Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề của học sinh (4 mẫu) Nghị luận về nói tục chửi thề của học sinh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề của học sinh gồm 4 mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách xây dựng dàn ý thật chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Nói tục chửi thề của học sinh

Với 4 dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng nói tục chửi thề của học sinh, các em sẽ hiểu rõ hơn những tác hại, hệ lụy mà nói tục, chửi thề gây ra. Nói tục, chửi thề là một thói xấu đáng chê trách, cần đẩy lùi. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn:

Dàn ý Nghị luận hiện tượng nói tục chửi thề của học sinh

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, nêu vấn đề nói tục chửi thề. Nhận xét, ý kiến cá nhân về vấn đề này.

II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm: Nói tục chửi thề là gì? Cách nói năng, giao tiếp sử dụng các từ ngữ kém văn hóa, mang ý nghĩa tiêu cực gây xúc phạm đến đối tượng giao tiếp.

Nêu thực trạng nói tục chửi thề của giới trẻ và học sinh hiện nay:

  • Nói tục chửi thề đang trở thành một hiện tượng phổ biến ở nhiều tầng lớp trong xã hội đặc biệt là giới trẻ.
  • Tốc độ lây lan và gia tăng của thói xấu này ngày càng nhanh chóng.
  • Nói tục chửi thề có xu hướng trở thành thói quen của một bộ phận người trong xã hội.
  • Việc ngăn chặn và kiểm soát vấn đề chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Nguyên nhân của nói tục chửi thể:

  • Ý thức cá nhân của giới trẻ con kém, chưa ý thức được tác hại và bản chất của việc nói tục chửi thề.
  • Quan niệm chưa chín chắn về thói nói tục chửi thề ở giới trẻ (xem đây là cách hơn thua, thể hiện bản thân, chứng tỏ,…).
  • Ảnh hưởng từ môi trường sống thiếu lành mạnh (bạn bè, người lớn nói tục chửi thề khiến trẻ học theo).
  • Gia đình và nhà trường chưa có biện pháp giáo dục và quan tâm thích đáng.
  • Sự yếu kém trong kiểm soát các mạng xã hội, game online, phim ảnh,… có sử dụng yếu tố nói tục chửi thề.

Hậu quả của nói tục chửi bậy:

  • Ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách, phẩm chất con người.
  • Đánh mất đi vẻ đẹp văn minh của xã hội.
  • Làm giảm giá trị của một con người, khiến họ không nhận được sự tôn trọng và đánh giá cao từ những người xung quanh.
  • Làm tăng sự mâu thuẫn và tranh chấp giữa người và người trong xã hội có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiệm trọng như đánh nhau thậm chí tới tính mạng

Lời khuyên để tránh nói tục chửi thể:

  • Rèn luyện, nâng cao ý thức cá nhân.
  • Học hỏi, chọn lọc và tiếp thu những lời hay, ý đẹp.
  • Nhà trường và gia đình có sự quan tâm và điều chỉnh hợp lí trong cách giáo dục và chăm sóc trẻ.
  • Các cơ quan nên có sự kiểm soát chặt chẽ hơn các văn hóa phẩm trước khi phát hành.
Tham khảo thêm:   Quyết định số 1744/QĐ-TTG Về việc phê chuẩn kết quả miễn nhiệm Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2004 - 2011

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại vấn đề (nhận định, suy nghĩ của em về nói tục chửi thề). Rút kinh nghiệm, đưa ra lời nhắn nhủ,…

Dàn ý nghị luận hiện tượng nói tục, chửi thề

1. Mở bài

  • Lời nói là phương tiện giao tiếp chủ yếu nhất của con người, thông qua đó, những tâm tư tình cảm được bộc lộ một cách rõ ràng và trực tiếp nhất mà không một phương tiện giao tiếp nào khác có thể thay thế được.
  • Thế nhưng, có một thực trạng rất đáng buồn hiện nay rằng một bộ phận giới trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của lời nói, buông ra những lời nói thiếu văn hóa, những câu nói tục, chửi thề mà không biết ngượng miệng, thậm chí còn cho đó là trò vui là cách thể hiện bản thân.

2. Thân bài

* Khái niệm:

Nói tục chửi thề là những phát ngôn đi ngược lại với đạo đức, thuần phong mỹ tục, xúc phạm đến danh dự ông bà tổ tiên, xúc phạm người khác bằng những từ ngữ thô tục, thiếu lịch sự, kém văn minh.

* Thực trạng:

  • Nói tục chửi thề vốn không còn là vấn đề lạ lẫm, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay, việc nói bậy trở thành một bản sắc, thậm chí là thói quen.
  • Nó không chỉ diễn ra khi bực dọc mà dần dà đã trở thành thú vui đùa, cợt nhả, thậm chí là yếu tố chính trong lời ăn tiếng nói.
  • Diễn ra ở mọi nơi, chốn đông người, trong giao tiếp với bạn bè, người thân, bề trên,…

* Tác hại:

– Với người nói:

  • Gây thất bại trong giao tiếp, người khác nhìn nhận đánh giá tiêu cực, ảnh hưởng đến giá trị nhân phẩm, đạo đức.
  • Bị mọi người xa lánh, sợ hãi, e ngại,…
  • Trở thành thói quen khó bỏ, nhiễm bẩn tâm hồn.

– Với người khác:

  • Gây ức chế khó chịu
  • Gây ảnh hưởng đến gia đình, người thân
  • Làm vấy bẩn tâm hồn của những đứa trẻ nếu chúng nghe được
  • Xã hội trở nên kém văn minh, đạo đức suy đồi

* Nguyên nhân:

  • Do môi trường sống
  • Do sự thiếu quan tâm của người thân, gia đình, nhà trường
  • Do ham muốn thể hiện bản thân, sự thiếu ý thức về tầm quan trọng của lời nói, thái độ dửng dưng, thích bông đùa cợt nhả.

* Tuy nhiên không phải toàn bộ giới trẻ đều như vậy, đó chỉ là một bộ phận nhỏ làm ảnh hưởng đến cả tập thể lớn. Còn đa số các bạn trẻ vẫn có lối cư xử, giao tiếp văn minh, đáng khen ngợi.

3. Kết bài

  • Việc cư xử văn minh đúng mực là vô cùng cần thiết, đó là bước đệm cho chúng ta tiến tới các mối quan hệ vững bền tốt đẹp, người có văn hóa sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quý hơn cả.
  • Vậy nên mỗi người cần tự ý thức được tầm quan trọng của lời nói, ra sức tuyên truyền vận động mọi người cùng đối xử và giao tiếp với nhau một cách văn minh lịch sự, bài trừ những lời nói vô duyên, khiếm nhã, kém lịch sự, đặc biệt là việc nói tục chửi thề.

Lập dàn ý Nghị luận nói tục chửi thề của học sinh

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nói tục chửi thề.

II. Thân bài

1. Giải thích

Khái niệm nói tục chửi thề: nói ra những lời lẽ không hay, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp.

Tham khảo thêm:   Công văn 1515/BGDĐT-QLCL Hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

2. Chứng minh

* Biểu hiện: không chỉ trong giao tiếp với người khác mà cả những nơi công cộng đông người, không chỉ trong lúc bực tức mà còn cả trong lúc vui vẻ, không chỉ với bạn bè mà còn nói tục với những người đáng đáng tuổi cha chú. Những lời lẽ khó nghe được nói ra thản nhiên, không chút suy nghĩ.

* Tác hại:

– Đối với người nói:

  • Khó có thể đạt được thành công trong giao tiếp.
  • Trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng đến tư cách của bản thân.
  • Những người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp thường không được mọi người tôn trọng, bị mọi người xa lánh.

– Đối với người nghe:

  • Cảm thấy khó chịu, bực bội, không thoải mái khi giao tiếp, không muốn nói chuyện.
  • Có cái nhìn ác cảm với người đối diện.
  • Ảnh hưởng đến nhận thức của các em nhỏ còn chưa hiểu biết.

– Đối với toàn xã hội: Làm ảnh hưởng đến giá trị đạo đức của cả cộng đồng.

* Nguyên nhân:

– Khách quan: Do môi trường sống không lành mạnh, sớm phải tiếp xúc với lời ăn tiếng nói thô thiển, thiếu văn hóa. Những người nói tục chửi thề có thể là những người thiếu sự quan tâm của những người thân.

– Chủ quan: Chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời nói.

  • Bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh.
  • Bản thân không có ý thức tự điều chỉnh, nói nhiều thành thói quen xấu
  • Thể hiện bản thân mình trước mọi người.
  • Nói cho vui miệng, không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của người khác.

– Lật lại vấn đề: Nhưng vẫn còn trong đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của lời nói, ăn nói văn minh lịch sự.

– Giải pháp:

  • Tuyên truyền vận động mọi người dùng lời hay ý đẹp, tránh những lời nói khiếm nhã.
  • Nhắc nhở mọi người khi thấy mọi người nói tục chửi thề.
  • Với bản thân mỗi chúng ta luôn phải tự răn mình phải biết sử dụng lời nói có văn hóa trong giao tiếp.

III. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề: Xã hội hiện đại đòi hỏi con người văn minh trong ứng xử giao tiếp.

Dàn ý Nghị luận về nói tục chửi thề của học sinh

I. Mở bài

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

II. Thân bài

1. Giải thích

Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày.

2. Biểu hiện

Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.

3. Tác hại

– “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kỹ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.

Tham khảo thêm:   Resume kết hợp - Mẫu 1

– Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu.

– Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.

4. Nguyên nhân

– Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng”. Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ.

– Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ.

– Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.

5. Bình luận

– Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.

– Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh; trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực; học tập lối sống lành mạnh, văn mình; ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè, đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt…

III. Kết bài

Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói không với “Nói tục chửi thề”.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề của học sinh (4 mẫu) Nghị luận về nói tục chửi thề của học sinh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *