Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 8 là mức tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà các em học sinh lớp 8 phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình giáo dục.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn 8 là căn cứ chủ yếu để biên soạn sách giáo khoa, giáo án, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vậy sau đây là chuẩn kiến thức Ngữ văn 8, mời quý thầy cô cùng theo dõi và tải tại đây.
Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 8
TÔI ĐI HỌC
Thanh Tịnh
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhở ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kỹ năng:
– Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
– Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
——————
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
– Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
2. Kỹ năng:
Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
————————
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của văn bản cụ thể.
– Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Chủ đề văn bản.
– Những thể hiện của chủ đề trong văn bản.
2. Kỹ năng:
– Đọc – hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
– Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.
————————
TRONG LÒNG MẸ
(Trích Những ngày thơ ấu)
Nguyên Hồng
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.
– Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Khái niệm thể loại hồi kí.
– Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
– Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
– Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
2. Kỹ năng:
– Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.
– Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một số trường từ vựng gần gũi.
– Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Khai niệm trường từ vựng.
2. Kỹ năng:
– Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
– Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
————————
BỐ CỤC VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Nắm bắt được yêu cầu của văn bản về bố cục.
– Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng, phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Bố cục của văn bản, tác phẩm của việc xây dựng bố cục.
2. Kỹ năng:
– Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
– Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
————————
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích Tắt đèn)
Ngô Tất Tố
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.
– Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật hiện đại của nhà văn Ngô Tất Tố.
– Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
– Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
– Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kỹ năng:
– Tóm tắt văn bản truyện.
– Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
————————
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
– Vận dụng kiến thức đã học, viết được đoạn văn theo yêu cầu.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.
2. Kỹ năng:
– Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
– Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
– Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
————————
LÃO HẠC
Nam Cao
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Biế đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.
– Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật lão Hạc; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ.
– Thấy được nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
– Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
– Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể truyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật.
2. Kỹ năng:
– Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
– Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
————————
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
– Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình thượng, tính biểu cảm trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
– Công dụng của của từ tượng hình, từ tượng thanh.
2. Kỹ năng:
– Nhận biết của từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
– Lựa chọn, sử dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.
————————
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Biết cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, làm cho chúng liền ý, liền mạch.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối)
– Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản.
————————
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
– Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
– Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
2. Kỹ năng:
– Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
– Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.
————————
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ VÀ LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
– Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
– Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
– Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
CÔ BÉ BÁN DIÊM
(Trích)
An-đéc-xen
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.
– Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc-xen qua một tác phẩm tiêu biểu.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
– Nghệ thuật kể chuyện, các tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
– Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kỹ năng:
– Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
– Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
– Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
————————
TRỢ TỪ, THÁN TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Hiểu thế nào là trợ từ và thán từ, các loại thán từ.
– Nhận biết và hiểu tác dụng của trợ từ, thán từ trong văn bản.
– Biết dùng trợ từ và thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Khái niệm trợ từ, thán từ.
– Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ , thán từ.
2. Kỹ năng:
Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết.
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Nhận ra và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
– Biết cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.
– Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
– Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
– Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
– Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.
————————
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
(Trích Đôn Ki-hô-tê)
Xéc-van-tét
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận đúng về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
– Ý nghĩa của các cặp nhân vật bất hủ mà Xéc -van – tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
2. Kỹ năng:
– Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
– Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
TÌNH THÁI TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Hiểu thế nào là tình thái từ.
– Nhận biết và hiểu tác dụng của tình thái từ trong văn bản.
– Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Khái niệm và các loại tình thái từ.
– Cách sử dụng tình thái từ.
2. Kỹ năng:
Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Vận dụng kiến thức về các yếu tố, biểu cảm trong văn bản tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Sự kết hợp các yếu tố kể, và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
– Thực hành sự dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.
– Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
………..
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 8 Chuẩn kiến thức Ngữ Văn 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.