Bạn đang xem bài viết ✅ Cách tính delta và delta phẩy phương trình bậc 2 Ôn thi vào lớp 10 môn Toán ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cách tính delta, cách tính delta phẩy trong phương trình bậc 2 là kiến thức quan trọng và là nền tảng cho các bài toán từ cơ bản đến nâng cao của môn Toán 9. Trong bài viết hôm nay Wikihoc.com sẽ giới thiệu chi tiết công thức tính delta, delta phẩy ứng dụng giải phương trình bậc 2 và nhiều dạng bài tập mẫu vận dụng.

Thông qua tài liệu cách tính delta, delta phẩy các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng nắm được công thức để biết cách vận dụng vào giải bài tập. Bên cạnh đó các bạn xem thêm một số bài tập Toán nâng cao lớp 9, tâm đường tròn nội tiếp tam giác.

1. Phương trình bậc hai một ẩn

Phương trình bậc hai một ẩn là phương trình có dạng:

ax2 + bx + c = 0

Trong đó a ≠ 0, a, b là hệ số, c là hằng số.

2. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn

Ta sử dụng một trong hai công thức nghiệm sau để giải phương trình bậc hai một ẩn:

+ Tính: = b2 – 4ac

Nếu > 0 thì phương trình ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm phân biệt:

x_1=frac{-b +sqrt{triangle}}{2a}; x_2=frac{-b -sqrt{triangle}}{2a}

Nếu = 0 thì phương trình ax2 + bx + c = 0 có nghiệm kép:

x_1=x_2=frac{-b}{2a}

Nếu < 0 thì phương trìnhax2 + bx + c = 0  vô nghiệm:

+ Tính : ’ = b’2 – ac trong đó b'=frac{b}{2} ( được gọi là công thức nghiệm thu gọn)

Nếu ∆’ > 0 thì phương trình ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm phân biệt:

x_1=frac{-b' +sqrt{triangle'}}{a}; x_2=frac{-b -sqrt{triangle'}}{a}

Nếu ‘ = 0 thì phương trình ax2 + bx + c = 0 có nghiệm kép:

x_1=x_2=frac{-b'}{a}

Nếu ‘ < 0 thì phương trình ax2 + bx + c = 0 vô nghiệm.

3. Hệ thức Viet

Cho phương trình bậc 2 một ẩn: a x^{2}+b x+c=0(a neq 0)left({ }^{*}right) có 2 nghiệm x_{1}x_{2}. Khi đó 2 nghiệm này thỏa mãn hệ thức sau: thì ta có Công thức Vi-et như sau:

left{begin{array}{l}

S=x_{1}+x_{2}=-frac{b}{a} \

P=x_{1} x_{2}=frac{c}{a}

end{array},left(S^{2}-4 P geqslant 0right)right.

Hệ thức Viet dùng để giải quyết nhiều dạng bài tập khác nhau liên quan đến hàm số bậc 2 và các bài toán quy về hàm số bậc 2 . Xong 3 công thức nghiệm bên trên thì chúng ta đã có thể thoải mái làm bài tập rồi. Hãy cùng đến các bài tập vận dụng ngay dưới đây.

Tham khảo thêm:   96 câu tiếng Anh giao tiếp được sử dụng nhiều nhất Tài liệu học tiếng Anh giao tiếp cơ bản

Phân dạng bài tập sử dụng công thức delta, delta phẩy

Ứng với 3 công thức trên, chúng ta có các dạng bài tập tương ứng: Giải phương trình bậc 2 một ẩn cơ bản và biện luận nghiệm phương trình bậc 2 một ẩn. Để giải các dạng bài tập này, chúng ta cần nắm vững công thức nghiệm delta, công thức nghiệm delta phẩy và định lý Vi-et (dùng để giải các bài toán biện luận tham số).

4. Tại sao phải tìm ∆?

Ta xét phương trình bậc 2:

ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)

⇔ a(x2 + frac{b}{a}x) + c = 0 (rút hệ số a làm nhân tử chung)

⇔ a[x2 +2.frac{b}{{2a}}.x + {left( {frac{b}{{2a}}} right)^2}{left( {frac{b}{{2a}}} right)^2}]+ c = 0 (thêm bớt các hệ số để xuất hiện hằng đẳng thức)

⇔ aleft(x+frac{b}{2a}right)^2 -frac{b^2}{4a}+c=0 (biến đổi hằng đẳng thức)

Leftrightarrow a left ( x + frac{b}{2a} right )^2= frac{b^2}{4a}-c (chuyển vế)

Leftrightarrow a left ( x + frac{b}{2a} right )^2= frac{b^2-4ac}{4a} (quy đồng mẫu thức)

Leftrightarrow 4a^2.left ( x + frac{b}{2a} right )^2 = b^2-4ac (1) (nhân chéo do a ≠ 0)

Vế phải của phương trình (1) chính là triangle mà chúng ta vẫn hay tính khi giải phương trình bậc hai. Vì 4a> 0 với mọi a ≠ 0 và  left ( x+frac{b}{2a}right ) ^2 ge 0 nên vế trái luôn dương. Do đó chúng ta mới phải biện luận nghiệm của b2 – 4ac.

Biện luận nghiệm của biểu thức 

+ Với b2 – 4ac < 0, vì vế trái của phương trình (1) lớn hơn bằng 0, vế phải của phương trình (1)  nhỏ hơn 0 nên phương trình (1) vô nghiệm.

+ Với b2 – 4ac = 0, phương trình trên trở thành:

4a^2left ( x+frac{b}{2a} right )^2=0 Leftrightarrow x=-frac{b}{2a}

Phương trình đã cho có nghiệm kép x_1=x_2=-frac{b}{2a}.

+ Với b2 – 4ac > 0, phương trình trên trở thành:

4a^2left ( x+frac{b}{2a} right ) ^2= b^2-4ac

Leftrightarrow {left[ {2aleft( {x + frac{b}{{2a}}} right)} right]^2} = {b^2} - 4ac Leftrightarrow left[ begin{array}{l}
2aleft( {x + frac{b}{{2a}}} right) = sqrt {{b^2} - 4ac} \
2aleft( {x + frac{b}{{2a}}} right) =  - sqrt {{b^2} - 4ac} 
end{array} right.

Leftrightarrow left[ begin{array}{l}
x + frac{b}{{2a}} = frac{{sqrt {{b^2} - 4ac} }}{{2a}}\
x + frac{b}{{2a}} =  - frac{{sqrt {{b^2} - 4ac} }}{{2a}}
end{array} right. Leftrightarrow left[ begin{array}{l}
x = frac{{ - b + sqrt {{b^2} - 4ac} }}{{2a}}\
x = frac{{ - b - sqrt {{b^2} - 4ac} }}{{2a}}
end{array} right.

Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt

x_1 = frac{{ - b + sqrt {{b^2} - 4ac} }}{{2a}}x_2 = frac{{ - b - sqrt {{b^2} - 4ac} }}{{2a}}

Trên đây là toàn bộ cách chứng minh công thức nghiệm của phương trình bậc hai. Nhận thấy rằng b2 – 4ac là mấu chốt của việc xét điều kiện có nghiệm của phương trình bậc hai. Nên các nhà toán học đã đặt = b2 – 4ac nhằm giúp việc xét điều kiện có nghiệm trở nên dễ dàng hơn, đồng thời giảm thiểu việc sai sót khi tính toán nghiệm của phương trình.

5. Bảng tổng quát nghiệm của phương trình bậc 2

Phương trình bậc hai a{x^2} + bx + c = 0left( {a ne 0} right)

Trường hợp nghiệm

Công thức nghiệm Delta  = {b^2} - 4ac

Công thức nghiệm thu gọn (áp dụng khi hệ số b chẵn)

Delta  = b{'^2} - ac với b' = frac{b}{2}

Phương trình vô nghiệm

Delta  < 0 Delta ' < 0

Phương trình có nghiệm kép

Delta  = 0. Phương trình có nghiệm kép:

{x_1} = {x_2} = frac{{ - b}}{{2a}}

Delta ' = 0. Phương trình có nghiệm kép:

{x_1} = {x_2} = frac{{ - b'}}{a}

Phương trình có hai nghiệm phân biệt

Delta  > 0. Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

{x_1} = frac{{ - b + sqrt Delta  }}{{2a}};,,,{x_2} = frac{{ - b - sqrt Delta  }}{{2a}}

Delta ' > 0. Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

6. Các dạng bài tập cách tính delta và delta phẩy

Bài 1: Xác định a, b’, c rồi dùng công thức nghiệm thu gọn giải các phương trình:

a) 4{x^2} + 4x + 1 = 0;

b) 13852{x^2} - 14x + 1 = 0;

Lời giải:

a) 4{x^2} + 4x + 1 = 0

Ta có: a = 4, b' = 2, c = 1

Suy ra Delta' = {2^2} - 4.1 = 0

Do đó phương trình có nghiệm kép:

{x_1} = {x_2} = dfrac{ - 2}{4} = - dfrac{1 }{ 2}.

b) 13852{x^2} - 14x + 1 = 0

Ta có: a = 13852, b' = - 7, c = 1

Suy ra Delta' = {( - 7)^2} - 13852.1 = - 13803 < 0

Tham khảo thêm:   Tăng tốc độ lướt web với dịch vụ DNS 1.1.1.1 từ Cloudflare

Do đó phương trình vô nghiệm.

Bài 2: Giải các phương trình dưới đây:

a, x2 – 5x + 4 = 0 b, 6x2 + x + 5 = 0
c, 16x2 – 40x + 25 = 0 d, x2 – 10x + 21 = 0
e, x2 – 2x – 8 = 0 f, 4x2 – 5x + 1 = 0
g, x2 + 3x + 16 = 0 h, 2x2 + 2x + 1 = 0

Nhận xét:đây là dạng toán điển hình trong chuỗi bài tập liên quan đến phương trình bậc hai, sử dụng công thức nghiệm và công thức nghiệm thu gọn để giải các phương trình bậc hai.

Lời giải:

a, x2 – 5x + 4 = 0

(Học sinh tính được ∆ và nhận thấy ∆ > 0 nên phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt)

Ta có: ∆ = b2 – 4ac = (-5)2 – 4.1.4 = 25 – 16 = 9 > 0

Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt:

x_1=frac{-b+sqrt{Delta}}{2a}=frac{5+3}{2}=4x_2=frac{-b-sqrt{Delta}}{2a}=frac{5-3}{2}=1

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = {1; 4}

b, 6x2 + x + 5 = 0

(Học sinh tính được ∆ và nhận thấy ∆ < 0 nên phương trình đã cho vô nghiệm)

Ta có:  ∆ = b2 – 4ac = 12 – 4.6.5 = 1 – 120 = – 119 < 0

Phương trình đã cho vô nghiệm.

Vậy phương trình vô nghiệm.

c, 16x2 – 40x + 25 = 0

(Học sinh tính được ∆ hoặc tính công thức nghiệm thu gọn ∆’ và nhận thấy ∆’ = 0 nên phương trình đã cho có nghiệm kép)

Ta có: ∆’ = b’2 – ac = (-20)2 – 16.25 = 400 – 400 = 0

Phương trình đã cho có nghiệm kép: x_1=x_2=frac{-b'}{a}=frac{20}{16}=frac{5}{4}

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S=left { frac{5}{4} right }

d, x2 – 10x + 21 = 0

(Học sinh tính được ∆ hoặc tính công thức nghiệm thu gọn ∆’ và nhận thấy ∆’ > 0 nên phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt)

Ta có: ∆’ = b’2 – ac = (-5)2 – 1.21 = 25 – 21 = 4 > 0

Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt:

x_1=frac{-b'+sqrt{Delta'}}{a}=frac{-5+2}{1}=-3x_2=frac{-b'-sqrt{Delta'}}{a}=frac{-5-2}{1}=-7

Vậy phương trình có tập nghiệm S = {-7; -3}

e, x2 – 2x – 8 = 0

(Học sinh tính được ∆ hoặc tính công thức nghiệm thu gọn ∆’ và nhận thấy ∆’ > 0 nên phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt)

Ta có: ∆’ = b’2 – ac = (-1)2 – 1.(-8) = 1 + 8 = 9 > 0

Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt:

x_1=frac{-b'+sqrt{Delta'}}{a} =frac{1+3}{1}=4x_2=frac{-b'-sqrt{Delta'}}{a}=frac{1-3}{1}=-2

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-2; 4}

f, 4x2 – 5x + 1 = 0

(Học sinh tính được ∆ và nhận thấy ∆ > 0 nên phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt)

Ta có:  ∆ = b2 – 4ac = (-5)2 – 4.4.1 = 25 – 16 = 9 > 0

Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt x_1=1x_2=frac{1}{4}

Vậy tập nghiệm của phương trình là S=left { frac{1}{4};1 right }

g,  x2 + 3x + 16 = 0

(Học sinh tính được và nhận thấy < 0 nên phương trình đã cho vô nghiệm)

Ta có: ∆ = b2 – 4ac = 32 – 4.1.16 = 9 – 64 = -55 < 0

Phương trình đã cho vô nghiệm

Vậy phương trình vô nghiệm.

h, 2x^2+2x+1=0

(Học sinh tính được ∆ hoặc tính công thức nghiệm thu gọn ∆’ và nhận thấy ∆’ < 0 nên phương trình đã cho có vô nghiệm)

Tham khảo thêm:   Ngân hàng câu hỏi tập huấn Giáo dục thể chất lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đáp án 10 câu trắc nghiệm Giáo dục thể chất 6

Ta có: Delta  = {b'^2} - 4ac = {1^2} - 4.2.1 = 1 - 8 =  - 7 < 0

Phương trình đã cho vô nghiệm.

Vậy phương trình vô nghiệm.

Bài 3: Cho phương trình x^2-6x+m^2-4m=0(1)

a, Tìm m để phương trình có nghiệm x = 1

b, Tìm m để phương trình có nghiệm kép

c, Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt

Nhận xét: đây là một dạng toán giúp các bạn học sinh ôn tập được kiến thức về cách tính công thức nghiệm của phương trình bậc hai cũng như ghi nhớ được các trường hợp nghiệm của phương trình bậc hai.

Lời giải:

a, x = 1 là nghiệm của phương trình (1). Suy ra thay x = 1 vào phương trình (1) có:

1^2-6.1+m^2-4m=0 Leftrightarrow m^2-4m-5=0 (2)

Xét phương trình (2)

Delta'=b'^2-ac=(-2)^2-1.(-5)=9>0

Phương trình (2) có hai nghiệm phân biệt m_1=5m_2=-1

Vậy với m = 5 hoặc m = -1 thì x = 1 là nghiệm của phương trình (1)

b, Xét  phương trình (1) có:

Delta'=b'^2-ac=(-3)^2-1.(m^2-4m)=-m^2+4m+9

Để phương trình (1) có nghiệm kép khi và chỉ khi Delta'=0

Leftrightarrow -m^2+4m+9=0 (2)

Sử dụng công thức nghiệm để giải phương trình (2) có m=2pm sqrt{13}

Vậy với m=2pmsqrt{13} thì phương trình (1) có nghiệm kép

c, Xét  phương trình (1) có:

Delta'=b'^2-ac=(-3)^2-1.(m^2-4m)=-m^2+4m+9

Để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi Delta'>0

Leftrightarrow -m^2+4m+9>0

Leftrightarrow 2-sqrt{13} < m <2+ sqrt{13}

Vậy với 2-sqrt{13} < m <2+ sqrt{13} thì phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt.

7. Bài tập tự luyện

Bài 1: Chứng minh rằng phương trình sau có nghiệm với mọi a, b:

(a+1) x² – 2 (a + b)x + (b- 1) = 0

Bài 2: Cho phương trình x² – 2(m+1)x + m² + m +1 = 0

Tìm các giá trị của m để phương trình có nghiệm

Trong trường hợp phương trình có nghiệm là x1, x2 hãy tính theo m

Bài 3: Giả sử phương trình bậc hai x² + ax + b + 1 = 0 có hai nghiệm dương. Chứng minh rằng a² + b² là một hợp số.

Bài 4: Cho phương trình (2m – 1)x² – 2(m + 4 )x +5m + 2 = 0 (m #½)

Tìm giá trị của m để phương trình có nghiệm.

Khi phương trình có nghiệm x1, x2, hãy tính tổng S và tích P của hai nghiệm theo m.

Tìm hệ thức giữa S và P sao cho trong hệ thức này không có m.

Bài 5: Cho phương trình x² – 6x + m = 0. Tính giá trị của m, biết rằng phương trình có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn điều kiện x1 – x2 = 4.

Bài 6: Cho phương trình bậc hai: 2x² + (2m – 1)x +m – 1 =0

Chứng minh rằng phương trình luôn luôn có nghiệm với mọi m.

Xác định m để phương trình có nghiệm kép. Tìm nghiệm đó.

Xác định m để phương trình có hai nghiệm phan biệt x1, x2 thỏa mãn -1 < x1 < x2 < 1

Trong trường hợp phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2, hãy lập một hệ thức giữa x1, x2 không có m

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách tính delta và delta phẩy phương trình bậc 2 Ôn thi vào lớp 10 môn Toán của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *