Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 7 Bài 7: Tam giác cân Giải Toán lớp 7 trang 93, 94, 95 – Tập 2 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán 7 bài 7: Tam giác cân Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập từ 1→5 trang 93, 94, 95 tập 2.

Giải bài tập Toán 7 Cánh diều tập 2 trang 93, 94, 95 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Toán 7 bài 7 trang 93, 94, 95 Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi.

Giải Toán 7 trang 93, 94, 95 Cánh diều – Tập 2

Bài 1

Cho tam giác ABC cân tại A có M là trung điểm của cạnh AC và N là trung điểm của cạnh AB. Chứng minh BM = CN.

Gợi ý đáp án

Tam giác ABC cân tại A nên AB = AC.

Do M là trung điểm của AC nên AM = frac{1}{2} AC

Do N là trung điểm của AB nên AN = frac{1}{2} AB

Tham khảo thêm:   Bài giảng điện tử môn Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Giáo án PowerPoint Văn 11

Mà AB = AC nên AM = AN.

Xét ∆AMB và ∆ANC có:

AM = AN (chứng minh trên).

hat{A} chung

AB = AC (chứng minh trên).

Suy ra ∆AMB = ∆ANC (c – g – c).

Do đó BM = CN (2 cạnh tương ứng).

Bài 2

Cho tam giác ABC có hat{A} = 120^{circ}. Tia phân giác của góc A cắt cạnh BC tại D. Đường thẳng qua D song song với AB cắt cạnh AC tại E. Chứng minh rằng tam giác ADE đều.

Gợi ý đáp án

Do AD là tia phân giác của hat{BAC} nên hat{DAB} = hat{DAE} = frac{1}{2} hat{BAC} = 60^{circ}

Do DE // AB nên hat{DAB} = hat{ADE} (2 góc so le trong).

Do đó hat{ADE} = 60^{circ}

Xét ∆ADE có: hat{AED} = 180^{circ} - hat{DAE} - hat{ADE} = 180^{circ} - 60^{circ} - 60^{circ} = 60^{circ}

→ Tam giác ADE là tam giác đều

Bài 3

Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Gọi M là trung điểm của cạnh huyền BC. Chứng minh tam giác MAB vuông cân.

Gợi ý đáp án

Xét ∆AMB và ∆AMC có:

AM chung.

BM = CM (M là trung điểm của BC).

AB = AC (tam giác ABC cân tại A).

Suy ra ∆AMB = ∆AMC (c – c – c).

Do đó hat{MAB} = hat{MAC} (2 góc tương ứng).

hat{MAB} + hat{MAC} = 90^{circ}nên hat{MAB} = hat{MAC} = 45^{circ}

Tam giác ABC vuông cân tại A nên hat{ABC} = hat{ACB}hat{ABC} + hat{ACB} = 90^{circ}

Suy ra hat{ABC} = hat{ACB} = 45^{circ}

Tam giác MAB có hat{MBA} = hat{MAB} = 45^{circ}nên tam giác MAB cân tại M (1).

Xét tam giác MAB có: hat{AMB} = 180^{circ} - hat{MBA} - hat{MAB} = 180^{circ} - 45^{circ} -45^{circ} = 90^{circ}

Suy ra AM ⊥ BM hay tam giác MAB vuông tại M (2).

Từ (1) và (2) suy ra tam giác MAB vuông cân tại M.

Vậy tam giác MAB vuông cân tại M.

Bài 4

Trong Hình 76, cho biết các tam giác ABD và BCE là các tam giác đều và A, B, C thẳng hàng. Chứng minh rằng:

Tham khảo thêm:   Thông tư số 33/2010/TT-BTC Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp

a) AD // BE và BD // CE;

b) hat{ABE} = hat{DBC} = 120^{circ}

c) AE = CD.

Gợi ý đáp án

a) Tam giác ABD đều nên AB = BD = DA và hat{ABD} = hat{ADB} = hat{DAB} = 60^{circ}

Tam giác BCE đều nên BC = CE = EB và hat{BCE} = hat{BEC} = hat{EBC} = 60^{circ}

Ta có hat{DAB} = hat{EBC} (=60^{circ} ) mà 2 góc này ở vị trí đồng vị nên AD // BE.

hat{ABD} = hat{BEC} (=60^{circ} ) mà 2 góc này ở vị trí đồng vị nên BD // CE.

b)

hat{ABE} là góc ngoài tại đỉnh B của ∆EBC nên hat{ABE} = hat{BCE} + hat{BEC} = 60^{circ} + 60^{circ} = 120^{circ}

hat{DBC} là góc ngoài tại đỉnh B của ∆ABD nên hat{DBC} = hat{DAB} + hat{ADB} = 60^{circ} + 60^{circ} = 120^{circ}

c) Xét ∆DBC và ∆ABE có:

DB = AB (chứng minh trên).

hat{DBC} = hat{ABE} ( = 120^{circ} )

BC = BE (chứng minh trên).

Suy ra ∆DBC = ∆ABE(c – g – c).

Do đó CD = EA (2 cạnh tương ứng).

Vậy AE = CD.

Bài 5

Trong thiết kế của một ngôi nhà, độ nghiêng của mái nhà so với phương nằm ngang phải phù hợp với kết cấu của ngôi nhà và vật liệu làm mái nhà. Hình 77 mô tả mặt cắt đứng của ngôi nhà, trong đó độ nghiêng của mái nhà so với phương nằm ngang được biểu diễn bởi số đo góc ở đáy của tam giác ABC cân tại A.

Tính độ nghiêng của mái nhà so với mặt phẳng nằm ngang trong mỗi trường hợp sau:

a) Góc ở đỉnh A là (khoảng) 120° đối với mái nhà lợp bằng ngói;

b) Góc ở đỉnh A là (khoảng) 140° đối với mái nhà lợp bằng fibro xi măng;

c) Góc ở đỉnh A là (khoảng) 148° đối với mái nhà lợp bằng tôn.

Gợi ý đáp án

Tam giác ABC cân tại A nên hat{B} = hat{C}

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 18: Lesson 2 Soạn Anh 4 trang 54 Global Success (Kết nối tri thức) - Tập 2

Xét tam giác ABC: hat{A} + hat{B} + hat{C} = 180^{circ} hay hat{A} + hat{B} + hat{B} = 180^{circ}

Suy ra hat{B} = hat{C} = frac{180^{circ} - hat{A} }{2}

a) Khi hat{A} = 120^{circ} thì hat{B} = hat{C} = frac{180^{circ} - 120^{circ}  }{2} = 30^{circ}

Vậy khi góc ở đỉnh A khoảng 120° thì độ nghiêng của mái nhà so với mặt phẳng nằm ngang là khoảng 30°.

b) Khi hat{A} = 140^{circ} thì hat{B} = hat{C} = frac{180^{circ} - 140^{circ}  }{2} = 20^{circ}

Vậy khi góc ở đỉnh A khoảng 140 ° thì độ nghiêng của mái nhà so với mặt phẳng nằm ngang là khoảng 20°.

c) Khi hat{A} = 148^{circ} thì hat{B} = hat{C} = frac{180^{circ} - 148^{circ}  }{2} = 16^{circ}

Vậy khi góc ở đỉnh A khoảng 148° thì độ nghiêng của mái nhà so với mặt phẳng nằm ngang là khoảng 16°.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 7 Bài 7: Tam giác cân Giải Toán lớp 7 trang 93, 94, 95 – Tập 2 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *