Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn Sinh 9 Bài 39: Thực hành Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng Giải bài tập Sinh 9 trang 114 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 9 Bài 39 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần Thực hành Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng.

Soạn Sinh 9 Bài 39 Thực hành Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các em biết cách phân tích, so sánh và báo cáo những điểm rút ra từ tư liệu (tranh ảnh minh họa và sách báo). Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.

I. Mục tiêu

Học sinh phải:

  • Biết cách sưu tầm tư liệu.
  • Biết cách trưng bày tư liệu theo các chủ đề.
  • Biết cách phân tích, so sánh và báo cáo những điểm rút ra từ tư liệu (tranh ảnh minh họa và sách báo).
Tham khảo thêm:   Hướng dẫn chơi game Xếp gạch trên Facebook Messenger

II. Chuẩn bị

  • 1 tranh hoặc ảnh về các giống bò nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam, bò lai F1.
  • 1 tranh hoặc ảnh về các giống lợn nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam, lợn lai F1.
  • 1 tranh hoặc ảnh về sự thay đổi tỉ lệ các phần của cơ thể bò và lợn do chọn giống tiến hành theo các hướng khác nhau.
  • 1 tranh hoặc ảnh về các giống vịt nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam, vịt lai F1.
  • 1 tranh hoặc ảnh về các giống gà nổi tiếng ở Việt Nam và giống nhập nội, gà lai F1.
  • 1 tranh hoặc ảnh về một số giống cá trong nước và nhập nội, cá lai F1.
  • 1 tranh hoặc ảnh về giống lúa và giống đậu tương (hoặc lạc, dưa)
  • 1 tranh hoặc ảnh về lúa và ngô lai.

III. Cách tiến hành

  • Học sinh tự sắp xếp các tranh theo chủ đề (ghi số của tranh).
  • Học sinh quan sát, so sánh với các kiến thức lí thuyết.
  • Ghi nhận xét vào bảng 39.

IV. Thu hoạch

Bảng 39. Các tính trạng nổi bật và hướng sử dụng của một số giống vật nuôi

STT Tên giống Hướng sử dụng Tính trạng nổi bật
1

Các giống bò:

– Bò sữa Hà Lan

– Bò Sind

– Lấy sữa

– Lấy thịt

– Bầu vụ phát triển, sinh sản tốt, tính hiền lành, Sản lượng sữa cao.

– Có ưu thế về năng suất và trọng lượng( tỉ lệ thịt sẻ cao 50%), sức sinh sản cao lại phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng địa phương. Chịu nóng tốt

2

Các giống lợn:

– Ỉ Móng Cái

– Bớc sai

– Dùng làm con giống.

– Dùng làm con giống để lai với lợn nái ỉ địa phương.

– Chịu nóng, chịu ẩm tốt; khả năng tích lũy mỡ sớm; dễ nuôi, ăn tạp. Khả năng kháng bệnh và chửa đẻ cao.

– Chịu nóng; sinh sản cao; chất lượng thịt cao, khả năng kháng bệnh cao.

3

Các giống gà:

– Gà Rốt ri

– Gà Hồ Đông Cảo

– Gà chọi

– Gà Tam Hoàng

– Giống gà và đẻ trứng.

– Lấy thịt và trứng.

– Dùng để chọi

– Lấy thịt và trứng

– Đẻ nhiều trứng, tăng trọng nhanh, thịt thơm ngon.

– Tăng trưởng nhanh, đẻ nhiều trứng, có khả năng kháng bệnh cao.

– Thể chất tốt.

– Tính chống chịu bệnh tật cao, thịt thơm ngon thích hợp thị hiếu, đẻ trứng nhiều. thích hợp nuôi thả hoặc bán chăn thả.

4

Các giống vịt:

– Vịt cỏ

– Vịt Bầu bến

– Vịt Kaki cambell

– Vịt Super meat

Nuôi lấy thịt và trứng

– Khẳ năng thích nghi cao, chống bệnh tốt.

– Sản lượng trứng 80-110 trứng/mái/năm.Cân nặng tốt

– Dễ thích nghi; Tăng trọng nhanh; Đẻ nhiều trứng

– Tặng trọng nhanh, trọng lượng nặng.

5

Các giống cá trong nước và ngoài nước.

– Cá rô phi đơn tính

– Cá chép lai

– Cá chim trắng

Lấy thịt

– Loài cá ăn tạp, dễ nuôi, lớn nhanh, đẻ nhanh

– Đẻ nhanh, nhiều, lớn nhanh.

– Cứng khỏe, ăn tạp, lớn nhanh.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lý trường Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa - Lần 1 (Có đáp án) Đề thi thử môn Địa lý năm 2018

* Nhận xét:

– Cho nhận xét về kích thước, số rãnh hạt/bắp của ngô lai F1 và các dòng thuần làm bố mẹ, sự sai khác về số bông, chiều dài và số hạt/bông của lúa lai và lúa thuần.

Trả lời:

+ Ví dụ giống ngô lai LVN092: bắp lớn, chiều dài bắp khoảng 20 – 22 cm; đường kính bắp 4,8 – 5,5 cm; hạt màu vàng cam, dạng răng ngựa, số hàng hạt 16 – 18 hàng; số hạt/hàng 40 – 42 hạt.

+ Ví dụ về giống lúa lai F1 Nhị ưu 838: Chiều cao cây 105-110 cm, cứng cây, bông to dài 23-24cm, số hạt trên bông 170-190 hạt, đẻ nhánh khá. Hạt mỏ tím, vỏ trấu màu vàng sáng, hạt to bầu.

– Cho biết: Ở địa phương em hiện nay đang sử dụng những giống vật nuôi và cây trồng mới nào?

Trả lời:

+ Giống vật nuôi: Lợn Ỉ Móng Cái, gà chọi, gà Hồ Đông Cảo, vịt cỏ, vịt bầu, cá rô phi đơn tính, cá chép lai, cá chim…

+ Cây trồng: ổi không hạt, dưa hấu không hạt, thanh long ruột đỏ….

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 9 Bài 39: Thực hành Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng Giải bài tập Sinh 9 trang 114 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2023 - 2024 7 Đề thi Địa lý lớp 9 học kì 1 (Có ma trận, đáp án)

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *