Phản ứng hóa học là bài học quan trọng trong môn Hóa học THCS. Bài viết này Wikihoc sẽ tổng hợp những lý thuyết, định nghĩa phản ứng hóa học là gì? Diễn biến phản ứng hóa học cũng như điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra để các bạn học sinh dễ dàng ôn tập.

Định nghĩa “Phản ứng hóa học là gì”?

Như chúng ta đã biết, một chất có thể biến đổi từ chất này thành chất khác và quá trình này được gọi là bản chất của phản ứng hóa học.

Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất phản ứng (hoặc chất tham gia). Chất mới sinh ra trong quá trình phản ứng được gọi là sản phẩm(Theo Sách giáo khoa Hóa học 8).

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phương trình chữ biểu hiện phản ứng hóa học:

Tên các chất phản ứng -> Tên các sản phẩm.

Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng sẽ tăng dần và ngược lại lượng sản phẩm sẽ giảm dần.

Ví dụ phản ứng hóa học:  

  • Khí nitơ tác dụng với khí hidro sẽ tạo ra amoniac: Khí nitơ + Khí hidro -> Amoniac
  • Khí cacbon phản ứng với oxi sẽ tạo ra khí cacbonic: Cacbon + Oxi -> Khí cacbonic

Các loại phản ứng hóa học? Đó là gì?

Sau khi tìm hiểu thế nào là phản ứng hóa học? Chúng có 4 loại bao gồm: Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng oxi hóa khử và phản ứng thế.

Cụ thể:

  • Phản ứng hóa hợp: Là một phản ứng hóa học, trong đó hai hay nhiều chất ban đầu chỉ tạo thành một chất mới (sản phẩm). Ví dụ: 2Mg + O2 -> 2MgO
  • Phản ứng phân hủy: Là phản ứng hóa học trong đó có nhiều chất mới được sinh ra (2 chất trở lên từ một chất ban đầu. Ví dụ: Zn(OH)2 -> ZnO + H2O
  • Phản ứng oxi hóa khử: Là phản ứng hóa học khi sự khử và oxi hóa xảy ra đồng thời. Ví dụ:  Fe2O3 + 3CO -> 2Fe + 3CO2
  • Phản ứng thế: Là một phản ứng hóa học xảy ra giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất sẽ thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. Ví dụ: Cl2 + 2KBr -> 2KCl + Br2
Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 4 Bài 7: Ôn tập chủ đề Chất Giải Khoa học lớp 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Diễn biến của một phản ứng hóa học

Sách Giáo khoa Hóa học 8 định nghĩa diễn biến của một phản ứng hóa học như sau: “Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác”.

Trường hợp có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử nguyên tố khác.

Phản ứng hóa học xảy ra khi nào?

“Phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia phản ứng tiếp xúc với nhau, có những trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác…” (Sách Giáo khoa Hóa học 8 – NXB Giáo dục Việt Nam, trang 50).

Bột lưu huỳnh tác dụng với sắt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cụ thể:

  • Tiếp xúc: Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng hóa học xảy ra càng dễ. Ví dụ như khi cho bột lưu huỳnh và bột sắt tác dụng với nhau sẽ tạo thành FeS.

  • Đun nóng: Để đảm bảo phản ứng hóa học xảy ra, một số trường hợp cần tác động của nhiệt. Có những phản ứng hóa học sử dụng nhiệt như chất khơi mào trong khi đó có những phản ứng cần lượng nhiệt lớn hơn và đun sôi liên tục. Một số phản ứng hóa học xảy ra không cần bất kỳ sự tác động nhiệt nào. Ví dụ như phản ứng của kẽm và axit clohidric. Bạn chỉ cần đổ dung dịch axit vào kẽm là đã có thể quan sát được các bọt khí nổi lên trong ống nghiệm.

  • Chất xúc tác: Chất xúc tác cần thiết để thúc đẩy phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không bị biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.

Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?

Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra, chúng ta cần dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành và chất mới này có tính chất khác với chất phản ứng.

Ví dụ như trong phản ứng hóa học giữa sắt và khí clo, chất tạo thành là sắt clorua. Sắt clorua không còn tính chất của sắt và khí clo nữa.

Phản ứng sắt và Clo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài có tính chất khác, các dấu hiệu như màu sắc, trạng thái, có sự xuất hiện tỏa nhiệt hay phát sáng cũng là những dấu hiệu cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 50+ hình xăm cung Ma Kết đẹp, ý nghĩa, ấn tượng

Ví dụ như khi đun nóng, đường sẽ có phản ứng hóa học phân hủy thành than và nước. Như vậy, dấu hiệu nhận biết ở đây là màu sắc của đường đã bị thay đổi.

Bài tập thực hành về phản ứng hóa học

Thực hiện một số bài tập thực hành trong sách giáo khoa Hóa học hoặc các sách bài tập cơ bản/ nâng cao sẽ giúp các bạn học sinh hiểu bài sâu hơn. Wikihoc xin tổng hợp lại một số bài tập kèm gợi ý lời giải để các bạn tham khảo:

Câu 1. Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

a) Hòa tan vôi sống (CaO) vào nước.

b) Để đinh sắt ngoài không khí bị gỉ.

c) Thức ăn để lâu bị ôi thiu.

d) Lên men tinh bột sau một thời gian thu được rượu.

Câu 2. Các hiện tượng sau đây thuộc về hiện tượng vật lý hay hóa học?

a) Sự tạo thành một lớp mỏng màu xanh trên mâm đồng.

b) Sự tạo thành chất bột xám khi nung nóng bột sắt với lưu huỳnh.

c) Một lá đồng bị nung nóng, trên mặt đồng có phủ một lớp màu đen.

Câu 3. Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được nó là hiện tượng hóa học, trong đó có phản ứng hóa học xảy ra?

Câu 4. Một em học sinh làm ba thí nghiệm với chất rắn bicacbonat natri NaHCO3 (thuốc muối trị đầy hơi màu trắng).

Thí nghiệm thứ nhất: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước được dung dịch trong suốt.

Thí nghiệm thứ hai: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước chanh hoặc giấm thấy sủi bọt mạnh.

Thí nghiệm thứ 3: Đun nóng một ít chất rắn trên trong ống nghiệm, màu trắng không đổi nhưng thoát ra một chất khí làm đục nước vôi trong.

Theo em, những thí nghiệm nêu trên, thí nghiệm nào là sự biến đổi hóa học? Giải thích.

Câu 5. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng hóa học trong các hiện tượng mô tả sau:

a) Cho một mẩu natri vào nước, tu được sản phẩm natri hidroxit NaOH và khí hidro.

b) Cho dung dịch sắt (II) clorua FeCl2 tác dụng với dung dịch bạc nitrat AgNO3, thu được bạc clorua kết tủa màu trắng và dung dịch sắt (II) nitrat.

Câu 6. Viết phương trình hóa học sau: Đốt chát mẩu sắt trong bình đựng khí oxi, tạo ra oxit sắt từ. Xác định chất tham gia và sản phẩm tạo thành?

Tham khảo thêm:   50+ lời tỏ tình bằng tiếng Anh ngọt ngào, lãng mạn nhất

Câu 7. a) Theo em, muốn phản ứng hóa học xảy ra phải có điều kiện gì?

b) Em hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học?

Câu 8. Ghi lại bằng chữ của phương trình phản ứng xảy ra trong hiện tượng mô tả dưới đây?

Cho axit nitric loãng tác dụng với với đinh sắt tạo muối nitrat và khí nito (II) oxit không màu, khí này tiếp xúc với không khí trở thành khí nito (IV) oxit màu nâu đỏ

Câu 9. Ghi lại bằng chữ của phương trình phản ứng xảy ra trong hiện tượng mô tả dưới đây?

Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình oxi nó cháy mãnh liệt hơn nhiều tạo thành khói màu trắng (chủ yếu lưu huỳnh đioxit (khí sunfuro SO2)

Câu 10. Cho 11,7 gam Natri clorua tác dụng với 34 gam bạc nitrat AgNO3 thu được 17 gam natri nitrat NaNO3 và bạc clorua AgCl. Tính khối lượng AgCl đã tạo thành.

Câu 11. Đốt cháy m gam chất M cần dùng 6,4 gam khí O2 thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Tính khối lượng m?

Câu 12. Hòa tan 3,6 gam Mg vào 10,95 gam axit clohidric HCl thu được magie clorua MgCl2 và 0,6 g H2. Tính khối lượng của magie clorua?

Câu 13. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng khi nói về định luật bảo toàn khối lượng?

A. Tổng các sản phẩm bằng tổng các chất tham gia.

B. Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành.

C. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

D. Trong phản ứng hóa học tổng sản phẩm bằng tổng chất tham gia.

Câu 14. Cho mẩu Magie tác dụng với dung dịch axit HCl phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng khí hidro

B. Khối lượng của magie clorua nhỏ hơn tổng khối lượng chất phản ứng

C. Khối lượng magie bằng khối lượng hidro

D. Tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng chất sản phẩm

Câu 15. Thiết lập phương trình hóa học của các phản ứng hóa học sau:

a) Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O

b) CuO + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

c) NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

d) BaCO3 + HCl → BaCl2 + H2O + CO2

Hy vọng với những thông tin Wikihoc chia sẻ lý thuyết về phản ứng hóa học trên đây đã giúp các bạn học sinh củng cố và ôn tập lại bài dễ dàng. Đừng quên ghé thăm website của Wikihoc để cập nhật thêm nhiều kiến thức môn học bổ ích nhé.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *