Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Dục Thúy sơn – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 24 sách Kết nối tri thức 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Dục Thúy sơn được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10, sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.

Soạn bài Dục Thúy sơn
Soạn bài Dục Thúy sơn

Wikihoc.com xin phép được giới thiệu bài Soạn văn 10: Dục Thúy Sơn. Mong rằng sẽ cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho các bạn học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này.

Soạn bài Dục Thúy sơn

Trước khi đọc

Câu 1. Hãy kể một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.

Ví dụ: Côn Sơn (Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi), Hương Sơn (Bài ca phong cảnh Hương Sơn – Chu Mạnh Trinh)…

Câu 2. Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.

Ví dụ: Bài thơ “Bài ca Côn Sơn” đã cho thấy sự khung cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn nên thơ hấp dẫn cũng như sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên.

Tham khảo thêm:   Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học Đáp án tự luận Module 3 môn HĐTN

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.

– Bản dịch nghĩa: Dịch chính xác nghĩa của câu thơ chữ Hán, ý nghĩa câu thơ được thể hiện rõ ràng.

– Bản dịch thơ: Thể thơ năm chữ, ngắn gọn và hàm súc, tuy nhiên chưa truyền tải được hết nội dung của nguyên tác (Vị trí của hai câu thơ thứ 3 và thứ 4 bị đổi; Câu thơ thứ 5, bản dịch thơ không nhắc đến màu xanh ngọc (thanh ngọc) của bóng tháp; Câu thơ thứ 6, bản dịch thơ không nhắc đến màu tóc xanh biếc (thúy hoàn), mà đổi sang màu đen huyền.)

Câu 2. Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy Sơn.

  • Sáu câu đầu: Cảnh thiên nhiên trên núi Dục Thúy
  • Hai câu cuối: Nỗi niềm khi nhớ về người xưa.

Câu 3. Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

Bức tranh được miêu tả rất sống động: Dáng núi như đóa hoa sen nổi trên mặt nước, bóng tháp soi xuống mặt nước như chiếc trâm ngọc xinh đẹp, mặt nước phản chiếu hình ảnh ngọn núi như cô gái đang soi mái tóc mềm mượt của mình.

Câu 4. Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 12 năm 2010 môn Toán Sở GD&ĐT Cà Mau

– Những chi tiết:

  • Dáng núi được ví như đóa hoa sen.
  • Bóng tòa tháp trên núi như chiếc trâm ngọc khi soi xuống mặt nước.
  • Ngọn núi phản chiếu qua sóng nước thì giống như soi mái tóc biếc.

– Nét đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên.

Câu 5. Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn”, thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sông kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

Trong phần kết, Nguyễn Trãi muốn bày tỏ suy ngẫm riêng: Nỗi niềm hoài niệm về quá khứ, nhìn cảnh nhớ người.

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Dục Thúy sơn.

Gợi ý:

Khi đọc bài thơ Dục Thúy sơn, em cảm thấy ấn tượng với tình yêu dành cho thiên nhiên của tác giả Nguyễn Trãi. Điều đó được thể hiện qua việc khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên của núi Dục Thúy. Đầu tiên, Nguyễn Trãi đã miêu tả bức tranh toàn cảnh của núi Dục Thúy qua hai câu thơ “Liên hoa phù thủy thượng/ Tiên cảnh trụy trần gian”. Dáng núi giống như đóa hoa sen nổi trên mặt nước, cứ ngỡ như đây là chốn tiên cảnh. Hình ảnh ẩn dụ đã góp phần lột tả vẻ đẹp thanh khiết, trong trẻo của thiên nhiên. Sau đó, tác giả lại khéo léo khắc họa cận cảnh ngọn núi. Hình ảnh so sánh “Tháp ảnh trâm thanh ngọc/Ba quang kính thúy hoàn” đã giúp người đọc có hình dung cụ thể về chốn non xanh nước biếc, sơn thủy hữu tình. Bóng tháp soi xuống mặt nước như chiếc trâm ngọc xinh đẹp. Còn mặt nước phản chiếu hình ảnh ngọn núi như cô gái đang soi mái tóc mềm mượt của mình. Với khả năng quan sát tinh tế, cùng cách sử dụng ngôn từ độc đáo, bức tranh thiên nhiên núi Dục Thúy hiện lên thật sinh động. Có thể thấy rằng, thiên nhiên nơi đây đã được khắc họa từ một trái tim mang tình yêu say đắm, cũng như tâm hồn đầy lãng mạn và thi vị của Nguyễn Trãi.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Dục Thúy sơn – Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 24 sách Kết nối tri thức 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *