Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Suy nghĩ về vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc 3 đoạn văn mẫu lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 12: Suy nghĩ về vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.

Hy vọng với 3 đoạn văn mẫu lớp 12 dưới đây, các bạn học sinh sẽ có thể hoàn thành bài viết của mình một cách nhanh chóng, cũng như chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc Gia sắp tới.

Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc trong cuộc sống hôm nay.

Đoạn văn mẫu số 1

Bản sắc văn hóa dân tộc – một cụm từ nghe có vẻ trừu tượng nhưng thực ra nếu hiểu đơn giản thì đó chính là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần cốt lõi của một dân tộc. Đó là hồn cốt của mỗi dân tộc, chính vì vậy, mỗi công dân cần có trách nhiệm giữ gìn và phát huy điều bản sắc văn hóa. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian. Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo… Sau đó, cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần… Đôi khi, việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước… Thế hệ trẻ hôm nay – những con người luôn dễ dàng tiếp thu với cái mới, hãy sống có ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 58/QĐ-TTG Về việc phê chuẩn kết quả bầu cử bổ sung Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2004 - 2011

Đoạn văn mẫu số 2

Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, xã hội ngày càng thay đổi một cách chóng mặt. Nhiều những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một. Điều đó đã nhắc nhở mỗi người về trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp trong cuộc sống hiện nay. Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam được hình thành qua quá trình lịch sử lâu đời, gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, những giá trị tốt đẹp đó vẫn được lưu giữ. Cho đến khi xã hội ngày càng hiện đại, những giá trị đó đang bị mai một dần. Chính vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp tích cực hơn. Mỗi người dân phải tự có ý thức bảo vệ những giá trị văn hoá (vật thể và phi vật thể) của địa phương, đất nước mình. Sau đó là đến từ sự quyết liệt của Nhà nước khi ban hành những biện pháp xử lý thích đáng đối với những hành vi gây tác động xấu đến văn hoá. Cùng với đó, cần có sự quan tâm đến việc trùng tu, bảo tồn những di tích, danh lam thắng cảnh và đặc biệt là giữ gìn những giá trị văn hoá phi vật thể. Như vậy, trách nhiệm bảo vệ giá trị văn hóa tốt đẹp không phải của riêng một ai. Từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng và cả đất nước hãy cùng chung tay bảo vệ những nét đẹp đáng quý của dân tộc.

Tham khảo thêm:   Mẫu công văn đề nghị ngừng cung cấp dịch vụ Internet

Đoạn văn mẫu số 3

Trong cuộc sống hiện đại của khoa học – công nghệ, con người đôi khi đã đánh mất đi những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đó là những giá trị làm nên bản sắc của dân tộc, được gọi cụ thể là bản sắc văn hóa dân tộc. Đó có thể là những truyền thống tốt đẹp như truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học, truyền thống thủy chung nghĩa tình. Tất cả thể hiện đạo lí sống tốt đẹp của con người Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải giữ gìn, sau đó là phát huy những giá trị tốt đẹp đó. Mỗi người trẻ cần thấy được ý nghĩa to lớn của nền văn hoá dân tộc – đó là những giá trị được đúc kết từ ngàn đời đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân Việt Nam. Những giá trị đó đã giúp con người Việt luôn giữ gìn được lối sống tốt đẹp, vượt qua những thăng trầm trong lịch sử dựng và giữ nước. Tiếp đến mỗi gia đình hãy cùng với xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là bảo thủ, giữ nguyên những giá trị đã có. Chúng ta cũng cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu “hoà nhập nhưng không hoà tan” trong một thời đại mới. Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa trong cuộc sống hiện đại hôm nay, thế hệ trẻ chính là đối tượng đóng vai trò quan trọng. Mỗi học sinh, sinh viên hãy tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước phát triển.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp bài tập tiếng Anh nâng cao dành cho tiểu học Bài tập tiếng Anh tiểu học nâng cao

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Suy nghĩ về vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc 3 đoạn văn mẫu lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *