Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử – Địa lí năm 2022 – 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2022 – 2023 tổng hợp những kiến thức quan trọng, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lý 6 cho học sinh của mình.

Đồng thời, cũng giúp các em luyện trả lời các câu hỏi ôn tập thật tốt, để chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi học kì 2 năm 2022 – 2023. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương ôn thi học kì 2 môn Toán 6. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đề cương học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

I. Phần trắc nghiệm I: Em hãy khoanh vào ý đúng nhất và điền vào chỗ trống cho phù hợp

Câu 1. Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gắn với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Bà Triệu.
B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.
C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.
D. Khởi nghĩa của Lý Bí.

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Toán Chân trời sáng tạo - Tuần 34 Phiếu Bài tập cuối tuần lớp 2

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã bao vây và chiếm thành Tống Bình, tự sắp đặt được việc cai trị trong vòng bao lâu?

A. 3 năm.
B. 9 năm.
C. 6 năm.
D. 60 năm.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập, tự chủ của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách đồng hóa, khiến người dân bất bình.
B. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.
C. Chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc.
D. Ảnh hưởng của các phong trào đấu tranh của nông dân ở Trung Quốc.

Câu 4. Kĩ thuật nào dưới đây được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Làm đồ gốm.
B. Đúc đồng.
C. Làm giấy.
D. Rèn sắt.

Câu 5. Quê hương của Khúc Thừa Dụ nay thuộc địa phương nào?

A. Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
B. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
C. Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
D. Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Câu 6. Tên gọi ban đầu của Vương quốc Chăm-pa là

A. Nhật Nam.
B. Tượng Lâm.
C. Lâm Ấp.
D. Sri Vi-giay-a.

Câu 7. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Phạn của Ấn Độ.
B. Chữ La-tinh của La Mã.
C. Chữ Hán của Trung Quốc.
D. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.

Tham khảo thêm:   Công văn 8616/BYT-DP Kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ từ 3 tuổi trở lên

Câu 8. Vương quốc Phù Nam được hình thành vào thời gian nào?

A. Đầu Công nguyên.
B. Thế kỉ VII TCN.
C. Cuối thế kỉ I TCN.
D. Khoảng thế kỉ I.

Phần II. Tự luận

Câu 1: Tại sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Trả lời:

* Lý do Ngô Quyền lựa chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán:

  • Bạch Đằng là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nội địa nước ta. Muốn xâm nhập vào nước ta bằng đường thủy, quân Nam Hán chắc chắn sẽ phải đi qua cửa biển này.
  • Cửa biển Bạch Đằng rộng hơn 2 dặm, ở đó có nhiều núi cao, cây cối um tùm che lấp bờ sông.
  • Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh, chênh lệch mực nước thủy triều khi cao nhất và thấp nhất là khoảng 3 mét.

=> Cửa sông Bạch Đằng có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc tổ chức trận địa mai phục quân địch.

Câu 2: Dương Đình Nghệ đã chống quân Nam Hán như thế nào?

Trả lời:

Dương Đình Nghệ đã chống quân Nam Hán:

  • 931, dưới sự tập hợp của DĐN, hào kiệt khắp nơi kéo về làng Giàng ( Thanh Hóa) tụ tập
  • Từ đây DĐN kéo quân chiếm thành Tống Bình
  • Quân Nam Hán cử quân tiếp viện nhưng lại bị DĐN chặn đánh.
  • Quân Nam Hán phải rút chạy => Cuộc kháng chiến thắng lợi.
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 7: Lesson 8 Soạn Anh 4 trang 119 Explore Our World (Cánh diều)

Câu 3: Tổ chức xã hội của vương quốc Chăm pa, trong chặng đường hơn 8 thế kỷ đầu tiên?

Trả lời:

  • Vua được đồng nhất với vị thần, có quyền lực tối cao. Dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần.
  • Dưới đại thần là các quan đứng đầu Châu- huyện- làng. (Đơn vị hành chính cấp địa phương)
  • Xã hội gồm 4 tầng lớp: Tăng lữ- Quý tộc- Dân tự do- Bộ phận nhỏ là nô lệ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử – Địa lí năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *