Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí lớp 5 Bài 26: Châu Mĩ (Tiếp theo) Giải bài tập Địa lí 5 trang 123 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Địa lí 5 Bài 26: Châu Mĩ (Tiếp theo) giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 5 trang123, 124, 125, 126 để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp.

Qua đó, cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng giải Địa lí lớp 5 thật thành thạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 26: Châu Mĩ (Tiếp theo) cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Địa lí 5 Bài 26

Câu hỏi trang 123

Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục trên thế giới.

Bảng số liệu

Trả lời:

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Trong các châu lục trên thế giới, dân số châu Mĩ đứng thứ 3 thế giới (941 triệu người)

Câu hỏi trang 124

Dựa vào bảng sau, hãy cho biết thành phần dân cư của châu Mĩ.

Thành phần dân cư của châu Mĩ Màu da

– Người Anh-điêng

– Người gốc Âu

– Người gốc Phi

– Người gốc Á

– Người lai

– Da vàng

– Da trắng

– Da đen

– Da vàng

Trả lời:

Thành phần dân cư của châu Mĩ là:

  • Người Anh-điêng
  • Người gốc Âu
  • Người gốc Phi
  • Người gốc Á
  • Người lai

Câu hỏi trang 125

Quan sát Bản đồ Các nước trên thế giới, hãy:

  • Cho biết Hoa Kì giáp với những quốc gia và những đại dương nào?
  • Chỉ trên bản đồ và đọc tên thủ đô của Hoa Kì?

Bản đồ Các nước trên thế giới

Trả lời:

Hoa Kì giáp với những quốc gia và những đại dương:

  • Phía Bắc: Canada
  • Phía Nam: Mê-xi-cô
  • Phía Đông: Đại Tây Dương
  • Phía Tây: Thái Bình Dương

Thủ đô của Hoa Kì là Oa-sinh-tơn.

Giải bài tập SGK Địa lí 5 trang 126

Câu 1

Dân cư châu Mĩ có đặc điểm gì nổi bật?

Trả lời:

  • Người Anh-điêng đã sinh sống từ lâu đời ở châu Mĩ.
  • Phần lớn dân cư châu Mĩ có nguồn gốc là người nhập cư từ các châu lục khác đến.
  • Dân cư sống tập trung ở miền ven biển và miền Đông.

Câu 2

Nền kinh tế Bắc Mĩ có gì khác so với Trung Mĩ và Nam Mĩ.

Tham khảo thêm:   Tuyển tập thơ hay cho trẻ em 37 bài thơ ngắn cho trẻ dễ đọc, dễ nhớ, học chữ cực nhanh

Trả lời:

  • Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, nền nông nghiệp sản xuất quy mô lớn (lúa mì, bông, lợn, bò sữa, cam, nho…) và nền công nghiệp hiện đại (ô tô, điện tử, hàng không vũ trụ…).
  • Trung Mĩ và Nam Mĩ nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới, chăn nuôi và khai khoáng để xuất khẩu.

Câu 3

Em biết gì về đất nước Hoa Kì.

Trả lời:

  • Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
  • Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện với công nghệ cao và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Lý thuyết bài Châu Mĩ (Tiếp theo)

Dân cư Châu Mĩ

  • Người Anh-điêng đã sinh sống từ lâu đời ở châu Mĩ.
  • Phần lớn dân cư châu Mĩ có nguồn gốc là người nhập cư từ các châu lục khác đến.
  • Dân cư sống tập trung ở miền ven biển và miền Đông.

Hoạt động kinh tế

  • Châu Mĩ có nền kinh tế phát triển khác nhau giữa các khu vực.
  • Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất, nền nông nghiệp sản xuất quy mô lớn và nền công nghiệp hiện đại.
  • Trung và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển sản xuất nông phẩm nhiệt đới, chăn nuôi và khai khoáng để xuất khẩu.

Hoa kì

  • Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ
  • Có diện tích lớn thứ tư và dân số dứng thứ ba trên thế giới.
  • Hoa Kỳ có nền kinh tế phát triển cao, đặc biệt các ngành sản xuất điện, máy móc, thiết bị…
  • Đây là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Thuyết minh về bánh Pía Sóc Trăng (Dàn ý + 2 mẫu) Những bài văn hay lớp 11

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí lớp 5 Bài 26: Châu Mĩ (Tiếp theo) Giải bài tập Địa lí 5 trang 123 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *