Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Nắng phương Nam trang 78 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 28 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Tiếng Việt 3 Bài 1: Nắng phương Nam – Tuần 28 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khám phá, luyện tập, vận dụng củaBài 1 chủ đề Quê hương tươi đẹp SGK Tiếng Việt 3 tập 2Chân trời sáng tạo trang 78, 79, 80, 81.

Qua đó, còn giúp các em ôn tập chữ hoa A, Â, Ă (kiểu 2), mở rộng vốn từ Quê hương. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Khởi động – Bài 1: Nắng phương Nam

Nói về một vài điểm khác biệt giữa ngày Tết ở miền Bắc và miền Nam theo gợi ý:

Nắng phương Nam

Trả lời:

Miền Bắc thời tiết lạnh, con người đa phần diện các trang phục mùa đông như áo khoác, áo len, áo dạ, khăn quàng ấm… và tận hưởng không khí se se lạnh. Hoa tết ở miền Bắc chủ yếu là đào.

Miền Nam thời tiết ấm áp dễ chịu quanh năm nên người miền Nam khi ra đường chơi Tết có thể ăn mặc đủ kiểu, miễn là đẹp và hợp với ngày Tết. Hoa tết ở miền Nam là Hoa mai.

Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 1: Nắng phương Nam

Đọc và trả lời câu hỏi

Câu 1: Uyên và các bạn đi chợ hoa vào dịp nào?

Trả lời:

Uyên và các bạn đi chợ hoa vào dịp: 28 tết

Câu 2: Trong thư, Vân kể những điều gì về Hà Nội những ngày giáp Tết?

Trả lời:

Trong thư, Vân kể về Hà Nội những ngày giáp Tết:

Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp Tết. Trời cuối đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xoá.

Tham khảo thêm:   Tin học 10 Bài 15: Thực hành với dữ liệu kiểu danh sách Tin học lớp 10 trang 107 sách Cánh diều

Câu 3: Vì sao Huê ước gửi cho Vân được ít nắng phương Nam?

Trả lời:

Huê ước gửi cho Vân được ít nắng phương Nam vì thời tiết ở Nam thì nắng, ấm áp hơn so với Hà Nội, gửi chút nắng phương Nam để xoa đi cái lạnh của miền Bắc.

Câu 4: Các bạn quyết định chọn món quà gì gửi cho Vân? Vì sao?

Nắng phương Nam

Trả lời:

Các bạn quyết định chọn cành mai gửi cho Vân. Vì cành mai chở nắng phương Nam.

Câu 5: Theo em, Vân cảm thấy thế nào khi nhận được món quà của các bạn.

Trả lời:

Vân sẽ cảm thấy rất vui và hạnh phúc.

Câu 6: Đọc một truyện về quê hương:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.

Phiếu đọc sách

b. Diễn tả lại dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong truyện.

Trả lời:

a. Em có thể tham khảo truyện sau:

Quê hương ở trong lòng mỗi người như mạch nước nguồn chảy muôn đời không dứt. Tiếng gọi quê hương da diết trong lòng!

Cả lớp lặng im, những con mắt đổ dồn về phía tôi khi nghe tôi đọc xong bài văn tả phong cảnh quê hương được cô giáo cho điểm cao nhất lớp hôm nay. Cô giáo đi lại gần, hỏi tôi thoáng một chút nghi ngờ:

– Là một học sinh thành phố, làm thế nào mà em có thể viết được một bài văn tả quê hương sâu sắc, chân thật và gần gũi đến như vậy?!

– Thưa cô… bà em… giúp em ạ!

– Sao? Em vừa nói gì? Bà em viết hộ em à?

– Thưa cô, không ạ!… vâng, đúng ạ!

Tôi nhìn ra hàng phượng vĩ trước sân trường và chợt nhớ đến mùa hè năm ấy… Tháng 5, bố đưa tôi về quê nội. Quê nội tôi, một xóm nghèo bên kia sông Hồng. Biết bao lần, tôi đã mơ ước được về thăm quê, thăm bà, thế nhưng mới bước chân lên con đường làng lầy lội, lớp nhớp bùn sau cơn mưa, nhìn những mái nhà tranh thấp tè ẩm ướt sau luỹ tre làng, tôi đã bắt đầu thất vọng. Tôi không dám cằn nhằn nhưng ấm ức nghĩ thầm: “Sao mà bẩn thế! Biết thế này, mình chẳng đòi bố cho về nữa”.

Tham khảo thêm:   Tin học 7 Bài 5: Mạng xã hội Tin học lớp 7 trang 22 sách Chân trời sáng tạo

Bố tôi tươi cười chào người làng, có lúc lại còn đứng lại nói chuyện với một bác gánh phân. Bữa cơm trưa hôm ấy, bà tôi tấm tắc khen ngon và gắp vào bát tôi miếng thịt luộc. Tôi gắp ra nhăn mặt: “Mỡ thế này, cháu ăn làm sao được!”

Bố chan cho tôi canh cua, mới ăn được một miếng tôi đã vội kêu lên: “Canh chưa cho mì chính, nhạt lắm, lại hoi hoi, con ăn chưa quen…”. Cả nhà lặng người. Bố tôi tái mặt vì giận…

Tối hôm ấy trăng rằm, bà tôi kê ghế ra ngoài sân nhặt khoai lang và kể cho tôi nghe đủ mọi chuyện. Bà kể rằng, bố tôi đã từ nơi này ra đi. Và chính nơi này, bố tôi đã lớn lên bằng lời ru của bà, bằng đôi tay ẵm bồng của bao người. Bà đã từng mớm cơm cho tôi, nuôi tôi khôn lớn ở đây… Tình cảm quê mùa nhưng chân thật. Bà chỉ tay về phía góc trời sáng rực lên và bảo đó là Hà Nội. Bà bảo rằng: ” ở Hà Nội sướng hơn ở quê nên ai ai cũng ước ao được sống ở Hà Nội, còn bà thì bà thích ở quê hơn vì bà quen mất rồi. Nếu cháu cứ ở Hà Nội mãi, sẽ chẳng bao giờ biết được ánh trăng ở quê đẹp như thế nào đâu!”

Tôi ngước nhìn lên bầu trời xanh thẳm không một gợn mây chi chít những vì sao. Trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre in đậm lên nền trời. Anh trăng trùm lấy mái nhà và khu vườn rau xanh tốt của bà. Lúc ấy, tôi bỗng nắm chặt lấy tay bà và thốt lên:

“Bà ơi! Trăng ở quê đẹp thật bà ạ!…”

Sau mùa hè năm ấy, bà nội tôi đã ra đi mãi mãi. Hè nào tôi cũng xin bố cho về thăm quê. Quê nội tôi bây giờ cũng khác hẳn, chẳng còn một tý dấu vết nào của ngày xưa nữa. Những dãy nhà hai, ba tầng san sát nhau mọc lên như nấm. Không ai còn nhớ nổi bóng dáng luỹ tre xanh….Tôi cầm bút viết, dồn tất cả tình cảm nhớ thương sâu đậm với bà vào bài tập làm văn tả phong cảnh quê hương hôm ấy… Tôi viết về quê hương tôi với luỹ tre xanh mát rượi và ánh trăng rằm dịu ngọt. Phải rồi, tôi bỗng hiểu ra rằng: chính bà đã làm xanh mãi ước mơ của tôi./.

Tham khảo thêm:   Nghị định 165/2018/NĐ-CP Quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

(Truyện ngắn của Đào Quốc Thịnh)

  • Tên truyện: Quê hương
  • Tên tác giả: Đào Quốc Thịnh
  • Vẻ đẹp: quê hương tôi với luỹ tre xanh mát rượi và ánh trăng rằm dịu ngọt.
  • Địa điểm: quê nội
  • Nhân vật: bạn học sinh, cô giáo, bà nội, bố

b. Học sinh tự diễn tả.

Ôn chữ hoa A, Ă, Â

Câu 1: Viết từ: An Dương Vương

Câu 2: Viết câu:

Ai về núi Ấn sông Trà
Non xanh nước biếc hiền hòa quê em.

Ca dao

Mở rộng vốn từ Quê hương

Câu 1: Tìm các từ ngữ thường dùng để chỉ đặc điểm của cảnh vật ở nông thôn và thành thị.

Mở rộng vốn từ Quê hương

Trả lời:

Cảnh vật Đặc điểm
Nông thôn Thành thị
Nhà cửa Thưa thớt San sát
Đường sá Vắng vẻ Đông đúc
Xe cộ Thưa thớt Tấp nập
Vườn tược Rộng Nhỏ
Không khí Trong lành Nhộn nhịp

Câu 2: Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi bông hoa:

Chọn từ ngữ

Trả lời:

a. Hai bên đường, những cánh đồng mênh mông, những vườn cây xanh mướt, những mái nhà ẩn hiện dưới những tán cây xanh. Nhà cửa thưa thớt, không san sát như ở thành phố. Tôi mở cửa kính xe để được hít thở không khí trong lành của làng quê yên bình.

Theo Mỹ Phượng

b. Từ bé, tôi đã quen với cảnh nhộn nhịp của phố xá: xe cộ đi lại tấp nập, nhà cửa san sát, công viên rợp bóng cây xanh cùng những trung tâm thương mại sầm uất. Ban đêm, đèn điện sáng trưng như ban ngày.

Theo Đức An

Câu 3: Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi để tạo thành câu có hình ảnh so sánh:

Chọn từ ngữ

Trả lời:

a. Mùa lúa chín, cánh đồng trông như một tấm thảm màu vàng rực.

b. Dòng sông tựa như mái tóc dài mượt mà của người con gái.

c. Những toà nhà cao tầng như những tòa lâu đài trong truyện cổ tích.

Soạn bài phần Vận dụng – Bài 1: Nắng phương Nam

Viết lời cảm ơn khi nhận được một món quà từ bạn bè hoặc người thân.

Trả lời:

Cảm ơn bạn rất nhiều. Món quà của bạn có ý nghĩa với cả thế giới của tớ. Và tớ cũng rất biết ơn khi có người bạn như bạn. Cảm ơn bạn đã đến bên cuộc đời của tớ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nắng phương Nam trang 78 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 28 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *