Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 8 năm 2022 – 2023 là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh lớp 8 chuẩn bị thi giữa học kì 2.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh 8 bao gồm giới hạn lý thuyết kèm theo một số dạng câu hỏi. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Sinh học 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 8 sắp tới. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Sinh 8 các bạn xem thêm bộ đề thi giữa học kì 2 Văn 8, đề thi giữa kì 2 Toán 8.
I. Trắc nghiệm giữa kì 2 Sinh học 8
1. Nêu thành phần của máu
2. Nêu cấu tạo tế bào.
3. Chức năng cơ bản của tế bào thần kinh là gì?
4. Chức năng các thành phần của máu?
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Ở người, trụ não có chức năng chủ yếu là gì ?
A. Điều khiển các hoạt động có ý thức của con người.
B. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, như là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
C. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giúp giữ thăng bằng cơ thể.
D. Là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
Câu 2: Ca ghép thận đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào năm nào ?
A. 1981
B. 1954
C. 1926
D. 1963
Câu 3: Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố ?
A. Co chân lại khi bị kim châm
B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức
C. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc
D. Đỏ bừng mặt khi uống rượu
Câu 4: Con người có tất cả bao nhiêu đôi dây thần kinh não ?
A. 6 đôi
B. 31 đôi
C. 12 đôi
D. 24 đôi
Câu 5: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Nhờ khả năng điều tiết của … mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần.
A. thể thủy tinh
B. thủy dịch
C. dịch thủy tinh
D. màng giác
Câu 6: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?
A. Truyền sóng âm về não bộ
B. Xử lí các kích thích về sóng âm
C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
D. Hứng sóng âm và hướng sóng âm
Câu 7: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Tiếng nói và chữ viết là … để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
A. phương tiện
B. cơ sở
C. nền tảng
D. mục đích
Câu 8: Ở người bình thường, mỗi quả thận chứa khoảng bao nhiêu đơn vị chức năng ?
A. Một tỉ
B. Một triệu
C. Một trăm
D. Một nghìn
Câu 9: Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu ?
A. Không chứa các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn
B. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết
C. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu
D. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng
Câu 10: Trong cấu tạo của da người, thành phần nào chỉ bao gồm những tế bào chết xếp sít nhau ?
A. Cơ co chân lông
B. Thụ quan
C. Tầng sừng
D. Lớp mỡ
Câu 11: Việc làm nào dưới đây giúp tăng cường lưu thông máu, khiến da ngày một hồng hào, khỏe mạnh ?
A. Để đầu trần đi lại dưới trời nắng
B. Tắm nước lạnh, càng lạnh càng tốt
C. Tắm nắng vào buổi trưa
D. Thường xuyên mát xa cơ thể
Câu 12: Đơn vị chức năng của thận không bao gồm thành phần nào sau đây ?
A. Cầu thận
B. Ống góp
C. Nang cầu thận
D. Ống thận
Câu 13: Thông thường, lượng nước tiểu trong bóng đái đạt đến thể tích bao nhiêu thì cảm giác buồn đi tiểu sẽ xuất hiện ?
A. 1000 ml
B. 200 ml
C. 50 ml
D. 600 ml
Câu 14: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây ?
A. Ăn quá mặn, quá chua
B. Đi tiểu khi có nhu cầu
C. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc
D. Uống nước vừa đủ
Câu 15: Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết ?
A. Đi chân đất
B. Uống nhiều nước
C. Nhịn tiểu
D. Không mắc màn khi ngủ
Câu 16: Kính hội tụ còn có tên gọi khác là
A. kính râm.
B. kính cận.
C. kính lão.
D. kính lúp.
Câu 17: Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thành phần nào mang lại ?
A. Cơ co chân lông
B. Mạch máu
C. Tuyến mồ hôi
D. Thụ quan
Câu 18: Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây ?
A. Thủy ngân
B. Vitamin
C. Glucôzơ
D. Nước
Câu 19: Khi tiến hành cắt rễ sau liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên trái của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
A. Chi sau bên trái không co nhưng co các chi còn lại.
C. Tất cả các chi đều co
B. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không
D. Tất cả các chi đều không co
Câu 20: Lớp mỡ dưới da có vai trò chủ yếu là gì ?
A. Vận chuyển chất dinh dưỡng
B. Dự trữ đường
C. Cách nhiệt
D. Thu nhận kích thích từ môi trường ngoài
Câu 21. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:
A.Thận.
B. Ống dẫn nước tiểu.
C. Bóng đái.
D. Ống đái.
Câu 22. Máu lọc ở thận là máu động mạch hay máu tĩnh mạch.
A. Máu tĩnh mạch
B. Máu động mạch.
C. Máu động mạch chỉ đến nuôi thận.
D. Máu tĩnh mạch mới mang chất thải.
Câu 23. Nhịn tiểu lâu có hại vì:
A. Dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liên tục.
B. Dễ tạo sỏi thận và có thể gây viêm bóng đái.
C. Dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.
D. Hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.
Câu 24. Lượng nước tiểu chính thức mỗi ngày thận lọc được:
A. 0.25 lít
B. 0,5 lít
C. 1,0 lít.
D. 1,5 lít
Câu 25. Loại thực phẩm nhiều chất béo là:
A. Đậu tương.
B. Lạc.
C. Gấc.
D. Gan.
Câu 26. Thời gian tắm nắng phù hợp nhất để da có thể hấp thụ vitamin D là:
A. Tắm lúc cơ thể mệt mỏi.
B. Tắm giữa trưa nắng gắt.
C. Từ 7- 8 giờ ánh nắng vừa phải.
D. Lúc trời mát không có ánh nắng.
Câu 27. Cung cấp đủ vitamin sắt cho các bà mẹ mang bầu vì?
A. Điều khiển hệ tim, mạch.
B. Điều khiển quá trình trao đổi chất.
C. Hình thành các nội quan của cơ thể
D. Thành phần cấu tạo nên hồng cầu của máu.
Câu 28. Chức năng của da là:
A. Bảo vệ, cảm giác, điều hòa thân nhiệt và bài tiết.
B. Bảo vệ, cảm giác và vận động.
C. Bảo vệ, điều hòa thân nhiệt và vận động.
D. Bảo vệ, vận động, điều hòa thân nhiệt và bài tiết.
Câu 29. Da có cấu tạo từ ngoài vào trong theo trình tự đúng là:
A. Lớp bì, lớp biểu bì, lớp mỡ dưới da.
B. Lớp biểu bì, lớp mỡ dưới da, lớp bì.
C. Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da.
D. Lớp mỡ dưới da, lớp bì, lớp biểu bì
Câu 30. Chức năng nào sau đây không phải của da:
A. Bảo vệ cơ thể.
B. Điều hòa thân nhiệt.
C. Da tạo nên vẻ đẹp của con người.
D. Điều khiển hoạt động có ý thức.
Câu 31. Trung ương thần kinh gồm:
A. Não bộ và tủy sống.
B. Não bộ, tủy sống và hạch thần kinh.
C. Não bộ, tủy sống và dây thần kinh.
D. Não bộ, tủy sống và dây thần kinh và hạch thần kinh.
Câu 32. Nơron có nhiệm vụ:
A. Cảm ứng và hưng phấn xung thần kinh.
B. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
C. Hưng phấn và dẫn truyền xung thần kinh.
D. Cảm ứng, hưng phấn và dẫn truyền xung thần kinh.
Câu 33. Cận thị bẩm sinh là do:
A.Thể thủy tinh phồng quá không xẹp xuống được.
B. Trục mắt quá ngắn.
C. Thể thủy tinh xẹp quá không phồng lên được.
D. Trục mắt quá dài.
Câu 34. Đại não người gồm các thùy:
A. Thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương.
B. Thùy trán, thùy đỉnh, thùy vị giác và thùy thị giác.
C. Thùy cảm giác, thùy vận động,thùy chẩm và thùy thái dương.
D. Thùy cảm giác, thùy vận động, thùy thị giác và thùy vị giác.
Câu 35. Chức năng của tiểu não là:
A. Điều hòa hoạt động của các nội quan
B. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.
C. Điều hòa các quá trình trao đổi chất.
D. Điều hòa thân nhiệt cho cơ thể
Câu 36. Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tuỷ?
A. 12
B. 21
C. 31
D. 42
Câu 37. Trung ương thần kinh sinh dưỡng nằm ở đâu?
A. Bán cầu não
B. Tủy sống
C. Trụ não.
D. Trụ não & tủy sống
Câu 38. Tăng tiết mồ hôi, lỗ chân lông mở rộng là phản xạ giúp cơ thể:
A. Thoát nhiệt ra ngoài
B. Thoát bớt nước ra ngoài
C. Giảm lượng nhiệt xuống
D. Tất cả các ý trên
Câu 39. Người cận thị thường mang kính có đặc điểm:
A. Mặt kính dày
B. Mặt kính mỏng
C. Măt kính lõm
D. Mặt kính lồi
Câu 40. Các tế bào que ở mắt có chức năng:
A. Tiếp nhận ánh sáng mạnh
B. Tiếp nhận màu sắc
C. Tiếp nhận ánh sáng yếu
D. Tiếp nhận ánh sáng mạnh và màu sắc.
II. Tự luận ôn thi giữa kì 2 Sinh học 8
1. Vẽ sơ đồ thể hiện sự cho và nhận các nhóm máu ở người. ( HS tự vẽ)
2. Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không ? Vì sao ? ( HS tự làm)
3. Có mấy loại nơron ? Nêu chức năng của từng loại nơron ?
Gợi ý
– Có 3 loại Nơron : Nơron hướng tâm, Nơron trung gian, Nơron cảm giác
– Chức năng:
+ Nơron hướng tâm: Truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh.
+ Nơron trung gian: Liên hệ giữa các nơron.
+ Nơron li tâm: Truyền xung thần kinh từ trung ương tới cơ quan phản ứng.
4. Em hãy cho biết nguyên nhân của sự mỏi cơ, biện pháp chống mỏi cơ ?
Gợi ý
– Nguyên nhân của sư mỏi cơ là do cơ co lâu liên tục, lượng ôxi và năng lượng cung cấp cho cơ thiếu, quá trình hoạt động của cơ sinh ra axitlactic tích tụ đầu độc cơ làm cho cơ bị mỏi .
– Biện pháp chống mỏi cơ: cần hít thở, xoa bóp cho cơ, lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí .
5. Khi khám bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ kết luận huyết áp 120 mmHg/80 mmHg (huyết áp tốt). Em hiểu chỉ số trên như thế nào? Cần phải làm gì để phòng tránh bệnh cao huyết áp? ( HS tự làm)
6. Trong một chuyến đi thăm quan, bà và Nam bị tai nạn phải nhập viện vì bị gãy xương cánh tay và phải bó bột. Sau gần 1 tháng Nam đã tháo bột còn bà Nam thì chưa tháo được do xương chưa phục hồi. Bằng hiểu biết của mình em hãy giải thích nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên?
Câu 7: Ý nghĩa của hệ bài tiết là gì?
Câu 8: Muốn phòng chống tốt các bệnh ngoài da ta cần phải làm gì?
Câu 9: Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa phân hệ giao cảm và đối giao cảm.
Câu 10: Phân biệt cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng
Câu 11: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do cơ quan nào đảm nhiệm? Vì sao da ta luôn mềm mại lại không bị thấm nước?
Câu 12: Cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não, não trung gian
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Sinh học 8 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 lớp 8 môn Sinh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.