Bạn đang xem bài viết ✅ Ngân hàng câu hỏi tập huấn Địa lí lớp 6 sách Cánh diều Đáp án 15 câu trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 6 môn Địa lý ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngân hàng câu hỏi tập huấn Địa lí lớp 6 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý 6 trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 6 mới.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án môn Ngữ văn, Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Khoa học tự nhiên, cùng hướng dẫn xem bộ sách giáo khoa lớp 6 mới để tìm hiểu trước về các bộ sách mới. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Địa lý 6 sách Cánh diều

Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng về quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí?

A. Chương trình hướng tới hình thành, phát triển ở học sinh tư duy khoa học, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo cả chiều không gian và thời gian.
B. Chương trình hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực chung, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và khả năng sáng tạo.
C. Chương trình được xây dựng theo hướng đồng tâm, nhấn mạnh việc phát triển các kiến thức, kĩ năng của môn Lịch sử và Địa lí.
D. Chương trình kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình tiên tiến trên thế giới.

Tham khảo thêm:   Tin học 11: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng Tin học lớp 11 trang 42 sách Cánh diều

Câu 2: Năm phẩm chất chủ yếu nào dưới đây là yêu cầu cần đạt trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí THCS?

A. Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
B. Yêu Tổ quốc, yêu lao động, chăm chỉ, thật thà, tiết kiệm.
C. Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước, yêu lao động.
D. Trung thực, tiết kiệm, chăm chỉ, yêu dân tộc, yêu đồng bào.

Câu 3: Môn Lịch sử và Địa lí THCS góp phần hình thành những năng lực chung nào?

A. Tự chủ và tự học; thẩm mỹ; công nghệ, thông tin, ngôn ngữ.
B. Giải quyết vấn đề và sáng tạo; công nghệ, thông tin, thẩm mỹ.
C. Giao tiếp và hợp tác; ngôn ngữ; công nghệ, thông tin, thể chất.
D. Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Câu 4: Phân môn Địa lí THCS góp phần hình thành những thành phần năng lực nào?

A. Nhận thức khoa học địa lí; Tìm hiểu địa lí; Thực hành Địa lí.
B. Nhận thức khoa học địa lí; Thực hành Địa lí, Vận dụng kiến thức.
C. Tìm hiểu Địa lí; Giải thích Địa lí; Trình bày Địa lí; Thực hành Địa lí.
D. Nhận thức khoa học địa lí; Tìm hiểu địa lí; Vận dụng kiến thức, kĩ năng.

Câu 5: Yêu cầu cần đạt “Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu, ghi được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ” là biểu hiện của thành phần năng lực nào sau đây?

A. Tìm hiểu địa lí.
B. Giải quyết vấn đề.
C. Nhận thức khoa học địa lí.
D. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Câu 6: Chỉ báo “Khi học kiến thức mới, tôi chủ động xác định, thu thập thông tin để trả lời các câu hỏi, hoàn thành bài tập” là biểu hiện của năng lực nào sau đây?

Tham khảo thêm:   Thông tư 04/2020/TT-NHNN Sửa đổi Thông tư 26/2013/TT-NHNN về biểu phí dịch vụ thanh toán

A. Tự chủ và tự học.
B. Giao tiếp và hợp tác.
C. Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
D. Nhận thức khoa học địa lí.

Câu 7: Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 6 do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm phát hành, nội dung phân môn Địa lí được cấu trúc thành bao nhiêu bài (bao gồm cả bài mở đầu)?

A. 26

B. 27

C. 28

D. 29

Câu 8: Trong phân môn Địa lí thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, nội dung “Con người và thiên nhiên” được dạy ở

A. lớp 6.
B. lớp 7.
C. lớp 8.
D. lớp 9.

Câu 9: Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?

A. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1:700 000.
B. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1:700.
C. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1:70 000.
D. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1:7000.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về chế độ nước sông?

A. Hầu hết các sông đều có mùa lũ và cạn.
B. Nguồn cung cấp nước cho các con sông lớn chủ yếu là do mưa.
C. Ở vùng ôn đới, mùa lũ của sông ngòi thường diễn ra vào mùa đông.
D. Lũ thường gây ra nhiều thiệt hại nhưng cũng mang theo phù sa bồi đắp cho đồng bằng.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với loại đất fe-ra-lit đỏ?

A. Đất điển hình ở vùng nhiệt đới.
B. Quá trình phong hóa mạnh.
C. Hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm lớn.
D. Hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm lớn.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Phân tích bài thơ Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6

Câu 12: Để dạy học phát triển phẩm chất “trách nhiệm”, giáo viên nên vận dụng phương pháp dạy học nào sau đây?

A. Vấn đáp.
B. Thuyết trình.
C. Dạy học hợp tác.
D. Sử dụng tranh ảnh.

Câu 13: Để dạy học phát triển năng lực “giao tiếp và hợp tác”, giáo viên nên vận dụng phương pháp dạy học nào sau đây?

A. Thuyết trình.
B. Dạy học dự án.
C. Sử dụng tranh ảnh.
D. Sử dụng sách giáo khoa.

Câu 14: Khi tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh cần chú trọng tới vấn đề nào sau đây?

A. Đánh giá các yêu cầu cần đạt về kiến thức lịch sử và địa lí.
B. Đánh giá các yêu cầu cần đạt về kĩ năng lịch sử và địa lí.
C. Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi của người học.
D. Đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể.

Câu 15: Khi giáo viên tổ chức dạy học để đạt yêu cầu cần đạt “Mô tả hình dạng, kích thước Trái Đất” là hướng tới phát triển thành phần năng lực địa lí nào sau đây?

A. Năng lực tìm hiểu địa lí.
B. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
C. Năng lực nhận thức khoa học địa lí.
D. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ngân hàng câu hỏi tập huấn Địa lí lớp 6 sách Cánh diều Đáp án 15 câu trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 6 môn Địa lý của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *