Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023 – 2024 Ôn tập cuối kì 1 lớp 12 môn Văn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay và quan trọng dành cho các bạn lớp 12 tham khảo ôn luyện.

Đề cương Ngữ văn 12 học kì 1 gồm giới hạn kiến thức kèm theo các dạng đề thi minh họa có đáp án kèm theo đề tự luyện. Qua đó giúp các bạn lớp 12 làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 12 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Toán 12, đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12.

I. Phần văn học ôn thi học kì 1 Ngữ văn 12

1/ Nêu đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945-1975

– Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

– Nền văn học hướng về đại chúng

– Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

2/ Quan điểm sang tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh?

– Văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận.

– HCM luôn chú trọng đến tính chân thực và tính dân tộc của văn học

– Chú trọng đến đối tượng tiếp nhận- Viết cho ai? Viết cái gì?Viết như thế nào?

3/ Mục đích và đối tượng của Bản Tuyên ngôn độc lập?

– Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ; đồng thời còn là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lí lẽ của thực dân Pháp xâm lược, của đế quốc Mĩ…

– Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam

4/ Phong cách thơ Tố Hữu?

– Mang tính trữ tình chính trị sâu sắc

– Mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn

– Giọng thơ chân tình ngọt ngào đằm thắm

– Nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc.

5/ Vì sao nói hình thức nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc đậm đà tính dân tộc?

– Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình là “Ta- Mình”, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau.

– sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, có tác dụng nhấn mạnh và làm nhịp thơ hài hoà, uyển chuyển.

– Ngôn Ngữ thơ: Sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân giản dị, mộc mạc.

– Giọng thơ trữ tình ngọt ngào tha thiết

6/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc?

– VB là quê hương CM, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã che chở, đùm bọc cho Đảng, CP,bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ

– Sau chiến thắng ĐBP, tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hoà bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng

– Tháng 10-1954, các cơ quan TƯ của Đảng và CP rời chiến khu VB về TĐô- HN

– Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của CM được mở ra. Nhân sự kiện trọng đại này, TH viết bài VB

7/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến?

– Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947;

– Địa bàn chiến đấu :Tây Bắc- Thượng Lào, hoang vu, hiểm trở;sinh hoạt gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội.

– Chiến sĩ Tây Tiến phần lớn là thanh niên Hà Nội hào hoa, lãng mạn, lạc quan và dũng cảm trong chiến đấu.

– QD làm đại đội trưởng, khi chuyển sang đơn vị khác ,ông viết bài Tây Tiến(1948)để nói lên nỗi nhớ của mình.

8/ Câu đề từ – đàn ghi-ta của Lor-ca

II. Phần làm văn thi học kì 1 Văn 12

1/Tâm trạng tác giả khi nhớ về Tây Bắc và đồng đội trong đoạn thơ sau:

“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
……………………………
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

( Tây Tiến – Quang Dũng)

– Cần xác định rõ mối quan hệ của đoạn thơ với toàn bộ tác phẩm.

– Xác định rõ tâm trạng trữ tình và những biểu hiện của mạch cảm xúc trữ tình trong đoạn trích:

+ Nỗi nhớ gắn với núi rừng Tây Bắc hoang vu, hiểm trở

+ Nỗi nhớ đồng đội: hình ảnh người lính trên con đường hành quân gian khổ

+ Sự tương phản- hoà hợp giữa cảnh hoang dã dữ dội với vẻ đẹp ngọt ngào thơ mộng trong tâm hồn người lính.

– Cần bám sát từ ngữ, hình ảnh cụ thể đề làm rõ tâm trạng nhân vật trữ tình khi nhớ về Tây Bắc và đồng đội…

2/ Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ:

“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
…………………………………..
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

– Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến:

+ Hình tượng người lính TT mang vẻ đẹp hào hùng, có bóng dáng của các tráng sĩ thời xưa nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ . Ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt với quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống làm bừng sáng vẻ đẹp của cuộc đời chiến đấu gian khổ.

+ Vẻ đẹp của người lính không tách rời nỗi đau của chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh gian khổ của người lính được biểu hiện bằng những hình ảnh bi thương nhưng không bi luỵ

– Vẻ đẹp tâm hồn hào hoa, lãng mạn:

+ Không chỉ ở dáng vẻ “oai hùm” phóng túng mà luôn thăng hoa trong tâm hồn, trong từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa cảnh tàn khốc của chiến tranh.

+ Chất lãng mạn và chất anh hùng không tách rời mà hoà nhập vào nhau tạo nên một vẻ đẹp vừa lí tưởng vừa hiện thực của hình tượng thơ.

3/ Cảm nhận của anh chị về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:

“ Ta về mình có nhớ ta
……………………..

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”

( Việt Bắc- Tố Hữu)

– Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người VB hiện lên thật đẹp. Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về VB là sự hòa quyện thắm thiết giữa cảnh và người, là ấn tượng không thể phai mờ về người VB cần cù trong lao động, thuỷ chung tình nghĩa trong đoạn thơ trên

– Thiên nhiên VB hiện lên với những vẻ đẹp đa dạng, phong phú sinh động, thay đổi theo từng mùa

– Gắn bó với khung cảnh ấy là con người bình dị: người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng…..Bằng những việc làm nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh của cuộc kháng chiến

– Âm hưởng trữ tình tạo nên khúc ca ngọt ngào đằm thắm của tình đồng chí, đồng bào, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước….

4/ Phân tích đoạn thơ:

“ Những đường Việt Bắc của ta
……………………………..
Vui từ Việt Bắc đèo De, núi Hồng”

– Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc( 8 câu đầu)

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Viết đoạn văn Em có đồng tình với những phân tích về chi tiết chiếc bóng trên vách không Văn mẫu 9 Kết nối tri thức

+ Toàn cảnh quân dân ra trận chiến đấu với khí thế hào hứng, sôi sục, khẩn trương

+ Hình ảnh bộ đội hành quân ra trận với vẻ đẹp hào hùng lãng mạn

+ Dân công phục vụ kháng chiến

– Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác (4 câu)

– Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn từ: từ láy, động từ, tính từ gợi tả, phép tu từ, giọng thơ; chất sử thi hào hùng, tính lãng mạn tượng trưng.

5/ Nêu những nét độc đáo trong nghệ thuật biểu hiện của đoạn trích “ Đất Nước- Mặt đường khát vọng”:

– Kết cấu đoạn trích chia làm hai phần, mỗi phần trả lời những câu hỏi nhất định ngầm ẩn sâu xa trong mạch thơ: đất Nước có từ bao giờ? Cội nguồn từ đâu? Đất Nước là gì? Đất Nước của ai? Ai làm nên ĐN? Tất cả liên kết thành một hệ thống khá chặt chẽ, thể hiện hướng tìm tòi đầy trí tuệ của NKĐ.

– Chất liệu nghệ thuật : Sử dụng sáng tạo các chất liệu văn hoá dân gian từ tục ngữ, thành ngữ, ca dao, truyền thuyết….đến phong tục tập quán và sinh hoạt hằng ngày. Điều đó tạo cho đoạn trích một không gian nghệ thuật riêng hết sức quen thuộc gần gũi mà lại diệu kì, bay bổng. Đó là không gian nghệ thuật kết tinh tâm hồn, trí tuệ của nhân dân.

– Bút pháp trữ tình – chính luận: những tri thức văn hoá được kiểm nghiệm trong thực tế, trong sự nhập cuộc vào đời sống nhân dân; sự hài hoà của cảm xúc và suy nghĩ, những lí lẽ sắc sảo qua hình thức thơ gợi cảm, giọng thơ thiết tha sôi nổi.

– Hình thức thơ: Mượn hình thức trò chuyện tâm tình của TY nam nữ với dòng thơ tự do, nhạc điệu linh hoạt, đoạn trích này giống như một tuỳ bút bằng thơ gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

6/ ĐN được cảm nhận với sự thống nhất của 3 phương diện: chiều sâu văn hoá, chiều rộng của không gian, chiều dài về thời gian. Anh chị hiểu điều đó như thế nào?

– Chiều sâu văn hoá:

+ ĐN là nơi sinh tồn của ông bà, tổ tiên, là nơi con người được sinh ra, là quê hương.

+ ĐN gắn với phong tục tập quán, ca dao, cổ tích, sinh hoạt thường ngày có từ bao đời của người Việt

– Về không gian:

+ ĐN là những gì gần gũi, quen thân với cuộc sống của mỗi người, là ngôi trường, là bến nước, là mảnh đất ta sinh ra và lớn lên, là quê hương của tình yêu, của kỉ niệm yêu thương.

+ ĐN là không gian rộng lớn, là núi rừng sống bể, là nơi chốn sinh tồn của cả cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ.

– Về thời gian: ĐN được cảm nhận từ quá khứ nghìn xưa với huyền thoại “ LLQ-ÂC” cho đến hôm nay với ngày giỗ tổ Hùng Vương trong tâm hồn người Việt. Bức thông điệp huyết thống “ con Rồng cháu Tiên” sẽ truyền mùi qua các thế hệ.

7/ Nêu suy nghĩ của anh chị về nhận xét: Ở phần cuối, tư tưởng “ĐN của Nhân dân” đã thể hiện tập trung trong sự cảm nhận tính cách con người Việt Nam

“ Để Đất Nước này là ĐN của Nhân dân
……………………………………..

Đi trả thù mà không sợ dài lâu”

– Câu thơ : “ ĐN của Nhân dân, ĐN của ca dao thần thoại” là một cách định nghĩa về ĐN thật giản dị mà độc đáo.

– ĐN được tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, ĐN là của Nhân dân; muốn hiểu ĐN phải hiểu nhân dân và vẻ đẹp tâm hồn tính cách của nhân dân, hơn đâu hết có thể tìm thấy trong văn hoá tinh thần của nhân dân: văn hoá dân gian, thần thoại, cổ tích, ca dao….

– Trong kho tàng ca dao, nhà thơ chọn 3 câu tiêu biểu để nêu bật 3 đặc điểm quan trọng trong tín cách truyền thống của nhân dân : Say đắm trong TY, quý trọng tình nghĩa, quyết liệt trong chiến đấu.

8/ Giữa sóng và em trong bài thơ “ Sóng” ( XQ) có mối quan hệ như thế nào? Nêu nhận xét về nghệ thuật kết cấu của bài thơ.

– Sóng là hình ảnh, là biểu tượng cho tâm hồn người con gái đang yêu- một kiểu của cái tôi trữ tình. Em là cái tôi trữ tình của nhà thơ.Sóng và em có lúc phân đôi, có lúc hoà nhập để nói lên cảm xúc, tâm trạng phong phú, phức tạp nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu

– Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: Sóng và em. Sóng biển xôn xao triền miên, vô tận gợi liên tưởng đến song lòng dạt dào đầy khát khao TY, hạnh phúc. Song hành với sóng là em. Cấu trúc song hành này góp phần tạo nên chiều sâu nhận thức và nét độc đáo của bài thơ.

9/ Cảm nhận về tâm hồn người phụ nữ đang yêu qua bài thơ Sóng

– Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lí của tâm hồn khao khát yêu đương đang tìm đến một tình yêu rộng lớn (K1)

+ Những trạng thái, những cung bậc phức tạp trong trái tim yêu

+ khát khao tìm được sự đồng cảm, đồng điệu, vươn tới cái lớn lao, cao đẹp

– Khát vọng TY là khát vọng muôn đời của nhân loại, nhất là tuổi trẻ (K2)

– TY là một điều bí ẩn thiêng liêng, như sóng biển, như gió trời khó có thể lí giải được . XQ đã cắt nghĩa TY một cách hồn nhiên, trực cảm (K3,4)

– TY gắn với nỗi nhớ (K5)

– TY phải vượt qua thử thách trắc trở để khẳng định lòng chung thuỷ(K6,7)

– Khát vọng về một TY vĩnh hằng ( K8,9)

10/ Nêu những nét đặc sắc của ngôn từ nghệ thuật trong bài thơ “ Đàn Ghita của Lor ca”:

– Bài thơ như giai điệu một bản nhạc, có phần nhạc đệm của Guitar. Chuỗi âm li la li la li la….mở đầu và kết thúc bài thơ gợi lên tiếng vang giàu nhạc điệu.

– Ngôn ngữ diễn tả âm thanh theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác, màu sắc: tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta xanh; hình ảnh động: tiếng guitar tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghita ròng ròng máu chảy

– Màu sắc gắn với cảm xúc và suy tưởng: áo choàng đỏ gắt, áo choàng bê bết đỏ, chiếc ghita màu bạc

– Hình ảnh giàu sắc thái tượng trưng: ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim mình vào lặng im

– Hệ thống ngôn ngữ giàu sắc thái tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…….

11/ Tìm hiểu hình tượng Sông Đà

a. Sông Đà hung bạo, dữ dội:

– Cảm hứng mãnh liệt về vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ của sông Đà:

+ Thành vách dựng đứng, dòng chảy ghê gớm, thác đá

+ Sức mạnh của gió, sóng, đá

+ Những hút nước ghê rợn

+ Những thác nước bày thế trận như một bầy thuỷ quái hung bạo

– Giọng văn phóng túng, ngôn từ phong phú giàu giá trị tạo hình

b. Sông Đà thơ mộng, trữ tình

– Một vẻ đẹp đầy nữ tính- “ áng tóc trữ tình”

– Sông Đà đẹp ở không gian và thời gian khác nhau

– TY tha thiết với sông Đà

12/ Tìm hiểu hình tượng ông lái đò trong cuộc chiến đấu với con SĐ hung bạo:

– Trong cảm xúc thẩm mĩ của NT con người lao động đẹp và quý hơn tất cả. Đó là khối “ vàng mười”. Con người lao động vô danh trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên đã trở nên lớn lao, kì vĩ

– Người anh hùng lao động trên sông nước:

+ Cuộc đấu tranh không cân sức ( SĐ hung bạo- con người nhỏ bé)

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Bạc Liêu năm học 2012 - 2013 môn Vật lý (Chuyên NV2) - Có đáp án Sở GD&ĐT Bạc Liêu

+ Con người đã chiến thắng sức mạnh của tự nhiên. Dòng sông càng hung bạo thì hình tượng ông lái đò càng đẹp đẽ, uy nghi.

+ Nguyên nhân làm nên chiến thắng: kinh nghiệm đò giang song nước, nắm được quy luật của dòng sông, sự ngoan cường, ý chí quyết tâm…

Đoạn văn miêu tả đầy không khí trận mạc, sức tưởng tượng và kho từ vựng phong phú thể hiện rõ PCNT của NT

– Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ

+ Nghệ sĩ vượt thác qua ghềnh

+ Tâm hồn đẹp : vô danh, thầm lặng, bình dị.

13/ Nét độc đáo, đa sắc thái của sông Hương trong “ Ai đã đặt tên cho dòng sông”

– Vẻ đẹp của sông Hương từ thượng nguồn đến đoạn chảy qua kinh thành Huế

+ Ở thượng nguồn sông Hương có vẻ đẹp “phóng khoáng và man dại ” như một cô gái Di-gan

+ Khi chảy qua dãy Trường Sơn, SH như “ một bản trường ca rừng già rầm rộ….”

+ Ra khỏi rừng sông Hương trở nên “ dịu dàng và trí tuệ”…

+ Khi uốn lượn qua những rừng thông nơi đặt lăng mộ vua nhà Nguyễn, nó lại có vẻ đẹp “ trầm mặc”, “ như triết lí, như cổ thi…”

– Vẻ đẹp của sông Hương trong cảm hứng của các nghệ sĩ: Nguyễn Du, CBQ, TĐ, TH… vẻ đẹp SH gắn với cách cảm nhận, cách nhìn nhận riêng của từng nhà thơ.

– SH gắn với xứ Huế với lịch sử dựng nước và dựng nước; gắn với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Nam của nước đại Việt xưa.

14/ Nét riêng trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

– TY say đắm với dòng sông, sự gắn bó máu thịt với cảnh và con người xứ Huế

– Cây bút giàu chất trí tuệ, hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hoá và nghệ thuật xứ Huế

– Trí tưởng tượng lãng mạn bay bổng

– Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế, tài hoa

III. Nghị luận xã hội thi kì 1 Ngữ văn 12

– Vận dụng các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận

– Diễn đạt rõ ràng, chuẩn xác, nêu rõ luận điểm

I- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

1. Đề tài:

– Về nhận thức ( lí tưởng, mục đích học tập….)

– Về tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, tính trung thực….)

– Về quan hệ gia đình ( tình mẹ con, tình anh em….)

– Về quan hệ xã hội ( tình đồng loại, tình thầy trò, tình bạn bè…)

2. Về cấu trúc triển khai tổng quát:

– Giải thích tư tưởng đạo lí cần bình luận ( với đề cần bàn luận là vấn đề gì?)

– Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bình luận.

– nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức, hành động…)

3. Đề tham khảo:

1.Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm (chấp hành luật giao thông, hiến máu nhân đạo, hút thuốc lá nơi công cộng, phong trào mùa hè xanh…..)

2.Về cấu trúc triển khai tổng quát: xem hướng dẫn sgk

IV. Đề thi minh họa học kì 1 Văn 12

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU ( 3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ

[…] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

Câu 3. Theo em việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 4. Nêu thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích ?

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN.

Câu 1(2 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 400 từ, với chủ đề : “ Một ngày không dùng điện thoại thông minh”.

Câu 2 (5 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”

(Ngữ Văn 12 Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục, tr. 155, 156)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Văn 12

PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Đọc – hiểu

1

– Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận

0.5

2

– Lí do: vì không đọc sách thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất đi nền tảng.

0.5

3

Việc nhỏ: vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong mỗi gia đình, mỗi người có thể đọc từ vài chục dòng mỗi ngày đến một cuốn sách trong một năm.

Công cuộc lớn: đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc đọc sách trở thành văn hóa của quốc gia, dân tộc.

0.5

0.5

4

Thông điệp: từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con người có cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều tác hại, tác giả đã đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách và nâng cao ý thức đọc sách ở mọi người

1

Tập làm văn

1

Yêu cầu:

Biết viết một đoạn văn ngắn nhưng phải đầy đủ nội dung

– Biết dùng thao tác lập luận bác bỏ và cá thao tác khác để viết đoạn văn

Gợi ý nội dung: Đoạn văn đảm bảo những ý sau

– Việc dùng điện thoại ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu trong đời sống. Vậy nếu không dùng điện thoại ( đặc biệt là điện thoại thông minh) một ngày thì sẽ ra sao?

– Một ngày không sử dụng điện thoại thông minh ta sẽ thấy thời gian dài hơn và nhờ vậy ta làm được nhiều việc có ích hơn.

– Một ngày không sử dụng điện thoại để lướt web, chơi game, lên các trang mạng xã hội ta sẽ có nhiều thời gian để chiêm nghiệm cuộc sống, có thời gian quan sát và trò chuyện với người bạn cùng lớp để thấy cuộc đời không thiếu sự sẻ chia ; sẽ có thời gian quan tâm đến gia đình để biết rằng cha mẹ nuôi ta cực khổ biết bao….

– Đôi khi trong cuộc sống bộn bề còn người cần tặng cho riêng mình một Khoảng lặng cần thiết…

0.5

0.5

0.5

0.5

2

a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vẻ đẹp trong tình yêu của người phụ nữ qua đoạn thơ: nỗi nhớ và lòng thủy chung.

0,5

c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

(1) – Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn thơ:

Xuân Quỳnh: là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca chống Mĩ.

Thơ của chị là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu.

Sóng:Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

– Đoạn thơ trích nằm ở giữa của bài thơ, khắc họa rõ nét nỗi nhớ mong, lòng thủy chung trong tình yêu.

(2) – Sáu câu thơ đầu:

Nỗi nhớ bao trùm cả không gian và thời gian: đối lập: lòng sâu-mặt nước, ngày –đêm.

Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức (cả trong mơ còn thức).

– Nỗi nhớ của một tình yêu mãnh liệt (ngày đêm không ngủ được).

Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (Lòng em nhớ đến anh).

-> Cách diễn đạt nỗi nhớ của Xuân Quỳnh thật là độc đáo , nhà thơ bộc lộ thẳng thắn nỗi nhớ của mình trong tình yêu. Nỗi nhớ cứ tồn tại , cứ hiện diện trong tâm hồn, nó không hề lắng xuống mà trào dâng mãnh liệt, quay quắt khôn nguôi.

(3) – Bốn câu cuối:

– Khẳng định lòng thủy chung: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về anh –một phương.

Phương bắc, phương nam là phương của đất trời, phương anh chính là phương tâm trạng, “phương” của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha.

(4) – Một số điểm đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn thơ:

– Thể thơ năm chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ.

– Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp, tương phản góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng (3 lần), dưới lòng sâu- trên mặt nước, dẫu xuôi-dẫu ngược; cách nói ngược: xuôi bắc – ngược nam nhằm diễn tả những khó khăn trắc trở trong cuộc sống.

Đánh giá chung về đoạn thơ, nêu suy nghĩ của bản thân.

3,5

d) Sáng tạo:

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dung từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt

0,5

0.25

Tham khảo thêm:   Tin học 9 Bài 2: Chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề Tin học lớp 9 Chân trời sáng tạo trang 10, 11, 12

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

HỎI

“Tôi hỏi đất:

– Đất sống với đất như thế nào?

– Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước:

– Nước sống với nước như thế nào?

– Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ:

– Cỏ sống với cỏ như thế nào?

– Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

(Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ cho bài thơ trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Ở ba khổ thơ đầu, các từ ngữ “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào”,“làm nên” cùng có chung nét nghĩa nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài.

Câu 4 (1,0 điểm): Khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được câu trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời. Nếu được hỏi: “Người sống với người như thế nào?”, anh/chị sẽ trả lời ra sao? (Trình bày khoảng 3 đến 4 dòng).

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về bài học trong lối sống con người được gửi gắm qua bài thơ Hỏi của Nguyễn Hữu Thỉnh?

Câu 2 (5,0 điểm): “Tư tưởng đất nước của nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đoạn trích Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm”. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích đoạn thơ sau:

“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
………
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.

… Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.”

( Trích “Em không tự cứu mình thì ai cứu em” của Rosie Nguyễn – Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Nxb Hội nhà văn, 2017, trang 120-121)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, sống trong thế chủ động có những biểu hiện nào?

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng: “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Em không cứu mình thì ai cứu được em” không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1.(2.0 điểm)

Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa cách sống ở thế chủ động của tuổi trẻ hôm nay.

Câu 2. (5.0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.89, 2015)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023 – 2024 Ôn tập cuối kì 1 lớp 12 môn Văn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *