Bảng đơn vị đo thể tích là một trong những kiến thức cơ bản sẽ được học từ cấp 1, nhưng tính ứng dụng của nó cực kỳ cao trong đời sống. Vậy nên, để giúp các em có thể nắm rõ được kiến thức này, cũng như biết cách ứng dụng trong học tập và thực tiễn, hãy cùng Wikihoc khám phá ngay trong bài viết sau đây.

Đơn vị đo thể tích là gì?

Đơn vị được hiểu là đại lượng dùng để đo lường. Còn thể tích hay còn được biết đến là dung tích của chất lỏng là lượng không gian mà vật đó chiếm lấy.

Thường thể tích có đơn vị đo chính là lập phương của khoảng cách. Còn trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo độ dài khoảng cách là mét, còn đơn vị đo của thể tích chính là mét khối, ký hiệu m3.

Thể tích là lượng không gian mà vật đó chiếm lấy. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thực tế, cuộc sống hàng ngày ở các nước trên thế giới đều sử dụng những đơn vị đo lường của hệ đo lường quốc tế, thường dùng nhất chính là lít (1000 lít = 1 m3). Bởi vì đơn vị mét khối khá lớn, không thích hợp dùng trong tính toán hàng ngày nên người ta đã chuyển sang đơn vị lít. Trong đó 1 lít = 1dm3 = 1000cm3 = 0.001m3.

Còn chương trình toán học tiểu học, đơn vị đo thể tích các em sẽ dùng là cm3, dm3, m3 nhiều hơn. Cách đọc đơn vị đo thể tích thì các em cũng cần ghi nhớ một cách logic, tránh bị nhầm lẫn giữa các đơn vị.

Bảng đơn vị đo thể tích chi tiết

Bảng đơn vị đo thể tích được thiết lập dựa trên quy tắc từ lớn đến bé, được đưa ra theo chiều từ trái sang phải. Đặc biệt, mét khối chính là đơn vị đo thể tích trung tâm để có thể quy đổi sang những đơn vị khác và ngược lại.

Dưới đây là bảng đơn vị đo thể tích chi tiết để mọi người tham khảo:

Bảng đơn vị đo thể tích chi tiết. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cách quy đổi các đơn vị tính thể tích chi tiết

Khi thực hiện đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ liền kề, ta chỉ cần nhân số đó với 1000. Điển hình như 1km3=1000hm3, 1dam3=1000m3.

Ngược lại, khi đổi đơn vị thể tích từ bé sang lớn hơn liền kề, ta sẽ chia số đó cho 1000. Điển hình như 1000dm3 = 1m3, 3000cm3 = 3dm3.

Tham khảo thêm:  

Tóm lại, mỗi đơn vị đo thể tích liền kề nhau thì sẽ hơn hoặc kém nhau 1000 lần.

Việc nắm rõ cách quy đổi đơn vị thể tích rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ngoài ra, dưới đây là một số công thức quy đổi liên quan tới đơn vị đo thể tích để các em nắm rõ hơn:

1 lít bằng bao nhiêu ml?

Dựa vào công thức n(l) = 1000.n(ml)

Nên khi cần tính toán, ta chỉ cần thay n bằng số thực tế để tìm được đáp án chính xác. Ví dụ 3(l) = 3000(ml).

1 lít bằng bao nhiêu m3, dm3, cm3, cc?

Dựa vào hệ đo lường tiêu chuẩn quốc tế, ta biết 1 lít = 1000cm3, ngược lại 1cm3 = 0,001 lít.

  • 1 lít = 1dm3.

  • 1 lít = 0,001m3, ngược lại 1m3 = 1000 lít.

  • 1 lít = 1000cc, ngược lại 1cc = 0,001 lít.

Cách đổi từ đơn vị thể tích sang khối lượng

Khối lượng của một chất lỏng sẽ được xác định dựa vào khối lượng riêng của nó. Ta có công thức tương ứng sau:

D = m/V

m = D.V

Trong đó:

  • D: Khối lượng riêng (kg/m3).

  • m: Khối lượng (kg).

  • V: Thể tích (m3).

1 lít bằng bao nhiêu kg?

Khối lượng riêng của nước là D=1000kg/m3 và V = 1 lít = 0,001m3.

Áp dụng công thức: m = D.V.

Ta có: m1l nước = 1000 . 0,001 = 1kg.

Ứng dụng đơn vị đo thể tích trong học tập và cuộc sống

Trên thực tế, việc nắm được cách quy đổi đơn vị đo thể tích sẽ giúp học sinh tính được thể tích của chất lỏng tương ứng. Điều này được ứng dụng rất nhiều trong vật lý, nên ta có công thức tính thể tích của chất lòng dựa vào khối lượng của vật chia cho khối lượng riêng của chất tạo thành vật đó.

Thể tính được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hay để tính thể tích chất rắn trong toán học, các em sẽ được học công thức tính thể tích các hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, thể tích hình cầu,… Chính những công thức này giúp các em có thể ứng dụng vào việc tính thể tích của các đồ dùng xung quanh chúng ta như tính thể tích hộp phấn bảng hình chữ nhật, thể tích quả banh….

Ngoài ra, trong đời sống thực tế hiện nay ở một số lĩnh vực như thủy điện, nghiên cứu khoa học, sinh học,… đều ứng dụng đơn vị đo thể tích để có thể tính toán một cách chính xác nhất.

Các dạng bài tập liên quan tới bảng đơn vị đo thể tích thường gặp

Trong chương trình toán học cấp tiểu học, các bé thường sẽ gặp các dạng bài tập liên quan tới tính thể tích như sau:

Có nhiều dạng bài tập về đơn vị tính thể tích. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Đổi các đơn vị đo thể tích

Phương pháp giải: Các em cần nắm vững bảng đơn vị đo thể tích, cùng với quy tắc chuyển đổi các đơn vị mà Wikihoc đã đưa ra trên để giải bài tập chính xác.

Ví dụ: 2m³= …dm³

Hướng dẫn giải: Dựa vào quy tắc chuyển đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề ta sẽ nhân cho 1000. Lúc này, đáp số sẽ là 2m³= 2000dm³.

Dạng 2: Các phép tính toán với đơn vị tính thể tích

Phương pháp giải: Các em cần phải xem các đơn vị của các số trong phép tính đã cùng đơn vị đo thể tích hay chưa. Nếu chưa sẽ phải đưa về cùng một đơn vị rồi mới bắt đầu tính toán một cách chính xác.

Ví dụ:

1dm³ 8cm³ + 0,2dm³ =?

Hướng dẫn giải:

Ở đây ta thấy các đơn vị đo không cùng nhau, nên ta có thể chuyển về cùng đơn vị dm3 hoặc cm3 để bắt đầu phép tính. Cụ thể, bài toán này ta sẽ chuyển về trường hợp cm3 để tính.

Cụ thể: 1dm³ 8cm³ = 1008cm³, 0,2dm³ = 200cm³, lúc này ta được 1008cm³ + 200cm³ = 1208cm³

Dạng 3: So sánh

Phương pháp giải: Dạng bài tập này, các em cũng cần xem các số cần so sánh có cùng đơn vị đo thể tích hay không. Nếu không sẽ phải quy đổi về rồi mới tiến hành so sánh chính xác.

Tham khảo thêm:  

Ví dụ: Điền số >, <, =

4,268m³ … 4002dm³

Hướng dẫn giải: Ở đây ta thấy cả hai số chưa cùng đơn vị đo, nên ta sẽ quy đổi về đơn vị dm³ để dễ dàng so sánh hơn.

Cụ thể: 4,268m³ = 4268dm³ ==> 4268dm³ > 4002dm³.

Dạng 4: Giải bài toán có lời văn

Phương pháp giải: Các em sẽ phải đọc kỹ đề bài, xem dữ kiện bài toán cho những thông tin gì, yêu cầu tìm gì? Sau đó xem xét đơn vị đo thể tích của các dữ kiện và câu hỏi đã giống nhau chưa, nếu chưa cũng sẽ quy đổi về cùng đơn vị rồi mới tiến hành giải toán và đưa ra đáp số chính xác.

Ví dụ: Có một chiếc hộp hình chữ nhật với chiều dài tương ứng là 5 cm, chiều rộng tương ứng là 33cm, chiều cao là 0,04dm. Như vậy, thể tích hình hộp chữ nhật này là bao nhiêu?

Đáp án:

Để tính thể tích của hình hộp chữ nhật có đầy đủ thông tin về các cạnh như vậy, chúng ta chỉ cần áp dụng công thức V= a x b x c ( Trong đó a là chiều dài, b là chiều rộng, c là chiều cao).

Tuy nhiên, trước khi tính thể tích của hình chữ nhật thì chúng ta cần chuyển đổi đơn vị thể tích về cùng 1 đơn vị là cm. Cụ thể ta có bài giải như sau:

Ta có chiều cao của hình hộp chữ nhật là 0,04dm = 40cm.

Thể tích của chiếc hình hộp chữ nhật này là:

V= a x b x c = 5 x 3 x 40 = 2000 cm3

Như vậy, thể tích của hình chữ nhật này là 2000 cm3

Bí quyết giúp bé học, ghi nhớ và ứng dụng kiến thức về thể tích hiệu quả

Với bảng ĐVĐ thể tích trên, các em thường gặp khó khăn trong việc thực hiện ghi nhớ ký hiệu và cách quy đổi các đơn vị, hay không nhớ được thứ tự sắp xếp, mối quan hệ của những đơn vị đó.

Vậy nên, học sinh cần phải áp dụng một số bí quyết sau đây để giúp việc học tập, ghi nhớ đơn vị đo thể tích chính xác nhất.

Tạo sự hứng thú, đam mê học toán cùng bé với Wikihoc Math

Nhiều bé khi học toán nói chung, kiến thức cơ bản về đơn vị đo thể tích nói riêng gặp nhiều khó khăn bắt nguồn từ việc con không nắm vững nền tảng cơ bản, không có sự hứng thú khi học toán vì phương pháp dạy học khá nhàm chán.

Chính vì vậy, để tạo được sự hứng thú và đam mê với toán học cho bé từ khi còn nhỏ, bố mẹ có thể chọn Wikihoc Math để đồng hành cùng con. Được biết, đây là ứng dụng dạy toán tư duy bằng tiếng Anh của Wikihoc phát triển dành cho đối tượng trẻ mầm non và tiểu học.

Tham khảo thêm:   Những thương hiệu mỹ phẩm nội địa Trung tốt nhất, an toàn cho da

Học toán thú vị cùng Wikihoc Math. (Ảnh: Wikihoc)

Với Wikihoc Math, bé sẽ được học toán thông qua phương pháp phát triển năng lực tư duy của bé nhiều hơn, thay vì chỉ truyền thụ kiến thức như trên sách vở.

Cụ thể, trước khi bé bắt đầu học sẽ được xem video giới thiệu, phân tích, hướng dẫn giải bài tập liên quan để bé nắm vững. Sau đó sẽ chuyển sang việc để bé thực hành nhiều hơn thông qua các hoạt động tương tác như giải câu đố, chơi trò chơi, ứng dụng toán trong đời sống,… kết hợp cùng với việc làm bài tập với sách bổ trợ.

Từ cấu trúc bài học như vậy, kết hợp cùng với việc học toán thông qua những hình ảnh trực quan, video và bài học sinh động, nhờ vậy con dễ dàng tiếp thu và liên hệ với ngữ cảnh thực tế. Đồng thời, bé sẽ được rèn luyện tư duy toán học tốt hơn thông qua việc tự giải quyết bài toán chứ không đơn thuần là giải bài tập toán.

Học đơn vị tính thể tích dựa vào thực tiễn

Để giúp quá trình học tập của bé dễ dàng ghi nhớ, hình dung ra thế nào là đơn vị đo thể tích, bố mẹ có thể lấy các ví dụ liên quan tới thực tiễn, gần gũi với bé. Điển hình như tính thể tích cốc nước, bình sữa,… với các dụng cụ có sẵn trong nhà, từ đó bé sẽ dễ hiểu và ứng dụng vào bài học hiệu quả hơn.

Ngoài ra, bố mẹ có thể tự tổ chức các trò chơi liên quan tới việc tính thể tích nước, cộng trừ khối lượng nước trong ly, trong chậu,… Khi được tiếp xúc với thực tiễn càng nhiều thì con sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tập.

Cùng bé thực hành, luyện tập nhiều hơn

Một trong những yếu tố quan trọng khi học tập, làm việc quyết định sự thành công chính là thực hành nhiều hơn sau khi đã nắm chắc lý thuyết. Bởi vì nếu học mà không hành thì chỉ là “học vẹt”, không hiểu được bản chất và ứng dụng để giải bài tập chính xác.

Vậy nên, bố mẹ cần tạo điều kiện để bé được thực hành thường xuyên, từ làm bài tập, tổ chức trò chơi, lấy ví dụ liên quan đến thực tiễn, tìm hiểu chinh phục nhiều kiến thức nâng cao hơn trên internet,…

Cùng bé thực hành nhiều hơn rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tổng hợp một số bài tập về thể tích để bé luyện tập

Dưới đây là một số bài tập về đơn vị đo thể tích để bé luyện tập mà bố mẹ có thể tham khảo thêm:

Bài 1: Điền các số thích hợp vào khoảng trống:

a. 2m³= …dm³

b. 4,268m³ = …dm³

c. 0,4m³ = …dm³

d. 4m³ 2dm³ = …dm³

e. 3dm³ = …cm³

f. 4,234dm³ = ….cm³

g. 0,2dm³ = …cm³

h. 1dm³ 9cm³ = …cm³

Bài 2: 

Có một chiếc hộp hình chữ nhật với chiều dài tương ứng là 10cm, chiều rộng tương ứng là 5cm, chiều cao là 0,07dm. Như vậy, thể tích hình hộp chữ nhật này là bao nhiêu?

Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cen-ti-mét khối:

a. 1dm³

b. 1,969dm³

c. 1/4 m³

d. 19,54 m³

Bài 4: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét khối:

a. 1cm³

b. 5,216m³

c. 13,8m³

d. 0,22m³

Bài 5: Viết các số đo thể tích:

a. Bảy nghìn hai trăm mét khối

b. Bốn trăm mét khối

c. Một phần tám mét khối

d. Không phẩy không năm mét khối

Bài 6: Điền dấu <, >, = vào chỗ chấm

a. 8cm³ 500dm³… 4000mm³

b. 450km³ …. 320cm³ 100dm³

c. 8000mm³ …. 8cm³ 100dm³

d. 10000hm³ …. 100dm³ 10m³

Bài 7: Thực hiện các phép tính sau

a. 15km³ + 300m3 =

b. 320hm³ 500m³ – 10000dm³ =

c. 1000dm³ – 100000mm³ =

d. 85km³ – 1500m³ =

e. 5hm³ x 30m³ =

f. 150m³ : 50dm³ =

Kết luận

Trên đây là những kiến thức cơ bản về đơn vị đo thể tích. Nhìn chung, đây là một nền tảng quan trọng mà các em nên nắm vững, vì chúng không chỉ ứng dụng trong toán học mà các lĩnh vực khác trong đời sống cũng được sử dụng rất nhiều. Hy vọng với những bí quyết mà Wikihoc chia sẻ sẽ giúp ích được cho sự nghiệp dạy bé học toán của bố mẹ hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *