Bạn đang xem bài viết ✅ Công nghệ 6 Bài 2: Xây dựng nhà ở Giải Công nghệ lớp 6 Bài 2 trang 11 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Công nghệ 6 Bài 2: Xây dựng nhà ở sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 11→14.

Giải bài tập SGK Công nghệ 6 bài 2 giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về vật liệu xây dựng nhà ở, các bước xây dựng nhà ở, an toàn lao động trong xây dựng nhà ở. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Công nghệ 6 bài 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

I. Vật liệu xây dựng nhà ở

Quan sát trả lời các Câu hỏi trang 11 

1. Hãy quan sát và nêu tên các vật liệu xây dựng nhà ở trong hình 2.1

Trả lời:

Tên các loại vật liệu xây dựng nhà ở trong hình 2.1 là:

a. cát b. đá c. xi măng d. tre, nứa

e. thép g. ngói h. gạch đỏ i. kính

k. gỗ l. tấm tôn m. sơn tường

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 12 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (15 môn) Đáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 - 2025

2. Kể thêm các vật liệu xây dựng nhà ở khác

Trả lời:

Một số vật liệu xây dựng nhà ở khác là: lá cọ, bùn…

Câu hỏi vận dụng trang 11 

Kể tên các vật liệu chính để xây dựng nhà ở nông thôn, nhà ở đô thị và nhà ở các khu vực đặc thù.

Trả lời:

Vật liệu chính để:

  • Xây dựng nhà ở nông thôn là: cát, đá, xi măng, gạch đỏ, ngói, gỗ, tấm tôn, sơn…
  • Xây dựng nhà ở thành thị là: gạch đỏ, cát, đá, xi măng, kính, sơn, mái tôn (có hoặc không)…

II. Các bước xây dựng nhà ở

Bước 1: Chuẩn bị

1. Ai là người thiết kế bản vẽ ngôi nhà?

2. Vì sao phải dự tính chi phí xây dựng ngôi nhà?

Trả lời

1. Người thiết kế bản vẽ ngôi nhà là kiến trúc sư hoặc là chủ ngôi nhà.

2. Cần phải dự tính chi phí xây dựng cho ngôi nhà vì như vậy sẽ giúp cho chủ nhà:

  • Chủ động được chi phí thực hiện
  • Là cơ sở để lựa chọn nhà thầu thi công phù hợp để ký kết hợp đồng thi công xây dựng.
  • Kiểm soát được chủng loại vật liệu sử dụng, kiểm soát được chất lượng công trình và tiến độ thực hiện.

Bước 2. Xây dựng phần thô

Luyện tập trang 12 Công nghệ 6

Quan sát và gọi tên các công việc trong xây dựng phần thô ở hình 2.3

Trả lời:

Tên các công việc trong xây dựng phần thô ở Hình 2.3 như sau:

Hình Công việc
a Làm móng
b Dựng khung chịu lực
c Xây tường
d Làm mái
e Lắp đặt điện nước

Bước 3. Hoàn thiện

Vận dụng trang 12 

Hãy nêu các bước xây dựng kiểu nhà ở phổ biến tại địa phương em

Tham khảo thêm:   Thông tư số 29/2011/TT-BNNPTNT ban hành danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng

Trả lời:

Các bước xây dựng nhà ở phổ biến ở địa phương em là: Làm móng -> dựng trụ -> xây tường, trát tường -> lát nền, làm cầu thang -> làm mái (lợp ngói hoặc đổ mái bằng bê tông) -> lắp đặt hệ thống điện nước bên trong ngôi nhà -> sơn trong và ngoài nhà.

III. An toàn lao động trong xây dựng nhà ở

1. Đảm bảo an toàn cho người lao động

1. Hãy nêu tên các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân và các thiết bị xây dựng trong Hình 2.4 và hình 2.5

2. Trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân có lợi ích gì cho người lao động?

Trả lời:

1. Quan sát hình 2.4 và 2.5 ta thấy:

  • Thiết bị bảo hộ lao động gồm: mũ, áo, quần, giày, kính, áo khoác, găng tay, dây an toàn.
  • Thiết bị xây dựng gồm: máy khoan, máy trộn bê tông, máy cẩu…

2. Việc trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho công nhân giúp cho công nhân tránh được những nguy hiểm cho bản thân giúp cho công việc được trôi chảy không bị gián đoạn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

2. Đảm bảo an toàn cho người và môi trường xung quanh

1. Em hãy mô tả đặc điểm của từng loại biển báo trong hình 2.6

2. Em sẽ làm gì và không được làm gì khi gặp các biển báo này?

Trả lời:

1. Đặc điểm của từng loại bin báo trong hình 2.6 là:

  • Biển báo cấm: thường có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. … Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền mầu trắng, trên nền có hình vẽ mầu đen đặc trưng cho điều cấm.
  • Biển báo hiệu nguy hiểm: thường có dạng hình tam giác đều, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí.
  • Biển báo bắt buộc thực hiện: Hình tròn, có hình mô phỏng và nội dung kèm theo yêu cầu người thấy thực hiện
  • Biển báo nhắc nhở và chỉ dẫn: Thường có hình chữ nhật trên nền xanh lá cây, xanh lam nhạt hoặc màu đỏ. Trên biển báo có ghi những điều nhắc nhở hoặc hướng dẫn những người làm việc trên công trường thực hiện tốt các biện pháp về an toàn lao động.
Tham khảo thêm:   Thông tư 11/2019/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí trường mầm non

2. Khi gặp các biển báo này, em sẽ:

  • Gặp biển báo cấm: tránh xa khu vực cấm, không mở điện
  • Gặp biển báo nguy hiểm: tránh xa, không sờ mó vào khu vực cảnh báo
  • Gặp biển báo bắt buộc thực hiện: đeo dây an toàn,chấp hành và thực hiện đầy đủ.
  • Gặp biển báo nhắc nhở và chỉ dẫn: chú ý quan sát thực hiện đúng quy định.
Câu hỏi vận dụng trang 14

Người công nhân A đang đi kiểm tra giàn giáo trước khi thi công mái nhà. Quan sát hình 2.7 và cho biết người công nhân này đã đảm bảo an toàn lao động cho bản thân chưa? Giải thích vì sao?

Trả lời:

Quan sát hình 2.7 ta thấy, người công nhân này chưa đảm bảo an toàn lao động cho bản thân. Vì anh ấy chưa mặc đầy đủ các thiết bị bảo hộ cho người lao động. Cụ thể, thiết bị quan trọng nhất là dây an toàn anh ấy không mang.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 6 Bài 2: Xây dựng nhà ở Giải Công nghệ lớp 6 Bài 2 trang 11 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *