Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân thực Giải Sinh 10 trang 48 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 10 Bài 8: Tế bào nhân thực sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, dễ dàng đối chiếu kết quả khi làm bài tập Sinh trang 48 →60.

Giải SGK Sinh 10: Tế bào nhân thực được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Mỗi bài tập đều được giải thích cụ thể, chi tiết. Qua đó giúp các em củng cố, khắc sâu thêm kiến thức đã học trong chương trình chính khóa; có thể tự học, tự kiểm tra được kết quả học tập của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 10: Tế bào nhân thực sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các em cùng đón đọc.

Giải Sinh 10 Bài 8: Tế bào nhân thực trang 60

Câu 1

Lập bảng hệ thống cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực.

Gợi ý đáp án

Bào quan

Cấu trúc

Chức năng

Nhân tế bào

– Nhân tế bào là cấu trúc lớn nhất có màng bao bọc.

– Phần lớn nhân tế bào có dạng hình cầu, với đường kính khoảng 5 μm và được bao bọc bởi lớp kép phospholipid và protein. Trên màng nhân có rất nhiều lỗ nhỏ đảm bảo cho các chất có thể ra vào nhân.

– Trong nhân có chất nhiễm sắc chứa DNA, một vài hạch nhân (nhân con) – là nơi diễn ra quá trình tổng hợp các phân tử rRNA.

– Nhân tế bào là kho chứa thông tin di truyền, là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Lưới nội chất

– Gồm các ống và các túi dẹp chứa dịch nối thông nhau thành một mạng lưới.

– Gồm: Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribosome gắn vào) và lưới nội chất trơn (không có đính ribosome).

– Lưới nội chất hạt có chức năng tổng hợp protein.

– Lưới nội chất trơn có chức năng tổng hợp lipid, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào.

Ribosome

– Là bào quan không có màng bao bọc, được cấu tạo từ rARN và protein.

– Ribosome gồm có 2 thành phần: tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ.

– Ribosome là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.

Bộ máy Golgi

– Gồm các túi dẹp song song nhưng tách rời nhau.

– Là nơi chế biến, lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.

Lysosome

– Là túi màng đơn chứa nhiều enzyme phân hủy.

– Có chức năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như protein, axit nucleotit, cacbohidrat và lipit.

Không bào

– Là bào quan có màng đơn, chỉ có ở tế bào thực vật và một số động vật nguyên sinh.

– Có chức năng phân hủy các đại phân tử sinh học cũng như các enzyme khử các chất độc từ bên ngoài xâm nhập vào tế bào.

– Điều hòa áp suất thẩm thấu của tế bào thực vật; dự trữ sắc tố giúp thu hút côn trùng đến phụ phấn và động vật đến ăn và phát tán hạt; làm kho chứa các chất như carbohydrate, ion, các loại muối, chất phế thải; làm nhiệm vụ co bóp đẩy nước ra khỏi tế bào hoặc tiêu hóa ở động vật nguyên sinh,…

Ti thể

– Có 2 lớp màng bao bọc, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp.

– Chất nền chứa hệ enzyme tham gia quá trình hô hấp tế bào, DNA, ribosome,…

– Là nơi diễn ra quá trình phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống

Lục lạp

– Có cấu trúc màng kép trơn nhẵn.

– Bên trong lục lạp có hệ thống các thylakoid. Trên bề mặt thylakoid chứa chất diệp lục cùng các enzyme và protein tham gia vào quá trình quang hợp. Các thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành granum. Mỗi lục lạp có nhiều granum.

– Stroma chứa hệ enzyme tham gia vào quá trình cố định CO2 trong quang hợp

– Có chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng.

– Có chức năng thu nhận ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp để tạo ra nguồn carbohydrate

Peroxysome

– Là bào quan có màng đơn, chứa enzyme phân giải H2O2, lipid, các chất độc.

– Có chức năng phân giải H2O2, lipid và các chất độc nhằm bảo vệ tế bào.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử vào lớp 6 năm 2014 lần 2 - Trường THPT chuyên Amsterdam Môn: Toán, Tiếng Việt - Có đáp án

Câu 2

Vẽ đường đi của một phân tử protein từ khi được tổng hợp cho đến khi được vận chuyển ra khỏi tế bào.

Gợi ý đáp án

Học sinh tự vẽ theo mô tả sau:

Ribosome là nơi sản xuất protein

Lưới nội chất hạt là nơi chứa các hạt ribosome, protein được bọc trong túi tiết và vận chuyển đến bộ máy golgi

Bộ máy golgi sẽ chế biến, lắp ráp, đóng gói các sản phẩm

Sau đó, sản phẩm trong túi tiết sẽ được đưa đến màng sinh chất, túi tiết sẽ dung hợp với màng và protein sẽ được xuất ra ngoài tế bào.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại Câu 2 trang 60 SGK Sinh 10 KNTT

Câu 3

Điều gì sẽ xảy ra với tế bào động vật nếu bộ khung xương tế bào bị tổn thương?

Gợi ý đáp án

Ở tế bào động vật khi khung xương tế bào bị tổn thương sẽ làm cho tế bào trở lên lỏng lẻo, mất hình dạng ban đầu, các bào quan và enzyme có thể bị thoát ra ngoài tế bào hoặc mất chức năng, không thể hình thành trung thể làm cho quá trình phân bào bị gián đoạn. Ngoài ra khi khung xương tế bào bị tổn thương sẽ dẫn đến các tế bào dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài gây nguy hiểm đến tế bào. Mức độ nguy hiểm sẽ tùy vào loại tế bào.

Các tế bào xương, cơ tim thiếu 1 loại protein của khung xương tế bào, chúng sẽ bị thoái hóa và có thể gây ra các bệnh hiểm nghèo

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu lớp 6: Kể diễn cảm truyền thuyết Thánh Gióng Những bài văn mẫu hay nhất lớp 6

Các tế bào hồng cầu, nếu bị tổn thương bộ khung xương tế bào sẽ không còn giữ được hình dạng tối ưu, dẫn đến giảm khả năng hoặc mất chức năng vận chuyển oxy

Câu 4

Trong tế bào có hai loại bào quan đều có vai trò khử độc bảo vệ tế bào, đó là hai bào quan nào? Giải thích.

Gợi ý đáp án

Trong tế bào, có hai loại bào quan đều có vai trò khử độc bảo vệ tế bào, đó là: peroxysome và lyrosome

Vì chức năng của:

+ Peroxysome là bảo vệ tế bào bằng cách phân giải H2O2 (là chất gây độc cho tế bào)

+ Lyrosome: phân giải các tế bào bị tổn thương, các tế bào và bào quan quá hạn sử dụng, lấy những chất gì có thể tái sử dụng, còn chất thải được xuất ra ngoài tế bào

Câu 5

Vì sao nói màng tế bào có cấu trúc khảm động?

Gợi ý đáp án

Màng tế bào có cấu trúc khảm vì lớp kép phospholipid được khảm bởi các phân tử protein (trung bình cứ 15 phân tử phospholipid xếp liền nhau lại xen vào 1 phân tử protein)

Màng sinh chất có cấu trúc động vì các phân tử phospholipid và protein có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt giống dầu (nguyên nhân là do sự luên kết yếu giữa các phân tử phospholipid)

Câu 6

Bằng cách nào các tế bào trong cùng một mô của cơ thể động vật có thể phối hợp hoạt động với nhau thông qua chất nền ngoại bào?

Gợi ý đáp án

Các tế bào trong cùng một mô của cơ thể động vật có thể phối hợp hoạt động với nhau thông qua chất nền ngoại bào nhờ mối nối hở (hay mối nối truyền tin) bằng cách tại nên các kênh cho phép các tế bào truyền tin cho nhau.

Câu 7

Lập bảng so sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực, tế bào thực vật với tế bào động vật.

Gợi ý đáp án

So sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực:

– Giống nhau: Tế bào nhân sơ hay nhân thực bao gồm 3 thành mục cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân

– Khác nhau:

Tế bào thực vật

Tế bào động vật

– Có thành cellulose bao quanh màng sinh chất.

– Có lục lạp

– Chất dự trữ là tinh bột, dầu

– Thường không có trung tử

– Không bào lớn

– Không có lysosome

– Không có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất

– Không có lục lạp

– Chất dự trữ là glycogen, mỡ

– Có trung tử

– Không bào nhỏ hoặc không có

– Có lysosome

• So sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực:

– Giống nhau: Đều bao gồm 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân.

– Khác nhau:

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

– Kích thước thường nhỏ hơn (bằng 1/10 tế bào nhân thực).

– Kích thước thường lớn hơn.

– Có thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan.

– Không có thành tế bào (tế bào động vật), thành cellulose (tế bào thực vật), thành chitin (tế bào nấm).

– Vùng nhân chứa DNA và chưa có xuất hiện màng bao bọc.

– Nhân chứa DNA có màng kép bao bọc, bên trong chứa dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc.

– Không có hệ thống nội màng.

– Có hệ thống nội màng chia tế bào thành các khoang riêng biệt.

– Không có khung xương tế bào

– Có khung xương tế bào.

– Không có bào quan có màng bọc.

– Có các bào quan có hoặc không màng bao bọc.

– Chứa ribosome 70 S.

– Chứa ribosome 80 S.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 18/2007/TT-BTC Hướng dẫn việc mua, bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng

Câu 8

Một nhà sinh học đã tiến hành lấy nhân của tế bào sinh dưỡng thuộc một loài ếch rồi cấy vào tế bào trứng của một loài ếch khác đã bị phá hủy nhân. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã thu được những con ếch con từ các tế bào trứng ếch chuyển nhân. Hãy cho biết, các con ếch này có đặc điểm của loài nào? Giải thích vì sao em lại khẳng định như vậy.

Gợi ý đáp án

Các con ếch con có đặc điểm của cả loài ếch cho nhân và loài ếch cho tế bào trứng

Do ngoài DNA chứa nhân thì DNA cũng có ở ti thể (nằm ở ngoài tế bào chất)

Câu 9

Vì sao những người uống nhiều rượu dễ mắc các bệnh về gan

Gợi ý đáp án

Rượu bia chứa nhiều các chất độc mà gan là cơ quan đào thải độc tố chính của cơ thể, khi chất độc quá nhiều đi vào gan, gan không kịp đào thải sẽ được tích tụ lại ở gan. Khi quá trình tích tụ lâu, các chất độc sẽ hủy hoại các tế bào gan dẫn đến mắc các bệnh về gan.

Câu 10

Hãy giải thích vì sao những người nghiện thuốc lá thường hay bị viêm đường hô hấp và viêm phổi, biết khói thuốc lá có thể làm liệt các lông rung của các tế bào niêm mạc đường hô hấp.

Gợi ý đáp án

Khi hút thuốc các khói bụi thuốc sẽ đi vào cơ thể, khói thuốc lá có thể làm liệt các lông rung của các tế bào niêm mạc đường hô hấp mà các lông rung của các tế bào niêm mạc đường hô hấp có tác dụng ngăn cản và giữ lại các hạt bụi bẩn, vi khuẩn.

Các khói bụi thuốc đó sẽ xâm nhập trực tiếp vào phổi mang khói thuốc lá chứa đến hơn 7000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư.

Những người nghiện thuốc lá, lượng khói thuốc lá đi vào phổi rất nhiều, lâu dần tích tụ ở phổi làm tổn thương phổi, phá hủy tế bào phổi nên hay bị viêm đường hô hấp và viêm phổi.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân thực Giải Sinh 10 trang 48 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *