Bạn đang xem bài viết ✅ Sáng kiến kinh nghiệm: Sáng tạo đồ dùng từ chai nhựa cho trẻ Mầm non Mẫu sáng kiến kinh nghiệm trường Mầm non ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Đặc biệt trẻ lứa tuổi mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới. Trẻ thích được tự tay tạo ra những món đồ chơi cho mình.

Dưới đây là Sáng kiến kinh nghiệm: Sáng tạo đồ dùng từ chai nhựa cho trẻ Mầm non giúp các thầy cô hiểu rõ hơn về cách làm đồ chơi để có nội dung bài dạy phong phú. Sau đây là nội dung chi tiết, mời quý thầy cô cùng tham khảo mẫu sáng kiến tại đây.

Sáng kiến kinh nghiệm
Sáng tạo đồ dùng từ chai nhựa cho trẻ Mầm non

PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc – giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm sóc – giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về “Định hướng chiến lược giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện.

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ và cô giáo. ở giai đoạn này, những mối quan hệ, có những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Vì vậy cha mẹ và cô giáo đều mong muốn dạy trẻ những điều hay, lẽ phải, những thói quen tốt và những hành vi có đạo đức để hình thành nhân cách cho trẻ sau này.

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non thông qua các hoạt động vui chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động và trải nghiệm. Ở đó trẻ được thể hiện nhu cầu của cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa từ đó giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất cả về thể chất và tinh thần.

Lịch sử của đồ chơi có từ xa xưa và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển chung của xã hội loài người. Trên thế giới, dân tộc nào cũng có đồ chơi, chúng mang những nét riêng biệt, độc đáo của các dân tộc. Đồ chơi phản ánh những đặc điểm sinh hoạt, văn hóa, lao động và cả phong tục tập quán, tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Vì vậy, đồ chơi của trẻ em bất cứ nước nào cũng đều mang tính truyền thống và tính hiện đại, đều ghi lại dấu ấn của dân tộc và tinh hoa của nhân loại. Hiện nay, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, nhất là đồ chơi ngoại, thôi thì đủ thứ, nào là các loại xe cơ giới, nào là siêu nhân, đồ chơi điện tử,…Tuy nhiên, xét về phương diện giáo dục thì nhiều đồ chơi không phù hợp với trẻ, không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non. Nhu cầu về đồ chơi rất lớn và vai trò của đồ chơi là đặc biệt hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non, thế nhưng ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa thì đồ chơi lại là một thứ xa xỉ đối với mỗi đứa trẻ và điều đó cũng ảnh hưởng đến sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở đó như thế nào. Đồ dùng đồ chơi (ĐDĐC) có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá cho bản thân chúng. Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ.

Đối với trẻ nhỏ, ta sử dụng phương pháp giảng dạy chủ yếu là trực quan sinh động, như vậy đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn và nước uống. Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này. Tưởng chừng như đơn giản nhưng đồ chơi lại có những tác dụng kỳ diệu đối với những đứa con yêu của chúng ta. Theo Tổ chức Thế giới về giáo dục sớm trẻ em (OMEP), nếu trẻ không chơi trẻ sẽ bị ngăn cách với cuộc sống này, đồ chơi có 5 tác dụng vô cùng kỳ diệu với trẻ:

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khác giới (Dàn ý + 3 Mẫu) Kỳ thị người khác giới

+ Trau dồi khả năng sáng tạo cho trẻ

Đồ chơi tạo nên những thử thách trí tuệ và xây dựng sự sáng tạo kỳ diệu của con theo thời gian.

Ví dụ trò chơi ghép hình ban đầu chỉ là những thao tác với các mảnh ghép khác nhau. Khi con đã làm quen với trò chơi đó, con đã có thể tạo nên rất nhiều hình thù khác nhau. Con kết hợp những nhân vật trong bộ phim hoạt hình như chú siêu nhân hay ngôi nhà hoa hồng, và sau đó hì hụi để lắp ghép theo trí tưởng tượng của con. Các bé học cách pha màu cho một bức tranh, rồi bé tự tạo ra những màu sắc theo ý thích như ông mặt trời thay vì buổi sáng vàng rực buổi chiều sẽ có màu đỏ ối, mái ngôi nhà ông bà ngoại màu nâu vì là ngôi nhà cổ, còn căn nhà mới của nhà bé sẽ có màu gạch tươi sáng.

+ Đồ chơi giúp trẻ tăng cường thể lực

Qua những trải nghiệm với trò chơi như ghép hình, dựng mô hình, hay chỉ đơn giản như chơi đất nặn sẽ giúp con chúng ta vận động, quá trình trao đổi năng lượng được tăng cường và giúp con chúng ta khỏe mạnh hơn. Dù đơn giản chỉ là việc hì hụi với bảng màu, bộ ghép hình, cuốn sách tập tô, máy luyện phát âm thì con yêu cũng dành hết cả sự chú ý và sự chăm chỉ của mình vào đó. Hơn nữa, những trò chơi khác như đá bóng, chạy, nhảy dây… thì lại là những bài tập cần thiết cho khả năng vận động. Quá trình làm quen và thích nghi với trò chơi đã giúp thể lực của con được cải thiện một cách rõ rệt.

+ Đồ chơi giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh

Dù là những trò chơi rất đơn giản nhưng con luôn có ý thức suy nghĩ tập trung cao độ, thậm chí suy luận một cách ngộ nghĩnh như khối tròn lăn được còn khối vuông thì không, chú bộ đội mặc áo màu xanh, bác sỹ mặc trang phục màu trắng với chiếc ống nghe. Thậm chí, bé sẽ biết cách chọn một bộ trang phục đẹp hơn, biết cách xử sự thích hợp hơn khi chơi với vài em búp bê và hoặc một chú thú bong. Như vậy, đồ chơi đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển năng lực trí tuệ của bé, chuẩn bị cho cuộc sống sau này.

+ Đồ chơi giúp trẻ khéo léo hơn

Khi làm quen với các món đồ chơi, con yêu của chúng ta sẽ cố gắng sắp xếp mọi thứ một cách chỉn chu. Bé đặt các món đồ vào những nơi thích hợp, chọn cho gấu Misa một chiếc vòng cổ xinh xắn, hay bé trai khi choi robot cũng biết chọn thế đứng để chàng siêu nhân có tư thế dũng mảnh nhất. Quá trình làm quen với đồ chơi giúp trẻ trở nên khéo léo hơn trong kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, bày tỏ cảm xúc, kỹ năng hoạt động xã hội… Điều thú vị là con yêu cũng sẽ học cách thừa nhận thất bại, ăn mừng chiến thắng, chấp nhận thử thách… và ứng xử mềm dẻo hơn khi con chơi cùng những món đồ con yêu thích.

+ Đồ chơi giúp trẻ có tâm hồn lạc quan hơn

Cùng với việc thử nghiệm các đồ chơi khác nhau, con khám phá thế giới xung quanh có rất nhiều điều thú vị. Bé phát hiện ra mình có thể chơi chung cùng nhóm bạn cùng khu tập thể, thậm chí trao đổi đồ chơi cho nhau để them niềm vui. Đồ chơi cũng chính là những quà tặng mà những người yêu thương gửi tới con. Con nhớ từng món: đây là bộ tô màu bố tặng hôm sinh nhật, kia là anh siêu nhân ông bà tặng hôm trung thu, còn kia là bộ đồ hàng mẹ tặng khi bé nhận được phần thưởng ở lớp. Bé gắn bó với gia đình, cảm nhận được tình yêu thương với gia đình, bạn bè người thân và trường lớp thông qua những trò chơi giản dị như vậy.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng tất cả mọi sự phát triển đều được tăng cường thông qua hành vi chơi đùa của trẻ, từ những tháng đầu đời cho tới tận khi đã đi học. Và trong đó, mỗi món đồ chơi, mỗi trò chơi lại có những tác động khác nhau.

Việc tận dụng các vật liệu phế thải, nguyên vật liệu sẵn để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ đã trở thành việc thường xuyên của giáo viên. Nhiều giáo viên của trường tôi đã sáng tạo ra những đồ dùng thiết thực áp dụng được cho các bài giảng, thu hút được trè tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Đạt được nhiều giải cao trong cuộc thi “ Triển làm đồ dùng dạy học tự tạo” do Quận và Sở tổ chức. Bằng lòng nhiệt huyết, yêu nghề cùng với bàn tay khéo léo của các giáo viên, của trẻ đã tạo ra được nhiều sản phẩm độc đáo và có giá trị sử dụng.

Từ những nguyên vật liệu phế thải tưởng như đã vứt đi như các loại vỏ chai nước giải khát, các lọ dầu gội đầu, lọ comfor, vỏ chai nước mắm, vỏ chai nước rửa chén, nút chai nhựa. . . với sự cần mẫn, bàn tay khéo léo của các giáo viên và phụ huynh để thu lượm, góp nhặt, xử lý, làm sạch, đảm bảo vệ sinh và không gây độc hại cho các cháu, không những giúp bảo vệ môi trường mà có thể tái sử dụng để sáng tạo ra các đồ dùng, đồ chơi thật ngộ nghĩnh phục vụ cho chính các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động.

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn Mô đun 2 môn Tự nhiên xã hội Chương trình tập huấn giáo viên - GDPT 2018

Vậy làm như thế nào để trẻ vừa được chơi, vừa được học lại vừa được sáng tạo là mối quan tâm và cũng là nhu cầu thiết yếu của các bậc phụ huynh cũng như các giáo viên mầm non hiện nay. Là một giáo viên mầm non tôi nhận thức được vấn đề trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tôi cũng luôn tự tìm tòi, học hỏi và sáng tạo ra các phương pháp, hình thức giáo dục trẻ mới. Từ đó tôi đã tìm ra 1 phương pháp dạy học mới, khá tiết kiệm mà rất dễ lôi cuốn trẻ vào hoạt động giúp trẻ học tập và vui chơi tích cực và tốt hơn đó là phương pháp:

“SÁNG TẠO ĐỒ DÙNG TỪ CHAI NHỰA CHO TRẺ MẦM NON”

2. Mục đích nghiên cứu

– Giúp cho giáo viên có tính tự giác, cần cù, chịu khó học hỏi, sáng tạo để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng học tập phù hợp với học sinh lớp mình và yêu cầu của từng tiết học, từng hoạt động.

– Sưu tầm và tự nghĩ ra làm thế nào để tạo ra các đồ dùng đồ chơi mới từ những nguyên vật liệu phế thải nhằm phục vụ công tác giáo dục trẻ mầm non.

– Hình thành tri thức và kỹ năng của giáo viên là tiền đề cơ bản đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy thực sự có hiệu quả .

– Nâng cao chất lượng giảng dạy cho trẻ mầm non thông qua việc sáng tạo từ các chai nhựa được tái sử dụng. Từ đó, giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu:

+ Sưu tầm và tự sáng tạo ra các đồ dùng, đồ chơi mới từ những vật liệu tái sử dụng để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi phù hợp với hoạt dộng học cũng như hoạt động vui chơi.

+ Tổ chức cho trẻ làm quen và gây hứng thú tích cực vào các hoạt động có chủ đích (LQVH, HĐTH, LQCV…) trong giờ hoạt động ngoài trời,

hoạt động góc, mọi lúc mọi nơi.

– Phạm vi nghiên cứu: Tùy theo độ tuổi của trẻ hay tùy theo từng chủ điểm, tùy theo nội dung giáo dục mà giáo viên có thể lựa chọn cách sử dụng và làm đồ dùng đồ chơi mới từ những vật liệu mở, vật liệu tái sử dụng tại trường mầm non Ngô Thì Nhậm để khảo sát và thực nghiệm.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Trong khi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp sau:

– Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

– Phương pháp thực hành

– Phương pháp tìm tòi, sáng tạo

– Phương pháp quan sát, nghiên cứu sản phẩm và đánh giá.

5. Kế hoạch nghiên cứu

– Tháng 9/. . . . . . . . . . : Xác định đề tài, sưu tầm tài liệu.

– Tháng 10/. . . . . . . . . . : Xây dựng đề cương.

– Tháng 11 – 12/. . . . . . . . . . : Tiến hàng sáng tạo và thực nghiệm.

– Tháng 1 – 3/. . . . . . . . . . : Đánh giá kết quả, sửa chữa bổ sung.

– Tháng 4/2015: Viết đề tài, in theo mẫu.

PHẦN II. NÔI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận:

Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề “nóng” và cấp bách trên toàn thế giới. Lượng chất thải ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, các nguồn nước – nơi sống của các động vật thủy sinh bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, nghiêm trọng hơn cả là Trái Đất của chúng ta đang nóng lên từng giờ từng phú. Tại Việt Nam nói riêng, theo thống kê của bộ Tài nguyên – môi trường, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM mỗi năm thải ra khoảng hơn 30.000 tấn chất thải, bao gồm cả rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể xử lý nguồn rác thải khổng lồ này để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường ?

Nhựa được dùng phổ biến đến mức hầu như chẳng ai để ý rằng đó là vật liệu tổng hợp, gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến môi trường. Với những chai nhựa đã qua sử dụng, chúng thường được bỏ đi hoặc tái sử dụng. Cách phân loại này thực ra chỉ dựa trên cảm tính và mục đích sử dụng. Điều quan trọng là những vật liệu này tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên, trở thành một trong những loại rác thải khó xử lý hiện nay.

Với sáng kiến làm đồ chơi từ CHAI NHỰA để tạo thêm nhiều đồ chơi cho trẻ, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu chơi và học của trẻ mầm non, đặc biệt là ở những trường mầm non còn khó khăn . Tôi nhận thấy những đồ chơi này rất dễ làm và rất dễ hoạt động. Cách thức chơi cũng sẽ được thay đổi theo sự phát triển của trẻ, theo nhiều chủ đề và càng có nhiều cách chơi với một đồ chơi thì trẻ sẽ học hỏi được càng nhiều.

Tham khảo thêm:   Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT Quy định mới về thăng hạng giảng viên đại học, cao đẳng

Những chai nhựa nào có thể tái chế? Đó là những chai nhựa có hình dáng thích hợp, không độc hại với trẻ em. Tái chế rất có ích, trẻ vừa có đồ chơi để chơi vừa giảm lượng rác thải góp phần bảo vệ môi trường. Vật liệu tái sử dụng đối với các giáo viên mẫu giáo là một nguyên liệu phong phú để họ có thể thả hồn và tưởng tượng nhằm tạo ra các các mẫu đồ chơi thân thiện môi trường, không những góp phần bảo vệ môi trường, ngăn chặn chất thải và giảm thiểu rác thải, đồng thời tiết kiệm chi phí và mang đến cho trẻ những món đồ chơi hết sức độc đáo và đẹp mắt. Bằng những vật liệu đơn giản, thêm một chút thời gian và sự khéo léo, khả năng sáng tạo của mình ,bạn sẽ có cả kho đồ chơi “độc quyền”, không tìm thấy cái thứ hai. Nếu bạn là người khéo tay, hãy chịu khó tưởng tượng một chút về thế giới của trẻ thơ, bảo đảm đồ chơi này sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ cũng như tạo được hứng thú trong các hoạt động.

Với sự phát triển hiện đại của xã hội ngày nay, việc chọn mua một đồ chơi cho trẻ là việc quá dễ dàng, nhưng việc sưu tầm các “ Nguyên vật liệu mở”, thu thập lại các phế liệu để tái chế, sử dụng trở lại phục vụ cho cuộc sống không những góp phần vào việc bảo vệ môi trường mà còn tạo ra được những món đồ chơi độc đáo, đẹp, có ý nghĩa giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non.

Trong các buổi sinh nhật của trẻ, phụ huynh thường mang đến cho con những chai nước C2, trà xanh, coca cola…đầy màu sắc và có những hình dáng rất xinh xắn và sau khi uống hết thì những chiếc vỏ đó lại bị vứt bỏ vào thùng rác, tôi thấy thật tiếc và lãng phí . Chính những lý do trên đã làm nảy sinh trong tôi sáng kiến tạo ra các món đồ chơi giúp trẻ vừa được chơi, vừa được học từ những chai nhựa này. Từ những chai nhựa vô tri, vô giác nhưng với sự sáng tạo có thể tạo ra những đồ dùng học tập ngộ nghĩnh, những con vật rất dễ thương và sinh động… giúp cho hoạt động học và chơi của trẻ thêm phần hấp dẫn hơn một cách rất hiệu quả, đem lai kết quả cao. Tại sao lại không? Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, trẻ sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quý sức lao động ngay khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non.

2. Thực trạng của vấn đề:

Trong quá trình nghiên cứu việc sáng tạo từ chai nhựa trong giảng dạy cho trẻ mầm non có những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

– Bản thân đã nắm chắc những kiến thức, phương pháp và cách tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ đồng thời yêu thích tìm tòi, khám phá những cái mới vừa hiệu quả lại vừa thiết thực trong việc giảng dạy.

– Là 1 giáo viên trẻ, hoạt bát, nhanh nhẹn, có năng lực về chuyên môn, có khả năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ có tính thẩm mỹ và ứng dụng cao.

– Đa số trẻ được học qua các lớp dưới, nhanh nhẹn, hiếu động thích tìm tòi, khám phá với những hoạt động và đồ chơi mới lạ.

– Cơ sở vật chất nhà trường có đủ các góc chơi, đồ chơi và các điều kiện cơ bản để thực hiện chương trình GDMN

– Phụ huynh quan tâm đến việc học tập và vui chơi của trẻ tại lớp.

* Khó khăn:

– Trong quá trình thực hiện việc sáng tạo từ vật chai nhựa giáo viên chưa thường xuyên thực hiện được đúng như sáng tạo của mình nghĩ ra do thời gian và lượng công việc trong ngày quá nhiều.

– Sĩ số lớp đông so với diện tích lớp, một số trẻ hiếu động không tập trung vào các hoạt động.

– Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập và vui chơi của con em mình khi ở trường.

3. Biện pháp thực hiện:

Ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ thơ còn có những nhu cầu khác nữa mà các bậc phụ huynh cùng các giáo viên cần quan tâm đến: Thỏa mãn các nhu cầu của trẻ như: giải trí, vui chơi, nhận thức, giao tiếp, tưởng tượng. . . Vậy làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, thật tiết kiệm, nhưng lại đạt hiệu quả cao. Có thể nói việc sử dụng “nguyên vật liệu tái sử dụng” trong việc tổ chức các hoạt động không có gì mới đối với giáo viên chúng ta. Nhưng làm thế nào cho hiệu quả, phát huy tích cực, khả năng sáng tạo và tưởng tượng ở trẻ mới là điều cần quan tâm

Dựa vào các yếu tố trên tôi đã áp dụng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu chơi và học của trẻ và cũng xin giới thiệu chọn lọc một số đồ dùng đồ chơi được:

………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Sáng tạo đồ dùng từ chai nhựa cho trẻ Mầm non Mẫu sáng kiến kinh nghiệm trường Mầm non của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *