Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 107 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

“Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trích trong tập tùy bút – bút ký “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng. Wikihoc.com sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt.

Soạn bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Soạn bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học lớp 7 sinh khi chuẩn bị bài. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt – Mẫu 1

1.1 Trước khi đọc

Câu 1. Em biết những bài hát hay bức tranh, bức ảnh nào về mùa xuân? Hãy chia sẻ cùng các bạn.

  • Bài hát: Mùa xuân đầu tiên, Ngày xuân long phụng sum vầy, Lắng nghe mùa xuân về…
  • Bức tranh (hoặc bức ảnh): Xuân sớm (Julian Onderdonk, 1919), Cây anh đào (Van Gogh)…

Câu 2. Em thích nhất điều gì ở mùa xuân quê em.

Mùa xuân quê em: Cây cối đâm chồi nảy lộc, Không khí rộn ràng khắp đường phố, Các khu chợ tấp nập người mua bán…

1.2 Trong khi đọc

Câu 1. Có phải “ai cũng chuộng mùa xuân” không?

Ai cũng chuộng mùa xuân là một điều tự nhiên.

Câu 2. Những loài cây sắp trổ lá đơm hoa vào mùa xuân.

Hoa đào, hoa mai e ấp…

Câu 3. Không gian đặc trưng của mùa xuân của miền Bắc.

Không gian: Có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

Câu 4. Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp sau thời điểm rằm tháng Giêng.

Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp sau thời điểm rằm tháng Giêng:

  • Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong
  • Cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác
  • Trời đã hết nồm, mưa xuân đã bắt đầu thay thế cho mưa phùn không còn làm cho nền trời đùng đục như pha lê mờ
  • Những vệt xanh tươi hiện ở chân trời
  • Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhụy ho
  • Trên nền trời trong xanh có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

Câu 5. Khung cảnh đêm trăng tháng Giêng.

Khung cảnh đêm trăng tháng Giêng: Đêm xanh biêng biếc, tuy có mưa dây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng cánh sếu bay.

1.3 Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Mạch cảm xúc của tác giả được khơi dậy qua sự hồi tưởng về không gian. Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rằm tháng Giêng) và chi tiết miêu tả không gian gia đình.

Tham khảo thêm:   Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học Giáo án minh họa môn Hoạt động trải nghiệm Module 4

Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội:

– Đầu tháng Giêng: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…”

– Sau rằm tháng Giêng:

  • Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong
  • Cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác
  • Trời đã hết nồm, mưa xuân đã bắt đầu thay thế cho mưa phùn không còn làm cho nền trời đùng đục như pha lê mờ
  • Những vệt xanh tươi hiện ở chân trời
  • Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhụy ho
  • Trên nền trời trong xanh có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

– Không gian gia đình: “Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm giác như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.

Câu 2. Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào?

– Về thiên nhiên: rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn; như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh; đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác.

– Về con người: nhựa sống trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối; tim người ta cũng dương như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá; anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự; Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà cũng lại thấy yêu thương nữa.

Câu 3. Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến.

Tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến một cách trực tiếp “Tôi yêu…”. Vẻ đẹp của mùa xuân hiện lên vô cùng chân thực, sinh động và tinh tế.

Xem thêm: Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến

Câu 4. Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” như thế nào?

Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân”: Tình cảm con người dành cho mùa xuân một cách tự nhiên, sau đó lấy chính trải nghiệm của bản thân để chứng minh cho lời khẳng định.

Câu 5. Trong đoạn trích, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu . Cách viết này cho em hiểu điều gì về cuộc sống và tình cảm riêng của người viết?

Tham khảo thêm:   Thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam Hướng dẫn thủ tục giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại Việt Nam

Cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu đã cho thấy tình yêu mến sâu sắc, sự gắn bó tha thiết của tác giả với mùa xuân của quê hương.

Câu 6. Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tùy bút như lời trò chuyện tâm tình. Theo em, đặc điểm của lời văn đó tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc.

– Câu văn: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

– Tác dụng: Lời văn như vậy giúp người đọc cảm nhận sâu sắc, rõ ràng hơn về tình cảm, suy nghĩ của tác giả.

Xem thêm: Câu văn cho thấy lời văn của bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt như lời trò chuyện tâm tình

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở quê hương em.

Gợi ý: Mùa về, quê hương như được khoác lên một chiếc áo mới. Không khí buổi sáng vô cùng trong lành và mát mẻ. Ông mặt trời thức dậy từ sáng sớm, đánh thức vạn vật bừng tỉnh. Những hạt sương trong veo vẫn còn đọng trên lá cây. Làn gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Tất cả tạo ra khung cảnh tuyệt vời khiến con người càng thêm thư thái. Khi xuân đến, những chồi non như tỉnh dậy sau một giấc ngủ đông thật dài. Tia nắng ấm áp của mùa xuân chính là vị thần gõ cửa đánh thức mùa xuân. Muôn loài hoa chỉ chờ đợi đến lễ hội xuân để cùng nhau trẩy hội, cùng nhau khoe hương, khoe sắc. Tôi còn cảm nhận được sự vui tươi, hân hoan trong khuôn mặt của mỗi người. Ai cũng háo hức, vui vẻ đón chào một năm mới, với những khởi đầu mới. Thật tuyệt vời biết bao khi sắc xuân đang ngập tràn khắp nơi.

Xem thêm: Đoạn văn cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở quê hương em

Soạn bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt – Mẫu 2

2.1 Tác giả

– Vũ Bằng (1913 – 1984) sinh ra tại Hà Nội. Quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

– Ông là một nhà văn và nhà báo đã sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với sở trường là tùy bút, bút kí và truyện ngắn.

– Sau năm 1954, Vũ Bằng chuyển vào Sài Gòn sống, vừa làm báo vừa viết văn, vừa hoạt động cách mạng.

– Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

– Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Bút ký: Miếng ngon Hà Nội (1960), Miếng lạ miền Nam (1969), Thương nhớ mười hai (1972)…
  • Tiểu thuyết: Lọ văn (tập văn trào phúng, 1931), Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937), Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940), Tội ác và hối hận (tiểu thuyết, 1940)….
  • Các tập truyện: Quých và Quác (truyện thiếu nhi, 1941), Ba truyện mổ bụng (tập truyện, 1941)…
Tham khảo thêm:   Điều chỉnh nội dung môn Tiếng Anh năm 2021 - 2022 cấp THCS Tinh giản chương trình Tiếng Anh lớp 6,7,8, 9 theo Công văn 4040

2.2 Tác phẩm

a. Xuất xứ

Bài văn “Mùa xuân của tôi” trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút – bút ký “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng. Tên văn bản được người biên soạn SGK đặt.

b. Hoàn cảnh sáng tác

  • Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chua cắt, tác giả đang sống ở cùng kiểm soát của Mỹ – Ngụy, xa cách quê hương.
  • Nhà văn đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết và lòng mong mỏi sớm ngày được trở về quê khi đất nước đã hòa bình, thống nhất hai miền.

c. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “người mê luyến mùa xuân”: tình cảm của con người với mùa xuân.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “bướm ra ràng mở hội liên hoan”: cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân.
  • Phần 3. Còn lại: cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng.

2.3 Đọc hiểu văn bản

a. Tình cảm của con người với mùa xuân

– Ai cũng chuộng mùa xuân như là một lẽ tự nhiên.

– Mượn một loạt các hình ảnh: “ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, mẹ yêu con, cô gái còn son nhớ chồng” – để khẳng định rằng khi ấy mới hết được người mê luyến mùa xuân.

=> Khẳng định tình yêu mùa xuân là một điều hiển nhiên, luôn tồn tại trong sâu thẳm mỗi người, không khác gì một quy luật của cuộc sống.

b. Cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân

– Thời tiết: có mưa riêu riêu, gió lành lạnh

– Âm thanh: tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của gái đẹp như thơ mộng.

– Khung cảnh gia đình: đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước bàn thờ với nhang trầm, đèn nến…

– Không khí: khơi dậy sức sống của của thiên nhiên và con người (nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc…)

=> Mùa xuân mang nét đặc trưng của sự sống.

c. Cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng

– Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai mà nhụy vẫn còn phong

– Cỏ giêng không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng nhưng trái lại nức một mùi hương man mác.

– Trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn, nền trời không còn đùng đục như màu pha lê mờ.

– Con người trở về với bữa cơm gia đình giản dị ngày thường.

– Các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc, nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.

=> Cảnh sắc và con người lại trở về với cuộc sống thường nhật.

2.4 Nội dung, nghệ thuật

– Nội dung: cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.

– Nghệ thuật: hình ảnh so sánh độc đáo, sử dụng nhiều biện pháp tu từ…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 107 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *