nào trồng cỏ…

– Dự nguồn kinh phí để xây dựng cảnh quan, đầu tư CSVC

– Tổ chức mua và trồng cây xanh, làm ghế đá….

– Đóng bàn ghế đúng quy cách, bắt thêm đèn điện để đủ ánh sáng,….

Thứ ba:Phân công giao nhiệm vụ:

Tuỳ theo chức trách, tuỳ theo khả năng và thực tế của mỗi thành viên, của từng lớp mà giao nhiệm vụ.

Ban giám hiệu phân công kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đã triển khai, tổ chức sơ kết đánh giá thi đua, khen thưởng, động viên những cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc, tuyên dương kịp thời học sinh, tập thể lớp có thành tích trong sinh hoạt. Lấy sinh hoạt chào cờ đầu tuần để tuyên truyền giáo dục trong mỗi học sinh, mỗi cán bộ giáo viên nhân viên.

Phân công học sinh chăm sóc cây xanh và giữ gìn vệ sinh, Thống nhất với Tổng phụ trách vẽ bản đồ vệ sinh và phân công khu vực cho từng lớp, tổ chức lao động vệ sinh khu vực trường lớp hằng ngày. Xây dựng hàng cây em chăm, bồn hoa của em, lớp sạch đẹp, trong đó học sinh là nhân vật trung tâm, thầy cô giáo là người hướng dẫn tập cho các em có hành vi, thói quen tốt làm cho ngôi trường của em luôn xanh – sạch – đẹp.

Tham khảo thêm:   Bài tập thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong Tiếng Anh Bài tập ngữ pháp Tiếng Anh

Tổ chức kiểm tra thực hiện hằng ngày, được đánh giá vào đầu tuần dưới cờ.

Thứ tư: Phát huy vai trò các tổ chức được phân công giao nhiệm vụ:

Để kịp thời rèn nề nếp kỉ luật cho mỗi học sinh, xây dựng tập thể lớp lành mạnh tham gia thực hiện nhà trường xanh – sạch – đẹp – an toàn trước mắt trường có đủ công trình vệ sinh luôn sạch sẽ. Giáo dục học sinh chăm sóc nghĩa trang hằng quí, dọn vệ sinh Đền lưu niệm của xã. Tổ chức cho học sinh các hoạt động vui chơi tích cực.

Tập trung công tác giáo dục tư tưởng chính trị lên hàng đầu tạo cho học sinh, thầy cô giáo CB-CNV có nhận thức đúng để hành động đúng.

Nhà trường phải có đầy đủ CSVC có dụng cụ vệ sinh thùng chứa rác, dụng cụ tưới nước chăm sóc cây trồng để học sinh thực hiện nhiệm vụ hằng tuần.

Nhà trường giao nhiệm vụ cho từng GVCN lớp, cán bộ tổng phụ trách đội, Công đoàn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với GV trực tuần đánh giá nhận xét từng thành viên tham gia thực hiện xây dựng nề nếp kỷ luật làm cho nhà trường luôn xanh – sạch – đẹp, thấy được khả năng và mức phấn đấu của cá nhân, tập thể, các tổ chức trong nhà trường đã cống hiến cho phong trào nhà trường. Để giáo dục cho mỗi học sinh mỗi lớp học và cha mẹ học sinh đóng góp công trình xây dựng nhà trường qua các ngày lễ truyền thống.

Lấy vai trò của tổ chức Đội TNTP Đội Nhi đồng để rèn luyện Đội viên giáo dục các em thực hiện nề nếp kỷ luật thực hiện các phong trào kế hoạch nhỏ giúp đỡ bạn nghèo, tấm áo tặng bà, xây dựng các công trình măng non do Đội tự quản, tham gia sinh hoạt tập thể, hình thành cho mỗi học sinh, mỗi chi đội có thói quen mạnh dạn sinh hoạt trước tập thể, có trách nhiệm xây dựng nề nếp kỷ luật tham gia thực hiện vệ sinh trường lớp xây trường lớp xanh – sạch – đẹp

Thứ năm: Xây dựng môi trường an toàn:

– Không cho học sinh mang các vật sắc, nhọn vào trường (theo nội quy của trường) như kiếm nhựa, chơi những trò chơi mang tính bạo lực…

– Đưa trò chơi dân gian vào các buổi như Khai giảng năm học mới, các tiết nói chuyện dưới cờ hay sinh hoạt lớp,….

– Phối hợp với công an xã trong việc xây dựng trường học an toàn.

– Bảo vệ có trách nhiệm mở, đóng cửa trong buổi học, không cho những người không có phận sự vào trường…

Thứ sáu:Giáo dục ý thức học sinh thực hiện xây dựng môi trường trường học an toàn, xanh, sạch, đẹp.

Ba việc làm cần được thực hiện tốt đó là: xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và giám sát đánh giá trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trong quá trình thực hiện trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn và giáo dục môi trường cho học sinh cần kết hợp chặt chẽ, đồng bộ ba nội dung:

– Thứ nhất là cung cấp cho học sinh và cả giáo viên một số kiến thức cơ bản ban đầu về môi trường, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác động tích cực và tiêu cực của môi trường đến đời sống con người.

– Thứ hai là trường học phải là trung tâm xanh, sạch, đẹp, an toàn; học sinh được học tập vui chơi trong môi trường này thì chắc chắn các em sẽ biết giữ gìn bảo vệ môi trường.

– Thứ ba là quá trình hoạt động xanh, sạch, đẹp, an toàn chủ yếu phải xuất phát từ học sinh, giáo viên dự kiến kế hoạch và hướng dẫn, hỗ trợ giúp học sinh tự nhận thấy, tự thảo luận đề xuất và chủ động tham gia công việc.

Lưu ý không làm thay học sinh những công việc các em tự tổ chức được, tự làm được. Phải làm cho học sinh thật sự có hành vi và thói quen đúng đối với môi trường các em đang sống, và không ai giữ gìn bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn tốt hơn bằng chính các em.

VI/ Kết quả nghiên cứu:

1/ Về nhận thức:

Đội ngũ thầy cô giáo, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, mỗi học sinh, tập thể lớp nhận thức quán triệt đầy đủ chủ trương “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên đóng góp tinh thần vật chất xây dựng nhà trường một cách tự giác, vui vẻ.

Việc rèn nề nếp kỷ luật để xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn là cần thiết đối với thầy cô giáo, đối với học sinh của nhà trường nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh xây dựng nhà truờng thân thiện, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo đạt kết quả cao nhất.

2/ Về hành động:

Quá trình tổ chức thực hiện, mỗi thầy cô giáo các tổ chức đoàn thể, mỗi học sinh mỗi tập thể lớp từ nhận thức đúng đã đóng góp nguồn lực, thể hiện rõ hành động cụ thể, có hành vi nếp sống tốt, có tổ chức kỷ luật đã cống hiến sức mình vào phong trào thi đua: Thực hiện tốt nội qui nhà trường, thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, thực hiện tốt ATGT, thực hiện vệ sinh trường lớp, xây dựng cảnh quan nhà trường, xây dựng trang trí lớp có pa nô, khẩu hiệu, lẵng hoa, học sinh biết trồng cây chăm sóc cây, thu nhặt giấy loại từng buổi học tạo cảnh quang trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn, lớp học khang trang thông thoáng, môi trường thêm đẹp, chăm sóc hàng cây của em, bồn hoa em chăm, khẩu hiệu em làm v..v…

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 4: Lesson 1 Unit 4 trang 28 Global Success (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tập 1

Cuối mỗi năm học, học sinh lớp 5 ra trường các em tự giác làm quà lưu niệm cho nhà trường: chậu hoa cây kiểng,… qua ngày lễ lớn trong năm CB-GV-CNV cùng học sinh lớp có công trình chào mừng góp phần xây dựng cảnh quan nhà trường càng thêm xanh, thêm đẹp.

Qua 4 năm, nhà trường thật sự đổi mới chuyển mình về mọi mặt, sự nghiệp phát triển ngày còn nâng cao các tiêu chí về trường Đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Từ việc làm của nhà trường học sinh có nề nếp kỷ luật. Ngôi trường luôn xanh – sạch – đẹp – an toàn, công tác xã hội hoá giáo dục cũng được thực hiện khá tốt.

Nhà trường đầu tư CSVC trang bị cho các phòng mỹ thuật giá vẽ để HS thực hành, xây dựng tường rào, sân bóng đá ,cầu lông, ….. Từ đó chủ trương của Bộ giáo dục- đào tạo tổ chức thực hiện khá suôn sẽ, mang tính giáo dục sâu sắc.

Cảnh quang nhà trường luôn Xanh – sạch – đẹp – an toàn. Màu xanh trên sân trường có nhiều cây có giá trị kinh tế như cây sưa, trường lớp luôn sạch đẹp, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan cũng như giữ gìn vệ sinh của học sinh luôn được tốt. Không xảy ra tai nạn trong trường, không trộm cắp, phụ huynh yên tâm khi gởi con vào học tại trường.

VII/ Kết luận:

Trong thực tiễn công tác các biện pháp không có gì là mới nhưng xét về tính cần thiết của nó để rèn nề nếp kỷ luật cho học sinh tiểu học xây dựng nhà trường xanh – sạch – đẹp – an toàn, một ngôi trường thân thiện là điều cần phải làm. Do đó nhân tố con người là động lực cho mọi phát triển, con người có tổ chức kỷ luật sẽ làm cho nhà trường nói riêng xã hội nói chung phát triển nhanh, bền vững.

Thầy cô giáo nhà trường phải chọn và sử dụng nhiều biện pháp kết hợp để giáo dục rèn luyện học sinh để các em trở thành con ngoan trò giỏi ý thức trách nhiệm của mình xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn tạo môi trường thân thiện, học sinh tích cực. Đó là niềm tin, hạnh phúc của mọi người của nhà trường của xã hội.

Trường lớp xanh – sạch – đẹp – an toàn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp – an toàn là trách nhiệm chung của mọi người.

VIII/ Đề nghị:

Việc xây dựng rèn nề nếp kỷ luật cho học sinh tiểu học là cần thiết. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực để giáo dục đạo đức cho học sinh ,làm cho trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ chính trị của nhà trường để làm được điều đó. Qua quá trình thực hiện đạt đựơc kết quả tôi đề nghị :

– Cần đánh giá đúng vai trò cá nhân, tập thể trong một tổ chức có kỷ luật nó sẽ là sức mạnh vô biên xây dựng một tổ chức có kỷ luật, một tổ chức mạnh.

– Phải biết tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể để giáo dục các em, động viên thầy cô giáo, tổ chức tốt phong trào thi đua có hiệu quả, thiết thực, tuyên dương khen thưởng đúng, kịp thời.

– Giáo dục cho học sinh nề nếp, kỷ luật phải từ sự bắt buộc công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đựơc đặt lên làm đầu, luôn nêu gương tốt và gần gũi học sinh, thương yêu các em, phải trung thực với các em, thường xuyên giáo dục các em làm những điều tốt, điều hay.

Qua quá trình nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm, tôi trình bày chắc còn những mặt hạn chế, rất mong sự giúp đỡ đóng góp của đồng nghiệp, của quí cấp.

Người viết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp rèn nề nếp, kỷ luật cho học sinh Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *