Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian Soạn Lý 10 trang 34 sách Kết nối tri thức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Vật lí 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 7 trang 34, 35, 36, 37 thuộc chương 2: Động học.

Giải bài tập Vật lý 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian giúp các em hiểu được kiến thức về chuyển động thẳng, đồ thi độ dịch chuyển, từ đó sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 7 chương II trong sách giáo khoa Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Vật lí 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian, mời các bạn cùng tải tại đây.

I. Chuyển động thẳng

Câu hỏi trang 34

Hãy tính quãng đường đi được, độ dịch chuyển, tốc độ, vận tốc của bạn A khi đi từ nhà đến trường và khi đi từ trường đến siêu thị (Hình 7.1). Coi chuyển động của bạn A là chuyển động đều và biết cứ 100 m bạn A đi hết 25 s.

Gợi ý đáp án

– Khi đi từ nhà đến trường:

+ Quãng đường bạn A đi được là: s = 1000 m

+ Độ dịch chuyển = quãng đường đi được do bạn A chuyển động thẳng không đổi chiều: d = s = 1000 m.

Tham khảo thêm:   Quyết định 522/QĐ-BGTVT Danh sách 296 bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam

+ Thời gian bạn A đi từ nhà đến trường là: t;=;frac{1000}{100};.;25;=;250;s

+ Tốc độ của bạn A là: v;=;frac st;=;frac{1000}{250};=;4;m/s

+ Vận tốc của bạn A là: v;=;frac dt;=;frac{1000}{250};=;4;m/s

– Khi đi từ trường đến siêu thị:

+ Quãng đường bạn A đi được là: s = 1000 – 800 = 200 m

+ Độ dịch chuyển d = – 200 m (do bạn A đi ngược chiều dương)

+ Thời gian bạn A đi từ trường đến siêu thị là: t;=;frac{200}{100};.;25;=;50;s

+ Tốc độ của bạn A là: v;=;frac st;=;frac{200}{50};=;4;m/s

+ Vận tốc của bạn A là: v;=;frac st;=;frac{-200}{50};=;-4;m/s

II. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng

Hoạt động trang 35

Hãy vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động của bạn A nêu ở trên theo trình tự sau đây:

1. Lập bảng ghi số liệu vào vở.

2. Vẽ đồ thị: trên trục tung (trục độ dịch chuyển) 1 cm ứng với 200 m; trên trục hoành (trục thời gian) 1 cm ứng với 50 s.

Gợi ý đáp án

Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động của bạn A:

Hoạt động trang 35

Hình 7.2 là đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một người đang bơi trong một bể bơi dài 50 m. Đồ thị này cho biết những gì về chuyển động của người đó?

1. Trong 25 giây đầu mỗi giây người đó bơi được bao nhiêu mét? Tính vận tốc của người đó ra m/s.

2. Từ giây nào đến giây nào người đó không bơi?

3. Từ giây 35 đến giây 60 người đó bơi theo chiều nào?

4. Trong 20 giây cuối cùng, mỗi giây người đó bơi được bao nhiêu mét? Tính vận tốc của người đó ra m/s.

5. Xác định độ dịch chuyển và vận tốc của người đó khi bơi từ B đến C.

6. Xác định độ dịch chuyển và vận tốc của người đó trong cả quá trình bơi.

Gợi ý đáp án

1. Trong 25 s đầu, ta thấy người đó chuyển động thẳng từ O đến A. Độ dịch chuyển của người đó là: d = 50 m.

– Trong 25 giây đầu mỗi giây người đó bơi được 50/25 = 2m

– Vận tốc của người đó là: v;=;frac dt;=;frac{50}{25};=;2;m/s

2. Từ giây 25 đến giây 35 ta thấy độ dịch chuyển không thay đổi nên trong khoảng thời gian này người đó không bơi.

Tham khảo thêm:   Đáp án game Hidden My Game by Mom 3

3. Từ giây 35 đến giây 60 người đó bơi theo chiều ngược lại.

4. Trong 20 giây cuối cùng (từ giây 40 đến giây 60), độ dịch chuyển của người đó là:

d = 25 – 45 = – 20 m.

– Mỗi giây người đó bơi được frac{20}{20};=;1;m

– Vận tốc bơi của người đó là: v;=;frac dt;=;frac{-20}{20};=;-1;m/s

5. Khi bơi từ B đến C:

– Độ dịch chuyển của người đó là: d = 25 – 50 = – 25 m.

– Thời gian bơi của người đó là: t = 60 – 35 = 25 s

– Vận tốc của người đó là: vhspace{0.278em}=hspace{0.278em}frac dthspace{0.278em}=hspace{0.278em}frac{-25}{25}hspace{0.278em}=hspace{0.278em}-1hspace{0.278em}m/s

6. Trong cả quá trình bơi:

– Độ dịch chuyển của người đó là: d = 25 – 0 = 25 m.

– Thời gian bơi của người đó là: t = 60 – 0 = 60 s

– Vận tốc của người đó là: v;=;frac dt;=;frac{25}{60};approx;0,417;m/s

Câu hỏi trang 35

Hãy xác định vận tốc và tốc độ của người bơi từ giây 45 đến giây 60 bằng đồ thị ở Hình 7.2.

Từ giây 45 đến giây 60 ta có:

– Thời gian bơi của người đó là: t = 60 – 45 = 15 s.

– Quãng đường người đó bơi được là: s = 40 – 25 = 15 m.

– Độ dịch chuyển của người đó là: d = 25 – 40 = –15 m.

– Tốc độ bơi của người đó là: v;=;frac st;=;frac{15}{15};=;1;m/s

– Vận tốc bơi của người đó là: v;=;frac dt;=;frac{-15}{15};=;-;1;m/s

III. Vận tốc và đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng

Hoạt động 1 trang 36

Số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi chạy bằng pin được ghi trong bảng bên:

Dựa vào bảng này để:

a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động.

b) Mô tả chuyển động của xe.

c) Tính vận tốc của xe trong 3 s đầu.

Gợi ý đáp án

a) Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động.

b) Mô tả chuyển động của xe:

– Từ giây 0 đến giây thứ 3: xe chuyển động thẳng.

– Từ giây thứ 3 đến giây thứ 5: xe đứng yên không chuyển động.

c) Độ dịch chuyển của xe trong 3 giây đầu là: d = 7 – 1 = 6 m

Tham khảo thêm:   Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương II môn Sinh học lớp 11 Đề kiểm tra 45 phút lớp 11 chương II môn Sinh

Vận tốc của xe trong 3 s đầu là: v;=;frac dt;=;frac63;=;2;m/s

Hoạt động 2 trang 36

Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi điều khiển từ xa được vẽ ở Hình 7.4.

a) Mô tả chuyển động của xe.

b) Xác định vị trí của xe so với điểm xuất phát của xe ở giây thứ 2, giây thứ 4, giây thứ 8 và giây thứ 10.

c) Xác định tốc độ và vận tốc của xe trong 2 giây đầu, từ giây 2 đến giây 4 và từ giây 4 đến giây 8.

d) Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của xe sau 10 giây chuyển động. Tại sao giá trị của chúng không giống nhau?

Gợi ý đáp án

a) Mô tả chuyển động của xe:

– Trong 2 s đầu, xe chuyển động thẳng.

– Từ giây thứ 2 đến giây thứ 4, xe đứng yên.

– Từ giây thứ 4 đến giây thứ 9, xe chuyển động thẳng theo chiều ngược lại.

– Từ giây thứ 9 đến giây thứ 10, xe đứng yên.

b)

– Ở giây thứ 2, xe cách vị trí xuất phát 4 m.

– Ở giây thứ 4, xe cách vị trí xuất phát 4 m (vì từ giây thứ 2 đến giây thứ 4 vật đứng yên).

– Ở giây thứ 8, xe cách vị trí xuất phát 0 m (vật quay về vị trí xuất phát).

– Ở giây thứ 10, xe cách vị trí xuất phát 1 m theo chiều âm.

c)

– Trong 2 giây đầu xe chuyển động thẳng và không đổi hướng nên tốc độ và vận tốc của xe như nhau: v;=;frac st;=;frac42;=;2;m/s

– Từ giây thứ 2 đến giây thứ 4, xe đứng yên nên tốc độ và vận tốc của xe đều bằng 0.

– Từ giây thứ 4 đến giây thứ 8:

+ Quãng đường từ giây thứ 4 đến giây thứ 8 là: s = 4 m

+ Độ dịch chuyển từ giây thứ 4 đến giây thứ 8 là: d = 0 – 4 = –4 m

+ Tốc độ của xe là: v;=;frac st;=;frac44;=;1;m/s

+ Vận tốc của xe là: v;=;frac dt;=;frac{-4}4;=;-1;m/s

d)

– Quãng đường xe đi được sau 10 giây chuyển động là: s = 4 + 4 + 1 = 9 m.

– Độ dịch chuyển của xe sau 10 giây chuyển động là: d = (-1) – 0 = (-1) m.

Quãng đường và độ dịch chuyển khác nhau vì xe chuyển động thẳng có đổi chiều.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian Soạn Lý 10 trang 34 sách Kết nối tri thức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *