Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những mở bài về bài thơ Hầu trời (15 mẫu) Mở bài Hầu trời của Tản Đà ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những mở bài về bài thơ Hầu trời của Tản Đà gồm 15 mẫu mở bài hay nhất, giúp các bạn có nhiều ý tưởng mới khi viết văn.

Qua 15 mẫu mở bài Hầu trời giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, biết cách viết một mở bài ngắn gọn, súc tích, gọi tên được vấn đề và có sức lôi cuốn, tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với người chấm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết mở bài Hầu trời mời các bạn cùng theo dõi.

Mở bài phân tích bài thơ Hầu trời hay nhất

Mở bài phân tích bài thơ Hầu trời – Mẫu 1

Khi chốn nước non này còn lặng lẽ vào những năm đầu thế kỉ XX, người ta bỗng thấy một nhà thơ đã làm xao động cả giới văn đàn. Ông được gọi là người “nằm vắt mình qua hai thế kỉ”, “gạch nối giữa hai thế kỉ”, người đặt nền móng đầu tiên cho thơ mới. Ông chính là Tản Đà. Điều ông mang tới là một hồn thơ lãng mạn, bay bổng mà vẫn đầy cảm thương, phong cách tài hoa, độc đáo mà vẫn giữ được cốt cách thơ ca dân tộc. Một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho cái tôi trong thơ ấy là Hầu Trời. Thi phẩm được in trong tập Còn chơi xuất bản vào năm 1921 đã tạo nên ấn tượng đặc biệt và khẳng định tài năng của nhà thơ.

Mở bài phân tích bài thơ Hầu trời – Mẫu 2

Tản Đà dấu gạch nối, bản lề khép mở giữa hai giai đoạn văn học Việt Nam. Ông để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ, phong phú trên nhiều thể loại. Tác phẩm của ông thể hiện cái tôi vừa lãng mạn, bay bổng vừa ngông nghênh. Chính những yếu tố đã tạo nên dấu ấn riêng biệt cho thơ văn Tản Đà. Hầu trời có thể coi là một trong những tác phẩm hay nhất, kết tinh giá trị nội dung, nghệ thuật của Tàn Đà.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi trốn tìm Dàn ý & 3 bài văn mẫu lớp 7

Mở bài phân tích bài thơ Hầu trời – Mẫu 3

Tản Đà được coi là “người nằm vắt mình qua hai thế kỉ”, là gạch nối giữa thơ mới và thơ cũ, là người đặt nền móng cho thơ mới. Những đánh giá ấy đã xác nhận vị trí quan trọng của Tản Đà đối với văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Ông là đại diện tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn này, giai đoạn văn học dân tộc có những bước chuyển mình, bắt đầu cho giai đoạn hiện đại hoá mau lẹ. Hầu trời là một bài thơ có rất nhiều điểm mới. Bài thơ thể hiện đậm nét cá tính sáng tác của Tản Đà.

Mở bài phân tích bài thơ Hầu trời – Mẫu 4

Tản Đà (1889 – 1939) là người có lối sống và sự nghiệp văn chương mang dấu ấn “người của hai thế kỉ”. Vào những năm 20 của thế kỉ XX, Tản Đà nổi được ví như một ngôi sao sáng trên thi đàn thơ văn Việt Nam,ông có những tác phẩm tiêu biểu như: “Thơ Tản Đà” (1925); “Giấc mộng lớn” (tự truyện – 1928); “Còn chơi” (thơ và văn xuôi – 1921)…hồn thơ Tản Đà thể hiện “cái tôi” lãng mạn, bay bổng vừa phóng khoáng lại vừa cảm thương. Hầu trời là một trong số bài thơ tiêu biểu trong tập “còn chơi” thể hiện rõ nét nhất tâm hồn phóng khoáng, đôi khi là nét ngông, và cũng góp phần khẳng định giá trị bản thân trước cuộc đời của Tản Đà.

Mở bài phân tích bài thơ Hầu trời – Mẫu 5

“Tản Đà con người của hai thế kỷ”. Cả cuộc đời, lối sống và sự nghiệp văn chương của ông đều mang dấu ấn 2 thời đại: trung đại-hiện đại. Ông sinh ra trong một gia đình quan lại phong kiến, giữa buổi Đông Tây giao thời Hán học suy tàn, Tây học cũng mới bắt đầu nên thi sĩ không theo nghiệp thi thố làm quan mà mưu sinh bằng nghề sáng tác thơ ca, viết báo, làm văn. Thơ văn của ông có thể xem là dấu gạch nối giữa hai thời đại. Trong đó đặc sắc nhất là bài thơ “Hầu trời” thể hiện cái tôi cá nhân phóng túng, tự do tự khẳng định mình bằng cảm hứng lãng mạn nhưng không thoát li khỏi hiện thực xã hội.

Mở bài phân tích bài thơ Hầu trời – Mẫu 6

Mỗi khi giới văn học nhắc đến người “nằm vắt ngang mình giữa hai thế kỷ” người ta sẽ nghĩ ngay đến Tản Đà. Không chỉ vậy ông còn được mệnh danh là cầu nối văn học giữa nền văn học trung đại và hiện đại, là người đặt nền móng cho Thơ mới. Thơ Tản Đà là thơ của cái tôi bay bổng, lãng mạn, của cái tôi yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. “Hầu trời” là một trong số những bài thơ thể hiện rất rõ cái tôi của ông.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Phú Thọ năm 2012 - 2013 môn Hóa học Sở GD&ĐT Phú Thọ

Mở bài cảm nhận bài thơ Hầu trời

Mở bài cảm nhận bài Hầu trời – Mẫu 1

“Hầu Trời” là một bài thơ rất đặc sắc và độc đáo; độc đáo ở thi đề, độc đáo cảm hứng, độc đáo ở nội dung bài thơ. “Hầu Trời” được viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên, bên cạnh những khổ thơ bốn câu, tác giả đan xen vào những đoạn thơ sáu câu, mười câu, mười hai câu… mang dáng dấp một bài hành nhỏ. Cấu trúc đa dạng ấy đã mở ra một không gian nghệ thuật để Tản Đà bộc lộ cái tôi của mình, và cho nó “tung hoành” nơi Thiên môn đế khuyết.

Mở bài cảm nhận bài Hầu trời – Mẫu 2

Được coi là một dấu gạch nối giữa hai nền văn học truyền thống và văn học hiện đại, Tản Đà có lẽ là nhà thơ đặc biệt nhất trong nền thi ca của Việt Nam. Ông là nhà thơ, “là hiện tượng phức tạp vào bậc nhất nhất trong lịch sử văn học Việt Nam”. Ở thơ của ông, chủ đạo không chỉ là sự lãng mạn, bay bổng mà còn là một cái “tôi” ngông ngạo, bất chấp. Đọc bất cứ bài thơ nào của Tản Đà,ta cũng có thể cảm nhận được ở trong đó cái chất thơ ngông cuồng của ông. Và “Hầu trời” là một trong những tác phẩm khiến cho ta cảm nhận được rõ cái chất thơ đặc sắc ấy!

Mở bài cảm nhận bài Hầu trời – Mẫu 3

Thơ Tản Đà thể hiện “cái tôi” lãng mạn, bay bổng vừa phóng khoáng lại vừa cảm thương, chính vì vậy ông đã được nhà phê bình văn học Hoài Thanh xếp ở vị trí đầu tiên trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”. Một bài thơ thể hiện khá rõ nét phong cách này của Tản Đà là bài “Hầu trời. Bài thơ được in trong tập “Còn chơi”, xuất bản năm 1921, thể hiện rõ nhất “cái tôi” cá nhân ngông nghênh, phóng túng và khao khát được khẳng định giá trị bản thân trước cuộc đời của Tản Đà.

Mở bài phân tích cái ngông của Tản Đà

Mở bài phân tích cái ngông của Tản Đà – Mẫu 1

Nam Cao đã từng nói: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” chính điều đó làm nên cái tôi cá nhân có dấu ấn riêng biệt của mỗi tác giả. Tản Đà là một nhà văn có cái tôi ngông khác người nên thơ văn ông để lại một nét đặc sắc không thể lẫn với bất kì nhà văn nhà thơ nào. Đặc biệt cái tôi ngông ấy được thể hiện xuất sắc trong bài thơ “Hầu trời” với lối viết phóng khoáng, tự do khẳng định tài năng của bản thân.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Vì em quá cô đơn

Mở bài phân tích cái ngông của Tản Đà – Mẫu 2

Xuân Diệu đã từng nhận xét Tản Đà: “có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám có một cái tôi”. Đây quả là một nhận xét xác đáng về bản lĩnh cá nhân, về cái tôi ngông ngạo, hơn đời của Tản Đà. Cái tôi “ngông” là một nét đặc sắc, tạo nên dấu ấn riêng trong sáng tác của ông. Và được thể hiện đặc biệt rõ nét qua tác phẩm Hầu trời.

Mở bài phân tích cái ngông của Tản Đà – Mẫu 3

Người ta nói nhiều về Tản Đà vào những năm ấy, thời khắc chuyển giao của văn chương truyền thống và văn chương hiện đại. Đó là nhà thơ của hai thời đại, “dấu gạch nối giữa hai thế kỉ” bởi nhiều lý do. Ông tiêu biểu cho kiểu nhà nho tài tử, là người đầu tiên mang văn chương ra bán phố phường. Đó là những đóng góp mới mẻ của ông về hình thức thơ, diện mạo thơ vừa lãng mạn vừa cảm thương, vừa mới mẻ vừa giữ cốt cách hồn thơ dân tộc. Nhưng có lẽ không ai phủ nhận được, điều mà Tản Đà ghi dấu ấn trong lòng độc giả lại chính là cá tính trong thơ, còn gọi là cái tôi ngông mà ông đã bộc lộ. Và một trong những thi phẩm thể hiện được đó, là Hầu Trời. Bài thơ được in trong tập Còn chơi, năm 1921 thể hiện được đậm nét cái tôi ngông của nhà thơ.

Mở bài phân tích cái ngông của Tản Đà – Mẫu 4

Tản Đà là một trong những thi sĩ đi đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. ông là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam. Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của mình một cách hết sức độc đáo và mới mẻ. Và “Hầu Trời” là một trong những bài thơ kết tinh những nét riêng độc đáo đó.

Mở bài phân tích cái ngông của Tản Đà – Mẫu 5

Bài thơ “Hầu trời” đã thể hiện được phong cách thơ rất “ngông” của Tản Đà nhưng vẫn mang tâm hồn lãng mạn đúng với nhận xét của Xuân Diệu “Chủ nghĩa lãng mạn với cá thể đã bật nứt ra trong văn học Việt Nam những năm đầu của thế kỉ XX bằng Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu”. Tác phẩm đã để lại cho ta nhiều ấn tượng về phẩm chất và tài năng của một con người được coi là dấu gạch nối giữa hai thế kỉ.

Mở bài phân tích cái ngông của Tản Đà – Mẫu 6

Tản Đà là một trong những nhà thơ lớn vào những năm đầu thế kỷ XX. Những đóng góp của ông cho nền văn chương Việt Nam với những tác phẩm đặc sắc làm xao động cả giới văn đàn. Tản Đà được ví như là một cầu nối giữa hai thế kỷ và là nhân tố tiêu biểu đặt nền móng cho sự phát triển của dòng thơ mới. Đọc các tác phẩm thơ của Tản Đà chúng ta sẽ thấy được chất từ giản dị trong câu thơ, thấy được một tâm hồn lãng mạn nhưng cũng đầy phong cách. Thơ của Tản Đà rất độc đáo nhưng vẫn giữ được cốt cách của thơ ca dân tộc. Ngày hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích bài thơ “Hầu Trời” để thấy được cái tôi của nhà thơ Tản Đà.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những mở bài về bài thơ Hầu trời (15 mẫu) Mở bài Hầu trời của Tản Đà của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *