Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 7 Bài 10: Tệ nạn xã hội Giáo dục công dân lớp 7 trang 51 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập GDCD 7 Bài 10: Tệ nạn xã hội sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 7 giải được các bài tập trong sách giáo khoa phần luyện tập vận dụng trang 51, 52, 53. Đồng thời nhanh chóng nắm vững kiến thức về cách tránh xa các tệ nạn xã hội.

Soạn Giáo dục công dân lớp 7 Tệ nạn xã hội được Wikihoc.com biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK trang 51→53, giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn GDCD 7. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải GDCD 7 Bài 10 Tệ nạn xã hội,mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Khám phá GDCD 7 Cánh diều bài 10

Khám phá 1

Hình ảnh: (trang 51, 52)

Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

a) Theo em, mỗi hình ảnh trên nói về điều gì? Hãy chỉ ra điểm chung của các hình ảnh đó.

b) Em hãy kể tên những tệ nạn xã hội phổ biến.

Trả lời

a)

– Mỗi hình ảnh trên đang nói về:

  • Hình ảnh 1: Đua xe trái phép.
  • Hình ảnh 2: Cờ bạc
  • Hình ảnh 3: Mê tín dị đoan
  • Hình ảnh 4: Cá độ trò chơi điện tử

– Điểm chung của các hình ảnh là đây đều là những hành vi xấu, những tệ nạn xã hội mang lại hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, xã hội.

b)

– Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

– Một số tệ nạn xã hội phổ biến là: ma túy, cờ bạc, mại dâm, mê tín, dị đoan,…

Khám phá 2

Đọc và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến T nghiện ma túy, K tụ tập đánh bài?

b) Theo em, còn những nguyên nhân nào khác dẫn đến các tệ nạn xã hội của con người

Trả lời

a) Những nguyên nhân dẫn đến T nghiện ma túy, K tụ tập đánh bài:

Do T ăn chơi và đua đòi cùng các bạn, muốn thử cảm giác mới lạ.

Do K ít được sự quan tâm của bố mẹ, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.

b) Những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội của con người:

  • Thiếu hiểu biết
  • Ham chơi.
  • Đua đòi.
  • Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc.
  • Thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình.
  • Thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh.

Khám phá 3

Đọc và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy liệt kê hậu quả của việc đua xe đối với H và vợ chồng anh K?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp kết bài Bài ca ngất ngưởng hay nhất (15 Mẫu) Kết bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

b) Hành vi đánh bạc, cá độ và sử dụng chất kích thích gây nghiện đã dẫn đến hậu quả gì đối với anh N và gia đình?

c) Hãy chia sẻ hậu quả của tệ nạn xã hội mà em biết.

Trả lời

a) Hậu quả của việc đua xe đối với H và vợ chồng anh K:

  • Đối với H, việc đua xe đã khiến H trở thành người vi phạm an toàn giao thông, gây tai nạn giao thông.
  • Đối với vợ chồng anh K thì vợ chồng anh K bị thương nặng.

b) Hậu quả của hành vi đánh bạc, cá độ và sử dụng chất kích thích gây nghiện đối với anh N và gia đình:

  • Đối với anh N, Trở thành người nghiện, sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
  • Đối với gia đình, khiến bố mẹ N rất đau khổ.

c) Một số hậu quả của tệ nạn xã hội:

  • Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người.
  • Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.
  • Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, chuẩn mực đạo đức, thuần phong mĩ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước.

Luyện tập GDCD 7 Cánh diều bài 10

Luyện tập 1

Hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội?

A. Anh Q thường xuyên sử dụng ma túy.

B. Chị M không xa lánh người bị nhiễm HIV

C. Bạn T luôn thực hiện nghiêm túc các nội quy của nhà trường.

D. Anh C thường tham gia đánh bạc cùng bạn bè.

E. Bạn H đã từ chối việc hút thuốc lá khi bạn bè dụ dỗ.

G. Bà N thường mời thầy cúng đến giải hạn khi các con mình bị ốm.

Trả lời

Hành vi tệ nạn xã hội là:

A. Anh Q thường xuyên sử dụng ma túy.

D. Anh C thường tham gia đánh bạc cùng bạn bè.

G. Bà N thường mời thầy cúng đến giải hạn khi các con mình bị ốm.

Luyện tập 2

Theo em, học sinh có thể mắc phải những tệ nạn xã hội nào? Hãy liệt kê nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội đó.

Trả lời

Học sinh có thể mắc phải những tệ nạn xã hội : Cờ bạc, nghiện ma túy, nghiện các trò chơi điện tử,…

STT

Nguyên nhân

Hậu quả

Nguyên nhân từ phía cá nhân

Nguyên nhân từ phía gia đình

Nguyên nhân từ phía xã hội

1

Đua đòi, ham chơi, bạn bè rủ rê, lôi kéo

Bố mẹ thiếu quan tâm, nuông chiều con cái

Môi trường sống không lành mạnh

Thay đổi tâm lí, tính cách, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh

2

Đua đòi, ham chơi, bạn bè rủ rê, lôi kéo

Bố mẹ thiếu quan tâm, nuông chiều con cái

Môi trường sống không lành mạnh

Thay đổi tâm lí, tính cách, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh

3

Đua đòi, ham chơi, bạn bè rủ rê, lôi kéo

Bố mẹ thiếu quan tâm, nuông chiều con cái

Môi trường sống không lành mạnh, thời đại công nghệ đổi mới, các trò chơi không lành mạnh

Thay đổi tâm lí, tính cách, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, học lực kém đi.

Luyện tập 3

Gia đình M sống ở một vùng quê nên còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy cúng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.

Tham khảo thêm:   Pokemon Unite: Cách build Garchomp

a) Theo em, nguyên nhân nào dẫn tới hành vi của bố mẹ M? Hậu quả của hành vi đó là gì?

b) Nếu là M, em sẽ làm gì để ngăn cản hành vi của bố mẹ?

Trả lời

a)

– Nguyên nhân: Do đời sống còn thấp, dân trí thấp nên bố mẹ M vẫn còn mê tín, chưa hiểu rõ về tệ nạn mê tín, dị đoan.

– Hậu quả: Khiến tệ nạn xã hội này vẫn có cớ để tồn tại, gây nguy hiểm đến tính mạng của các em của M.

b) Nếu em là M, em sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu tác hại của việc mê tín dị đoan sẽ như thế nào và chỉ ra cho bố mẹ thấy việc các em ốm mà không đưa ra trạm ý tế của xã sẽ gây ra tác hại như thế nào đối với sức khỏe của các em.

Luyện tập 4

Trả lời

Nếu là H, em sẽ giải thích cho các bạn biết việc chơi bài ăn tiền là tệ nạn xã hội và nếu các bạn không nghe thì sẽ báo lại cho thầy cô.

Vận dụng GDCD 7 Cánh diều bài 10

Vận dụng 1

Em hãy lựa chọn một tệ nạn xã hội phổ biến nhất ở địa phương để thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về hậu quả của tệ nạn xã hội theo gợi ý sau:

– Tên tệ nạn xã hội

– Hậu quả của tệ nạn

Trả lời

Tệ nạn ma túy:

* Tác hại:

– Với người nghiện:

+ Sức khỏe suy yếu, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu dùng lâu dài, dùng quá liều…

+ Gây tổn hại về sức khỏe người nghiện:

Tổn hại về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần kinh

Suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động, khả năng tập trung trí óc

Dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma túy mãn tính, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo

Cơ thể suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khỏe giảm sút rõ rệt.

+ Học tập và làm việc sa sút

+ Mất nhân cách, đạo đức

+ Xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt.

+ Ảnh hưởng về tinh thần:

Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động…) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma túy).

Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma túy có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.

+ Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp.

→ Bị tha hóa về nhân cách.

– Với gia đình người nghiện:

+ Mất yên ổn, hạnh phúc, tán gia bại sản, dẫn đến khánh kiệt về kinh tế.

– Với xã hội:

Tham khảo thêm:   Thông tư 11/2017/TT-BGDĐT Quy chế xét tặng giải thưởng khoa học công nghệ giảng viên trẻ đại học

+ Ảnh hưởng đến trật tự an ninh: tội phạm gia tăng, kéo sự phát triển của xã hội xuống.

+ Gia tăng tỉ lệ trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người để có tiền mua ma túy, thỏa mãn cơn nghiện.

+ Ảnh hưởng đến sự phát triển, làm suy yếu thế hệ trẻ – thế hệ tương lai sẽ làm chủ đất nước.

⇒ Nghiện ma túy gây tác hại lớn tới con người và nền kinh tế xã hội, là một trong những nguyên nhân hàng đầu kìm hãm sự phát triển kinh tế, văn hóa, gây ra nhiều tệ nạn khác kéo theo.

* Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn ma túy

– Thất nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định dẫn đến tâm lí chán chường

– Thiếu sự quan tâm của gia đình, cha mẹ có mối quan hệ phức tạp…

– Gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, nuông chiều thái quá

– Ham vui, đua đòi, bị bạn bè dụ dỗ, lừa đảo sử dụng

– Muốn chứng tỏ mình là người sành điệu, là người lớn và độc lập.

– Tâm lý chưa ổn định, thiếu tự tin, dễ dao động

– Trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết

– Do lạm dụng các thuốc giảm đau khi chữa bệnh hoặc có vấn đề sức khỏe tâm thần…

⇒ Nghiện ma túy hầu như không xuất phát từ một nguyên nhân đơn lẻ mà là sự tổ hợp của nhiều tác nhân khác nhau từ bản thân, từ gia đình và từ xã hội.

* Biện pháp phòng chống

– Bản thân phải sống trong sạch, lành mạnh, không ăn chơi, đua đòi

– Không quan hệ với những đối tượng xấu, có liên quan đến ma túy

– Gia đình phải thường xuyên quan tâm giáo dục con cái

– Giáo dục, tuyên truyền qua một số phim ảnh có tính giáo dục.

– Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đạo đức công dân, kỹ năng sống… cho học sinh

– Xử phạt nghiêm khắc những kẻ buôn bán.

– Kết hợp gia đình – nhà trường – xã hội.

Vận dụng 2

Em hãy tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội và trình bày trước lớp dưới dạng ảnh/ clip hoặc tiểu phẩm.

Trả lời

Các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội trình bày dưới hình ảnh:

– Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.

– Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, lôi kéo sử dụng trái phép các chất ma túy.

– Người nghiện buộc phải đi cai nghiện.

– Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.

– Trẻ em không được Đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm.

– Chúng ta phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. Cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 7 Bài 10: Tệ nạn xã hội Giáo dục công dân lớp 7 trang 51 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *