Giải Sinh 10 Bài 18: Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, dễ dàng biết cách trả lời các câu hỏi trang 108→109.
Giải SGK Sinh 10 Bài 18 chương 5 Chu kì tế bào và phân bàođược biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Qua đó giúp các em củng cố, khắc sâu thêm kiến thức đã học trong chương trình chính khóa; có thể tự học, tự kiểm tra được kết quả học tập của bản thân.
1. Mục đích
– Thực hiện được các bước làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân.
– Quan sát và vẽ được các tế bào đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân.
– Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi và làm tiêu bản hiển vi.
2. Cách tiến hành
Thí nghiệm làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào
Bước 1. Cố định mẫu
– Cắt các đầu rễ hành (khoảng 5mm từ đầu rễ).
– Ngâm đầu rễ hành trong dung dịch cố định carnoy trong ít nhất 24 giờ.
Bước 2. Nhuộm mẫu vật
– Dùng panh gắp đầu rễ hành sang ống nghiệm đựng thuốc nhuộm acetocarmine 2%.
– Đun nóng nhẹ (không đun sôi) ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm khoảng 5 – 8 phút.
Bước 3. Làm tiêu bản
– Dùng panh gắp một đầu rễ hành đặt lên giữa lam kính.
– Dùng dao mổ hoặc dao lam cắt lấy một phần rễ (ở vị trí cách đầu chóp rễ khoảng 3 mm – vị trí có nhiều tế bào phân chia).
– Nhỏ một giọt nước cất lên đầu rễ rồi đậy lamen. Đặt lam kính lên lớp giấy thấm, đặt vài tờ giấy thấm lên trên lamen.
– Một tay giữ một cạnh của lamen, tay kia dùng đầu bút chì hoặc chuôi gỗ của kim mổ rồi gõ nhẹ rồi ép nhẹ lên lamen để dàn mỏng tế bào.
Bước 4. Quan sát tiêu bản
– Đặt lam kính lên kính hiển vi và quan sát tiêu bản, ở vật kính 10x để tìm vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia.
– Quan sát tiêu bản ở vật kính 40x để nhận dạng tế bào ở các kì khác nhau của nguyên phân.
– Quan sát, nhận biết và vẽ các kì của nguyên phân vào vở.
Thí nghiệm làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào
Bước 1. Mổ châu chấu
– Cắt bỏ cánh, mổ bụng ở phía lưng.
– Dùng panh/kim mổ gắp các ống sinh tinh (các ống trắng đục) sang đĩa Petri chứa dung dịch nhược trương KCl.
Bước 2. Cố định mẫu
– Chuyển các ống sinh tinh vào ống nghiệm hoặc lọ đựng dung dịch cố định carnoy và ngâm trong khoảng 24 giờ.
Bước 3. Làm tiêu bản
– Dùng panh gắp một đoạn ống sinh tinh từ dung dịch cố định, đặt lên giữa lam kính.
– Nhỏ lên đó một giọt thuốc nhuộm acetocarmine 2% và một giọt glacial acetic acid để làm mềm mô rồi đậy lamen.
– Đặt lam kính lên lớp giấy thấm, đặt vài tờ giấy thấm lên trên lamen.
– Một tay giữ một cạnh của lamen, tay kia dùng đầu bút chì hoặc chuôi gỗ của kim mổ rồi gõ nhẹ rồi ép nhẹ lên lamen để dàn mỏng tế bào.
Bước 4. Quan sát tiêu bản
– Quan sát tiêu bản (cách quan sát tương tự như nguyên phân).
– Nhận biết và vẽ các kì của giảm phân vào vở.
3. Kết quả
Thí nghiệm làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào
A – Kì đầu: Các NST bắt đầu co xoắn, màng nhân tiêu biến.
B – Kì giữa: Các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
D – Kì sau: Các NST đang phân li về hai cực của tế bào.
C – Kì cuối: Các NST nằm gọn trong nhân, màng nhân xuất hiện, tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con.
c) Kết quả thực hành: làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào
– Kì đầu I: Các NST bắt đầu co xoắn, các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo, màng nhân tiêu biến.
– Kì giữa I: Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
– Kì sau I: Các NST phân li về 2 cực của tế bào.
– Kì cuối I: Hai nhân nằm gọn ở hai cực tế bào, màng nhân bắt đầu xuất hiện, tế bào chất phân chia.
– Kì đầu II: Các NST bắt đầu co xoắn, màng nhân tiêu biến (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì đầu I).
– Kì giữa II: Các NST tập trung xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
– Kì sau II: Các NST phân li về 2 cực của tế bào (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì sau I).
– Kì cuối II: Hai nhân nằm gọn ở hai cực tế bào, màng nhân bắt đầu xuất hiện, tế bào chất phân chia (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì cuối I).
4. Giải thích và kết luận
– Sự phân chia nhân trong nguyên phân diễn ra theo 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
– Sự phân chia nhân trong giảm phân diễn ra 2 lần phân chia: giảm phân I và giảm phân II. Mỗi lần phân chia đều diễn ra theo 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 10 Bài 18: Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân Giải Sinh 10 trang 108 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.