Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2022 – 2023 4 Đề kiểm tra giữa kì 2 Công dân 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi giữa kì 2 GDCD 12 năm 2022 – 2023 gồm 4 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo. Đề kiểm tra giữa học kì 2 GDCD lớp 12 được biên soạn theo hình thức đề trắc nghiệm với thời gian làm bài là 45 phút.

TOP 4 đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 12 giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập cơ bản, luyện giải đề từ đó xây dựng kế hoạch học tập để tự tin trước mỗi bài thi chính thức. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp quý thầy cô tham khảo để ra đề thi cho các bạn học sinh. Vậy dưới đây là TOP 4 Đề thi giữa kì 2 GDCD 12 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 12

Câu 1: Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của

A. nhân dân .
B. Nhà nước.
C. công dân.
D. lãnh đạo nhà nước.

Câu 2: Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường

A. tự bầu cử.
B. tự đề cử.
C. được giới thiệu.
D. được đề cử.

Câu 3: Kiểm tra thường niên hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, anh T – trưởng đoàn kiểm tra phát hiện doanh nghiệp I do anh K làm giám đốc đã vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Anh T yêu cầu chị G kế toán công ty đưa 50 triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì chị G từ chối đưa tiền nên anh T đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà công ty không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo?

A. Anh T, anh K và chị G.
B. Anh T và anh K.
C. Anh T và chị G.
D. Anh T.

Câu 4: Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của

A. Nhà nước.
B. cơ quan.
C. tập thể.
D. xã hội.

Câu 5: Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?

A. Quyền ứng cử.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền bãi nại.

Câu 6: Quyền nào dưới đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ động và tích cực tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín.

Câu 7: Trong cuộc họp toàn dân xã X bàn về xây dựng nhà văn hóa, anh T và anh M liên tục có nhiều ý kiến trái chiều. Trong lúc gay gắt, anh M cho rằng T chỉ là nông dân không nên phát biểu nhiều. Thấy vậy, chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của 2 anh và đưa ra quyết định cuối cùng.

Trong trường hợp trên, những ai vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Anh M và T.
B. Chủ tịch xã.
C. Chủ tịch xã và anh M.
D. Anh M.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 8: Reading Soạn Anh 7 trang 87 sách Cánh diều

Câu 8: Trong quy định của pháp luật về quyền tố cáo, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà công dân có thể tố cáo là

A. tổ chức.
B. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. công dân.
D. bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật nước ta, người có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là

A. tất cả mọi công dân.
B. những cán bộ, công chức nhà nước.
C. những công dân đủ 21 tuổi trở lên
D. những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Câu 10: Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân khi thực hiện các quyền tự do cơ bản?

A. Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật.
B. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
C. Tích cực giúp đỡ các cơ quan nhà nước thi hành pháp luật.
D. Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật.

Câu 11: Theo quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý quyết định giải quyết lần hai thì trong thời hạn do luật định, có quyền

A. khiếu nại lần 3.
B. không khiếu nại nữa.
C. chấp nhận quyết định.
D. khởi kiện ra tòa.

Câu 12: Công dân không nên làm gì khi thực hiện các quyền tự do cơ bản của mình?

A. Học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của công dân.
B. Thực hiện quyền tự do cơ bản của mình mà không quan tâm đến người khác.
C. Phê phán, đấu tranh, tố cáo việc làm trái pháp luật vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
D. Tự rèn luyện nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật.

Câu 13: Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền tố cáo?

A. Anh X phát hiện có một nhóm người đang mua bán ma túy.
B. Chị T nhận quyết định kỉ luật hạ bậc lương chưa đúng với mình.
C. Chị H phát hiện một cơ sở kinh doanh trái phép.
D. Ông H bắt quả tang anh B đang vào nhà mình ăn trộm.

Câu 14: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thể hiện mối quan hệ giữa

A. Nhà nước và công dân
B. xã hội với công dân
C. công dân với công dân
D. Nhà nước và xã hội

Câu 15: Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?

A. Viết bài với nội dung xuyên tạc sai sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước và tung lên mạng Internet.
B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai.
C. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp đại biểu tiếp xúc cử tri.
D. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.

Câu 16: Quyền nào dưới đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Bầu cử và ứng cử.

Câu 17: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy, công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền đóng góp ý kiến.
B. Quyền tham quan quản lí Nhà nước và xã hội.
C. Quyền kiểm tra, giám sát.
D. Quyền ứng cử.

Tham khảo thêm:   Vật lí 11 Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện Giải Lý 11 Chân trời sáng tạo trang 98, 99, 100, 101, 102

Câu 18: Để thực hiện các quyền tự do cơ bản, công dân cần tránh việc làm nào sau đây?

A. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác.
B. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
C. Tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của mình.
D. Tích cực giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành pháp luật.

Câu 19: Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào cơ quan để trộm xe máy. B đã báo ngay cho cơ quan công an, B đã thực hiện

A. quyền tố cáo.
B. quyền khiếu nại.
C. quyền nhân thân.
D. quyền tự do ngôn luận.

Câu 20: Bác H tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hương ước của làng, xã. Trong trường hợp trên, bác H đã thể hiện dân chủ theo cơ chế nào dưới đây?

A. Dân biết.
B. Dân bàn.
C. Dân làm.
D. Dân kiểm tra.

Câu 21: Để nhân dân thực thi dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp, trước tiên Nhà nước phải ghi nhận các quyền dân chủ của công dân bằng

A. Hiến pháp.
B. pháp luật.
C. quy định.
D. quy tắc.

Câu 22: Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của

A. lãnh đạo nhà nước .
B. Nhà nước.
C. nhân dân.
D. công dân.

Câu 23: A đã tốt nghiệp lớp 12 và đủ 18 tuổi. Vậy A không thể thực hiện các quyền dân chủ nào dưới đây?

A. Quản lý nhà nước và xã hội.
B. Ứng cử.
C. Bầu cử.
D. Khiếu nại và tố cáo.

Câu 24: Công dân có thể thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào sau đây?

A. Nhờ những người trong tổ bầu cử bỏ phiếu hộ.
B. Khi bận việc thì nhờ người thân bỏ phiếu giúp mình.
C. Trực tiếp đi bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND các cấp.
D. Nếu đi đâu vắng thì gửi phiếu qua bưu điện.

Câu 25: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc

A. công khai, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
C. công bằng, bình đẳng, phổ thông, bỏ phiếu kín.
D. bỏ phiếu kín, phổ thông, công khai, bình đẳng.

Câu 26: Tất cả mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp bị pháp luật cấm) đều được đi bầu cử là thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Trực tiếp.
D. Bình đẳng.

Câu 27: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội chính là các quyền gắn liền với việc thể hiện các hình thức dân chủ

A. đại diện ở nước ta.
B. trực tiếp ở nước ta.
C. gián tiếp ở nước ta
D. nghị trường ở nước ta.

Câu 28: Mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc nào dưới đây của bầu cử?

A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.

Câu 29: Theo quy định của pháp luật đối tượng nào dưới đây có quyền khiếu nại?

A. Chỉ cán bộ Nhà nước.
B. Chỉ công dân.
C. Chỉ các tổ chức.
D. Cá nhân và tổ chức.

Câu 30: Việc dân làm là

A. chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước.
B. xây dựng hương ước, quy ước.
C. quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.
D. giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương.

Câu 31: Chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng hoặc cơ sở hạ tầng là việc

Tham khảo thêm:   Quyết định số 06/2008/QĐ-BTC Về việc công bố mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ

A. dân biết.
B. dân bàn.
C. dân làm.
D. dân kiểm tra.

Câu 32: Bác H tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hương ước của làng, xã. Trong trường hợp trên, bác H đã thể hiện dân chủ theo cơ chế nào dưới đây?

A. Dân biết.
B. Dân bàn.
C. Dân làm.
D. Dân kiểm tra.

Câu 33: Quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là quyền

A. khiếu nại.
B. tự do.
C. tố cáo.
D. chính trị.

Câu 34: Trong quá trình bầu cử, việc Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến bệnh viện để cử tri nhận phiếu và bầu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử ?

A. Bình đẳng.
B. Phổ thông.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Công bằng.

Câu 35: K rủ H sang nhà hàng xóm lấy trộm xoài, khi sang đến nơi thì bất ngờ nhìn thấy tên trộm bẻ khóa lấy đồ nhà hàng xóm, K vội rút điện thoại ra chụp ảnh đăng facbook. Hỏi những ai là người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Chỉ K và tên trộm
B. Tên trộm.
C. K, H và tên trộm.
D. K và H.

Câu 36: Là học sinh em có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận ở địa phương mình không?

A. Không, vì đây là quyền của những người từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Có, vì đây là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân đối với địa phương mình.
C. Không, vì đây là quyền và trách nhiệm của cán bộ ở địa phương.
D. Có, vì thông qua quyền này sẽ cho mọi người thấy khả năng ngôn luận của mình.

Câu 37: Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu Đại biểu quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo Luật Bầu cử?

A. Trực tiếp.
B. Phổ thông.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Bình đẳng.

Câu 38: Anh M nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc công ty với lí do đã tìm được người khác thay thế công việc khi anh đang trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Anh M cần thực hiện quyền nào dưới đây của công dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền tố cáo.
C. Quyền bình đẳng.
D. Quyền dân chủ.

Câu 39: Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của

A. Nhà nước.
B. cơ quan.
C. tập thể.
D. xã hội.

Câu 40: Nhân viên S phát hiện giám đốc cơ quan Z có hành vi lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản công nên đã đưa thông tin này lên mạng xã hội. Nhân viên Z đã vận dụng sai quyền nào dưới đây?

A. Tố cáo.
B. Khiếu nại.
C. Kiến nghị.
D. Đàm phán.

—————–HẾT——————

Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 12

1 C 6 B 11 D 16 D 21 A 26 A 31 B 36 B
2 C 7 C 12 B 17 B 22 D 27 B 32 B 37 A
3 D 8 D 13 B 18 A 23 B 28 B 33 C 38 A
4 A 9 A 14 A 19 A 24 C 29 D 34 C 39 A
5 B 10 A 15 A 20 B 25 B 30 C 35 C 40 A

…………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 GDCD 12

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2022 – 2023 4 Đề kiểm tra giữa kì 2 Công dân 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *