Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tập về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố hóa học Ôn tập Hóa học 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài tập về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố hóa học là một trong những dạng bài tập quan trọng nằm trong chương trình Hóa học 10 kì 1.

Tài liệu tổng hợp toàn bộ các kiến thức cần nhớ về lý thuyết, ví dụ minh họa kèm theo một số bài tập về sự biến thiên của nguyên tố hóa học. Thông qua tài liệu này các bạn học sinh lớp 10 nhanh chóng nắm được kiến thức có thêm nhiều tài liệu ôn tập để đạt kết quả cao trong bài thi giữa kì 1 Hóa 10. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm bài tập về cấu hình electron, Bài tập mối quan hệ giữa cấu hình e và vị trí, cấu tạo. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

I. Kiến thức cần nhớ về sự biến thiên của NTHH

Dựa vào quy luật biến thiên tính chất theo chu kì và theo nhóm.

– Trong chu kì: Theo chiều tăng của diện tích hạt nhân (tức Z tăng): tính kim loại giảm, phi kim tăng, tính bazơ giảm, axit tăng.

-Trong nhóm A: Theo chiều Z tăng: Tính kim loại tăng, phi kim giảm, tinh bazơ tăng, tính axit giảm.

II. Ví dụ minh họa sự biến thiên của các nguyên tố hóa học

Ví dụ 1. Cho các phát biểu sau:

(I) F là phi kim mạnh nhất.

(II) Li là KL có độ âm điện lớn nhất

(III) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.

(IV) Be là KL yếu nhất trong nhóm IIA.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Nguyễn Trãi, Thanh Hóa - Lần 2 (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

Số các phát biểu đúng là?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn:

⇒ Chọn C (I, III, IV).

Ví dụ 2. Cho 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11, 12, 19 của bảng tuần hoàn. Hidroxit của X, Y, Z tương ứng là X’, Y’, Z’. Thứ tự tăng dần tính bazo là:

A. X’ < Y’ < Z’ C. Z’ < Y’< X’

B. Y’ < X’ < Z’ D. Z’ < X’ < Y’.

Hướng dẫn:

ZX = 11 có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s1

ZY = 11 có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s2

ZZ = 19 có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1

Trong cùng 1 nhóm tính kim loại tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó tính bazo tương ứng của X’ < Z’

Trong cùng 1 CK tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó tính bazo tương ứng của X’> Y’

⇒ Chọn B

Ví dụ 3. Dãy các nguyên tố nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?

A. Li, Be, Na, K.

B. Al, Na, K, Ca.

C. Mg, K, Rb, Cs.

D. Mg, Na, Rb, Sr.

Hướng dẫn:

Trong 1 chu kì, tính kim loại giảm dần (đi từ trái qua phải).

Trong 1 nhóm, tính kim loại tăng dần (đi từ trên xuống dưới).

Do đó dãy sắp xếp tăng dần tính kim loại là: Mg, K, Rb, Cs

⇒ Chọn C

Ví dụ 4. Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.

B. Các nguyên tố này không cùng thuộc 1 chu kì.

C. Thứ tự tăng dần tính bazo là: X(OH)2, Y(OH) 2, Z(OH) 2

D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z < Y < X

Hướng dẫn:

Zx= 4 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của X là … 2s2 ⇒ X thuộc nhóm II, chu kì 2

Zy = 12 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của Y là ….3s2 ⇒ Y thuộc nhóm II, chu kì 3

Zz = 20 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của Z là ….4s2⇒ Z thuộc nhóm II, chu kì 4

Tham khảo thêm:   Viết: Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc - Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 3

A sai vì nguyên tố nhóm IA mới là KL mạnh nhất trong 1 CK

B đúng X thuộc CK 2, Y thuộc CK 3, Z thuộc CK 4.

C đúng Trong cùng 1 nhóm tính bazo tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạ nhân.

D đúng Trong cùng 1 nhóm độ âm điện giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

⇒ Chọn A

III. Bài tập sự biến thiên của các nguyên tố hóa học

Câu 1.

Hãy so sánh tính chất axit của các chất trong mỗi cặp sau và giải thích: Axit cacbonic và axit silicic; axit photphoric và axit sunfuric; axit silisic và axit sunfuric.

Trả lời:

– Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng dần, tính axit giảm dần. Nên H2CO3 có tính axit mạnh hơn H2SiO3.

– Trong một chu kì tính bazơ giảm dần và tính axit của các oxit và hiđroxit tăng khi đi từ đầu chu kì cho đến cuối chu kì. Nên tính axit của H2SO4 mạnh hơn H3PO4

– Tính axit của H2SiO3 yếu hơn H3PO4 (trong 1 chu kì) và H3PO4 yếu hơn H2SO4 do vậy tính axit của H2SiO3 yếu hơn H2SO4

Câu 2. Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt 9, 16,17:

a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần,

Trả lời

+) X (Z = 9) ls22s22p5: Thuộc chu kì 2, nhóm VIIA. Là F (Flo).

+) Y (Z = 16) ls22s22p63s23p4: Thuộc chu kì 3, nhóm VIA .Là S (luu huỳnh).

+) Z (Z = 17) ls22s22p63s23p5: Thuộc chu kì 3, nhóm VIIA Là Cl (Clo).

So sánh X và Z (vì thuộc cùng chu kì) thì: Tính phi kim X > Z

So sánh Y và Z (vì thuộc cùng nhóm A) thì: Tính phi kim Z > Y.

Vậy tính phi kim tăng dần theo thứ tự: Y, Z, X.

Câu 3. Tính bazơ tăng dần trong dãy :

A. Al(OH)3 ; Ba(OH)2; Mg(OH)2

B. Ba(OH)2; Mg(OH)2; Al(OH)3

C. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3

D. Al(OH)3; Mg(OH)2; Ba(OH)2

Trả lời: D

Câu 4. Tính axit tăng dần trong dãy :

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023 - 2024 3 Đề kiểm tra chất lượng đầu năm Văn 11

A. H3PO4; H2SO4; H3AsO4

B. H2SO4; H3AsO4; H3PO4

C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4

D. H3AsO4; H3PO4 ;H2SO4

Trả lời: D

Câu 5. Bán kính nguyên tử các nguyên tố : Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần là:

A. B < Be < Li < Na

B. Na < Li < Be < B

C. Li < Be < B < Na

D. Be < Li < Na < B

Trả lời: A

Câu 6. Độ âm điện của các nguyên tố : Na, Mg, Al, Si. Xếp theo chiều tăng dần là:

A. Na < Mg < Al < Si

B. Si < Al < Mg < Na

C. Si < Mg < Al < Na

D. Al < Na < Si < Mg

Trả lời: A

Câu 7. Các nguyên tố C, Si, Na, Mg được xếp theo thứ tự năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần là :

A. C, Mg, Si, Na

B. Si, C, Na, Mg

C. Si, C, Mg, Na

D. C, Si, Mg, Na

Trả lời:

Câu 8. Hãy so sánh tính bazơ của các cặp chất sau và giải thích ngắn gọm

a) Magie hiđroxit và canxi hiđroxit.

b) Natri hiđroxit và magie hiđroxit.

Trả lời:

a) Mg(OH)2 có tính bazơ yếu hơn Ca(OH)2 vì Mg và Ca đều thuộc nhóm IIA, theochiều từ trên xuống, trong một nhóm A tính kim loại tăng dần, tính phi kim loại giảm dần. Đồng thời tính axit của hiđroxit giảm dần, tính bazơ tăng dần.

b) Mg(OH)2 có tính bazơ yếu hơn NaOH vì Mg và Na đều thuộc cùng một chu kì theo chiều từ trái sang phải tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. Đồng thời axit của hiđroxit tăng dần, tính bazơ giảm dần.

Câu 9. Tính kim loại tăng dần trong dãy :

A. Ca, K, Al, Mg

B. Al, Mg, Ca, K

C. K, Mg, Al, Ca

D. Al, Mg, K, Ca

Trả lời: B

Câu 10. Tính phi kim giảm dần trong dãy :

A. C, O, Si, N

B. Si, C, O, N

C. O, N, C, Si

D. C, Si, N, O

Trả lời: C

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố hóa học Ôn tập Hóa học 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *