Nhân số đo thời gian với một số là dạng bài tập toán tương đối khó. Để giúp các em thực hiện được bài tập này, nội dung sau đây Wikihoc sẽ hướng dẫn giải chi tiết nhất.

Các bước giải bài tập nhân số đo thời gian

Đối với dạng bài tập phép tính nhân của các số có đơn vị đo thời gian, các em chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, đảm bảo các chữ số và đơn vị thời gian của các hàng phải thẳng cột với nhau.

  • Bước 2: Tiến hành thực hiện phép tính nhân thông thường như nhân các số tự nhiên.

  • Bước 3: Ở kết quả của phép tính nhân vừa thực hiện, cần phải thêm tiền tố là các đơn vị đo tương ứng.

* Lưu ý: Khi đơn vị đo thời gian ở đơn vị nhỏ có khả năng đổi được sang đơn vị lớn, ta chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn nó. 

Ví dụ: Tính

a) 3 giờ 12 phút x 3                       

4 giờ 23 phút x 4                               

12 phút 25 giây x 5 

b) 4,1 giờ x 6                       

3,4 phút x 4

9,5 giây x 3

Đáp án

Một số bài tập nhân số đo thời gian với một số trong SGK + mở rộng

Sau khi đã nắm được phương pháp giải toán phép nhân giữa các đơn vị đo thời gian cùng 1 số, dưới đây là một số bài tập để các em có thể luyện tập, thực hành:

Câu 1: Đặt tính rồi tính

a. 2 giờ 15 phút x 4

Tham khảo thêm:  

b. 7 phút 42 giây x 5

c. 1 giờ 30 phút x 6

d. 11 phút 28 giây x 7

e. 3 năm 8 tháng x 9

f. 4 ngày 12 giờ x 8

g. 7 thế kỉ 58 năm x 3

h. 2 tuần 5 ngày x 7

i. 5 ngày 18 giờ x 4

j. 6 năm 6 tháng x 6

Câu 2: Đặt tính rồi tính

a. 8 phút 45 giây x 6

b. 2 giờ 35 phút x 5

c. 1 năm 8 tháng x 9

d. 3 ngày 12 giờ x 4

e. 7 phút 28 giây x 3

f. 4 giờ 50 phút x 7

g. 9 thế kỉ 72 năm x 8

h. 5 ngày 20 giờ x 6

i. 2 phút 15 giây x 14

j. 3 năm 9 tháng x 27

Câu 3. Làm một bài toán trung bình hết 2 phút 48 giây. Hỏi làm 5 bài toán như thế hết bao lâu?

Câu 4. Ông Tư đóng một cái ghế hết 1 giờ 50 phút. Hỏi ông Tư đóng 6 cái ghế như thế hết bao lâu?

Câu 5: Một người thợ làm một sản phẩm hết 2 giờ 25 phút. Hỏi người đo làm 8 sản phẩm như thế hết bao nhiêu thời gian?

Câu 6: Một người thợ may một cái áo hết 1 giờ 45 phút và may một cái quần hết 1 giờ 20 phút. Hỏi người thợ đó may 4 cái áo và 5 cái quần cần bao nhiêu thời gian? Biết thời gian may 1 cái áo, 1 cái quần không thay đổi.

Câu 7: Một đội công nhân chuyển gạo vào 3 kho. Thời gian chuyển gạo vào kho thứ nhất là 1 giờ 20 phút. Biết thời gian chuyển gạo vào kho thứ hai gấp 3 lần thời gian chuyển gạo vào kho thứ nhất. Thời gian chuyển gạo vào kho thứ ba gấp 2 lần thời gian chuyển gạo vào kho thứ hai. Tính tổng thời gian chuyển gạo vào 3 kho.

Câu 8: Một người chạy bộ 3 vòng quanh hồ. Biết thời gian bắt đầu chạy vòng đầu tiên là 5 giờ 30 phút đến khi hết vòng chạy là 6 giờ 5 phút. Hỏi nếu không tính thời gian nghỉ người đó chạy xong 3 vòng hồ lúc mấy giờ?

Câu 9: Một vòi nước chảy đầy một cái hồ trong 3 giờ 20 phút. Hỏi 4 vòi nước như thế chảy vào bể cùng một lúc thì bao lâu sẽ đầy hồ?

Câu 10: Một học sinh giỏi Toán lớp 5 hỏi thầy giáo: “Mỗi tuần thầy lên lớp bao nhiêu thời gian?”. Thầy giáo nói: “Thầy dạy hai lớp chuyên toán, thời khóa biểu của mỗi lớp đều có 3 phân môn: Số học, Hình học và Giải toán. Ở mỗi lớp trong một tuần học 40 phút Hình học. Thời gian học Giải toán bằng 2 lần thời gian học Hình học. Thời gian học Số học bằng tổng số thời gian học Hình học và Giải Toán. Hỏi thời gian thầy giáo phải lên lớp trong một tuần là bao nhiêu?

Tham khảo thêm:   15 cách trang trí hoa mai cửa kính đơn giản, đẹp lung linh ngày Tết

Bí quyết giúp bé chinh phục toán nhân số đo thời gian với một số gian hiệu quả

Về cơ bản, bài toán nhân các số có đơn vị đo thời gian với 1 số tự nhiên cũng không quá khó. Nhưng nhiều bé vẫn tính toán sai kết quả. Vậy nên, để giúp con học hiểu và chinh phục được dạng toán này, dưới đây là một số bí quyết mà phụ huynh có thể tham khảo để hỗ trợ bé:

Tạo nền tảng toán học vững chắc cho trẻ cùng Wikihoc Math

Wikihoc Mathứng dụng dạy toán song ngữ online được Wikihoc phát triển dành riêng cho đối tượng là trẻ mầm non và tiểu học. Với nội dung được xây dựng bám sát chương trình GDPT mới nhất, để giúp bé xây dựng nền tảng toán học vững chắc để hỗ trợ nâng cao chất lượng học tập trên lớp và ứng dụng thực tiễn hiệu quả.

Học toán theo phương pháp tích cực cùng Wikihoc Math. (Ảnh: Wikihoc)

Điểm đặc biệt khi bé học toán cùng Wikihoc Math chính là được giảng dạy thông qua nhiều phương pháp tích cực khác nhau như: Dạy học thông qua video, hình ảnh hoạt hoạ ngộ nghĩnh, bé học toán qua trò chơi tương tác, sách bài tập bổ trợ… Tất cả điều này góp phần giúp bé nâng cao khả năng tiếp thu, ghi nhớ và tư duy khi học toán vượt trội.

Ngoài ra, nội dung bài học sẽ được bám sát chương trình học của các bé trên lớp, phân chia thành 4 cấp độ từ dễ đến khó để phụ huynh dễ dàng lựa chọn được cấp độ phù hợp với độ tuổi và năng lực học của trẻ.

Tham khảo thêm:   Cách làm bánh Phục Linh lá dứa và cốt dừa thơm béo mềm mịn dễ làm

Đặc biệt, Wikihoc Math còn được xây dựng với nhiều tính năng thông minh giúp đánh giá được năng lực học tập của bé, kiểm soát thời gian học cùng với nhiều tính năng hỗ trợ phụ huynh quản lý, kiểm quát và theo dõi được việc học toán của bé trên app tốt hơn.

Để hiểu rõ hơn về Wikihoc Math, phụ huynh có thể đăng ký để được tư vấn miễn phí hoặc theo dõi video sau:

 

Nắm chắc kiến thức về đơn vị đo thời gian

 Không như việc tính toán phép nhân thông thường, ở đây chúng ta sẽ có thêm các tiền tố là các đơn vị đo thời gian. Vậy nên, nếu bé chưa biết hoặc đã quên kiến thức về bảng đơn vị đo thời gian và cách quy đổi, phụ huynh cần hướng dẫn và củng cố lại kịp thời giúp bé.

Thuộc bảng cửu chương nhân là yếu tố cần thiết

Khi nói tới việc tính toán phép tính nhân, đòi hỏi các bé phải thuộc bảng cửu chương từ 1 – 10. Đây là nền tảng kiến thức cơ bản, nếu bé quên thì bố mẹ nên củng cố, yêu cầu bé luyện tập lại nếu không sẽ không giải được bài tập nhân số đo thời gian với một số.

Bảng cửu chương là tiền đề để giải phép tính nhân. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Luyện tập thực hành giải toán thường xuyên

“Học đi đôi với hành” là một trong những yếu tố quan trọng trong học tập và làm việc nếu muốn đạt được thành công. Vậy nên, sau khi bé đã nắm được chắc phần lý thuyết của bài tập, phụ huynh nên yêu cầu và khích lệ bé làm bài tập được giao trên lớp, bài tập trong SGK, sách bài tập, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức trên internet…

Chính điều này sẽ góp phần giúp nâng cao năng lực quan sát, tiếp thu, ghi nhớ và tư duy khi học toán tốt hơn mà bố mẹ nên áp dụng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ về kiến thức nhân số đo thời gian với một số. Qua đó có thể nhận thấy đây là dạng bài tập tương đối cơ bản, nhưng cũng chính là nền tảng để chinh phục các bài tập khó hơn. Vậy nên, phụ huynh có thể tham khảo những chia sẻ trên để hỗ trợ việc học tập của con đạt kết quả tốt nhất nhé.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *