Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Những đám mây ngũ sắc trang 58 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 25 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Những đám mây ngũ sắc giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 58, 59, 60, 61.

Qua đó, giúp các em tưởng tượng và diễn tả lại dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện, tả một đồ vật thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Những đám mây ngũ sắc – Tuần 25 của Bài 2 chủ đề Thiên nhiên kì thú theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Khởi động – Bài 2: Những đám mây ngũ sắc

Chia sẻ về màu sắc của mây trời theo gợi ý:

Những đám mây ngũ sắc

Trả lời:

  • Ngày nắng: mây trên bầu trời trôi bồng bềnh, nắng lên cao mây óng vàng một màu nổi bật.
  • Ngày mưa: mây đổi một màu đen xám xịt, u ám.
  • Ngày râm mát: mây màu trắng trong, trôi lững lờ.

Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 2: Những đám mây ngũ sắc

Đọc và trả lời câu hỏi

Những đám mây ngũ sắc

Ở Trường Sa, nếu biển mang nhiều sắc màu kì thú thì bầu trời cũng không kém phần hấp dẫn. Đặc biệt, có những hôm, trong ráng chiều đỏ ối phản chiếu xuống mặt biển còn xuất hiện những đám mây ngũ sắc. Chúng có sức hấp dẫn khiến người ta nhìn hàng giờ không chán.

Thời điểm hoàng hôn có những đám mây được nhuộm sắc xà cừ óng ánh điệu đà. Có những đám mây quay quanh mặt trời và tạo ra lỗ hổng để lọt ánh nắng xuống nhìn như một cái “giếng trời” giữa thiên nhiên. Lại có những đám mây màu sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh khiến chúng càng nổi bật và sắc nét trên nền trời.

Tham khảo thêm:   Viết 3 - 4 câu về tình cảm của em với người thân hoặc bạn bè (3 mẫu) Sử dụng các động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc - Tiếng Việt 4 KNTT

Những đám mây kì ảo ở Trường Sa luôn thay đổi hình dáng, màu sắc, khiến cho bầu trời trở nên sinh động ở mọi thời khắc.

Nguyễn Xuân Thuỷ

(:)

• Kì thú: có tác dụng gây hứng thú đặc biệt.

• Ráng: đám mây màu vàng đỏ hoặc vàng sẫm do ánh sáng mặt trời chiếu hắt vào.

• Sắc xà cừ: màu sắc óng ánh giống màu bên trong của vỏ con trai.

• Kì ảo: có vẻ đẹp kì lạ, tưởng như chỉ có trong tưởng tượng, không có thật.

Câu 1: Những đám mây ngũ sắc xuất hiện thời gian nào? Ở đâu?

Câu 1

Trả lời:

Những đám mây ngũ sắc xuất hiện lúc hoàng hôn ở Trường Sa.

Câu 2: Tìm các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của mây ngũ sắc.

Trả lời:

Các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của mây ngũ sắc: óng ánh điệu đà, màu sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh, nổi bật và sắc nét.

Câu 3: Nhờ đâu mà những đám mây ngũ sắc nổi bật và sắc nét trên bầu trời?

Trả lời:

Nhờ những đám mây màu sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh khiến chúng càng nổi bật và sắc nét trên nền trời.

Câu 4: Vì sao ở mọi thời khắc trong ngày, bầu trời trên biển đảo Trường Sa luôn sinh động?

Trả lời:

Ở mọi thời khắc trong ngày, bầu trời trên biển đảo Trường Sa luôn sinh động vì:

Những đám mây kì ảo ở Trường Sa luôn thay đổi hình dáng, màu sắc, khiến cho bầu trời trở nên sinh động ở mọi thời khắc.

Câu 5: Đặt một tên khác cho bài đọc.

Trả lời:

  • Mây Trường Sa
  • Hoàng hôm trên quần đảo Trường Sa
  • Những sắc màu kì thú.
  • Điều hấp dẫn trên bầu trời Trường Sa.

Câu 6: Tưởng tượng đặt tên cho đám mây em thích.

Tưởng tượng đặt tên cho đám mây

Trả lời:

  • Hình 1: Mây ngựa trắng
  • Hình 2: Mây yêu thương
  • Hình 3: Đám mây rong chơi

Câu 7: Chia sẻ về tên em đặt ở bài tập 2.

Trả lời:

Em đặt tên đám mây ở bức tranh thứ ba là Đám mây rong chơi vì em thấy đám mây đang lững lờ trôi trên bầu trời xanh giống như một đứa trẻ đang rong chơi. Đám mây làm em có cảm giác nó thật tự do và trong sáng.

Tham khảo thêm:   Công văn 1045/2013/BKHĐT-KTĐN Thực hiện Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD)

Nói và nghe

Câu 1: Đọc lại truyện Giọt sương và cho biết:

a. Em thích nhân vật nào trong câu chuyện?

Đọc lại truyện Giọt sương

b. Em thích điều gì ở nhân vật đó?

Đọc lại truyện Giọt sương

Trả lời:

a. Em thích nhân vật giọt sương trong câu chuyện.

b. Em thích về hành động của giọt sương: muốn vẻ đẹp của mình mãi lưu lại trong mọi người nên đã nhờ chị Vành Khuyên uống mình vào để gửi vẻ đẹp ấy vào giọng hót ngân vang của Vành Khuyên.

Câu 2: Tưởng tượng, nói về dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện Giọt sương.

Trả lời:

Buổi sáng hôm ấy, trên lá non mồng tơi có bé Hạt Sương đang nằm im lấp lánh, hạt sương long lanh, trong ngần đến nỗi có thể soi mình được, nhìn vào hạt sương ấy là cả một vườn cây, bầu trời xanh mát. Mặt trời lên cao, hạt sương biết mình không còn được ở lại đây lâu hơn nữa, nên đã ghé nói với chị Vành Khuyên:

– Chị vành khuyên ơi! em không muốn mình rời đi khi ánh nắng rọi xuống, chị hãy giúp em đem vẻ đẹp này giữ lại cho tạo hóa, cho mọi người chị nhé!

Hiểu được ý bé Hạt Sương, chị vành khuyên đã hớp hạt sương từng giọt nhỏ và cất giọng hót líu lo, ngân vang cả một bầu trời

Viết sáng tạo

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Viết sáng tạo

a. Bạn nhỏ tả đồ vật gì?

b. Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật?

c. Đồ vật đó giúp ích gì cho bạn nhỏ?

d. Bạn nhỏ gọi đồ vật bằng những tên nào? Vì sao?

e. Câu văn đầu tiên và câu văn cuối cùng có tác dụng gì?

Trả lời:

a. Bạn nhỏ tả: chiếc ống nhòm

b. Đồ vật đó có đặc điểm nổi bật:

Khi ngắm bầu trời bằng “đôi mắt xa”, có cảm giác với được những đám, mây ngũ sắc.

Chiếc ống nhòm có khả năng chống nước rất tốt. Khi cùng bố lặn biển, “đôi mắt sâu” giúp bạn nhỏ nhìn rõ những rạn san hô đủ hình dáng, đủ sắc màu.

c. Đồ vật đó giúp ích cho bạn nhỏ: giúp kì nghỉ hè bạn nhỏ thêm ý nghĩa

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 46: Tìm số trung bình cộng Giải Toán lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 trang 29, 30

d. Bạn nhỏ gọi đồ vật bằng những tên: người bạn nhỏ, người bạn thân thiết. Vì chiếc ống nhòm luôn sát cánh cùng bạn suốt mùa hè, giúp bạn khám phá thiên nhiên, khám phá bầu trời và biển cả

e. Câu văn đầu tiên có tác dụng: giới thiệu đồ vật đó là gì, và câu văn cuối cùng có tác dụng: bày tỏ tình cảm của bạn nhỏ với chiếc ống nhòm.

Câu 2: Tìm ý cho đoạn văn tả một đồ vật em thường dùng khi đi tham quan, du lịch dựa vào gợi ý:

Tả một đồ vật

Trả lời:

1. Giới thiệu về đồ vật:

  • Đó là đồ vật gì: kính râm
  • Từ đâu em có đồ vật ấy: mẹ mua cho em

2. Đặc điểm chung của đồ vật:

  • Hình dáng: hình tròn
  • Màu sắc: mắt màu đen trong suốt, gọng màu trắng
  • Kích thước: nhỏ gọn, vừa với khuôn mặt em
  • Cấu tạo: gồm gọng và mắt kính

3. Đặc điểm nổi bật của đồ vật: nó có thể thay đổi màu mắt khi qua những tiết trời khác nhau.

4. Vai trò, ý nghĩa của đồ vật:

  • Đồ vật ấy dùng để làm gì: che nắng, bảo vệ mắt, thời trang
  • Sự xuất hiện của đồ vật làm thay đổi gì trong cuộc sống của em không: em tự tin hơn khi đi tham quan, du lịch biển.

5. Sử dụng và bảo quản đồ vật ra sao: sau khi dùng em sẽ lau chùi và cất vào hộp kính

6. Tình cảm của em với đồ vật ấy:

  • Yêu thích, trân trọng vì đó là món quà mẹ tặng em.
  • Lời hứa giữ gìn, bảo vệ để nó được sử dụng lâu bền.

Câu 3: Nói 1 – 2 câu:

a. Giới thiệu đồ vật

b. Thể hiện tình cảm, cảm xúc với đồ vật

Trả lời:

a. Đồ vật luôn sát cánh bên em, bảo vệ em mỗi khi em đi du lịch đó là người bạn nhỏ: kính râm. Mẹ đã mua tặng em chiếc kính khi em kết thúc năm học vừa qua.

b. Em luôn nâng niu và trân trọng chiếc kính vì nó rất dễ bị xước hoặc gãy. Em sẽ luôn giữ gìn và bảo vệ nó giống như chiếc chính luôn bảo vệ đôi mắt của em.

Soạn bài phần Vận dụng – Bài 2: Những đám mây ngũ sắc

Giải ô chữ sau:

Giải ô chữ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Những đám mây ngũ sắc trang 58 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 25 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *