Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ôn tập trang 113 – Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 113 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Ôn tập trang 113, cung cấp những kiến thức hữu ích cho các bạn học sinh.

Soạn bài Ôn tập (trang 113)
Soạn bài Ôn tập (trang 113)

Tài liệu trên sẽ dành cho học sinh lớp 10 có thêm tài liệu tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Ôn tập (trang 113)

Câu 1. Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan điểm của người viết trong các văn bản nghị luận đã học dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Văn bản/ Yếu tố

Hịch tướng sĩ

“Nam quốc sơn hà” – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Tôi có một giấc mơ

Luận điểm

– Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ

– Vạch trần tội ác của giặc.

– Phê phán những sai trái của tướng sĩ dưới quyền

– Lời kêu gọi tướng sĩ ra sức học tập “Binh thư yếu lược”

– Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

– Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ.

– Câu thơ thứ ba nêu lên sự việc “nghịch lỗ lai xâm phạm”, chỉ rõ sự ngang ngược của giặc ngoại xâm.

– Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

– Người da đen bị đối xử một cách bất công

– Trong quá trình chiến đấu giành lại địa vị xứng đáng của mình, những người đấu tranh không được phép hành động sai lầm.

– Chỉ khi người da đen được đối xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại.

Lí lẽ và bằng chứng

– Tấm gương các bậc trung thần ở quá khứ và hiện tại.

– Tội ác của kẻ thù trên mọi mặt.

– Đưa ra những ân tình, lời khuyên nhủ binh sĩ.

– Khích lệ học tập theo “Binh thư yếu lược”

– Phân tích cách sử dụng từ “đế”, so sánh với từ “vương”.

– Phân tích cách sử dụng từ “đế”, so sánh với từ “vương”.

– Phân tích “nghịch lỗi”, “như hà”.

– Phân tích các từ ngữ “nhữ đẳng”, “thủ bại hư”.

– Người da đen vẫn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị, vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất và vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ, thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình

– Có rất nhiều người da trắng đã nhận ra vận mệnh của họ gắn liền với vận mệnh của người da đen, rằng tự do của họ không thể tách rời với tự so của người da đen.

Mục đích viết

Khơi gợi lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước của binh sĩ, thuyết phục họ chuyên tâm rèn luyện Binh thư yếu lược.

Phân tích, khẳng định giá trị của bài thơ Nam quốc sơn hà.

Khẳng định quyền bình đẳng của người da đen, kêu gọi đối xử công bằng với họ.

Quan điểm

Lòng căm thù giặc sâu sắc, nêu cao tinh thần yêu nước

Nhận định, đánh giá về một tác phẩm văn học

Nhận định, đánh giá về việc đấu tranh của người da đen.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán Sở GD&ĐT Thanh Hóa năm học 2017 - 2018 Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán

Câu 2. Các yếu tố biểu cảm có tác dụng như thế nào trong các văn bản nghị luận đã học trong bài?

Các yếu tố biểu cảm giúp thể hiện suy nghĩ, đánh giá của người viết, đồng thời giúp tăng sức thuyết phục cho văn bản.

Câu 3. Việc nhận biết, liên hệ bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội có tác dụng gì trong việc đọc hiểu các văn bản nghị luận trong bài?

Việc nhận biết, liên hệ bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội có tác dụng:

  • Hiểu được mục đích của bài viết.
  • Liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn về nội dung của bài viết.
  • Chuẩn bị tốt hơn khi tìm hiểu về văn bản nghị luận.

Câu 4. Khi viết bài luận về bản thân, bạn cần lưu ý điều gì? Ghi lại kinh nghiệm rút ra sau khi viết bài luận về bản thân.

  • Trình bày rõ ràng và khách quan.
  • Đưa ra những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể.
  • Nhận thức ưu, nhược điểm của bản thân.
  • Dẫn chứng cụ thể, chính xác.

Câu 5. Hãy trình bày một số lỗi liên kết văn bản thường gặp và cách chỉnh sửa.

– Lỗi liên kết nội dung: Các câu, đoạn văn trong văn bản không hướng đến nội dung của văn bản: Sửa lại nội dung các câu văn, đoạn văn.

– Lỗi liên kết hình thức:

  • Thiếu hoặc chưa sử dụng phương tiện liên kết: Sử dụng phương tiện liên kết phù hợp.
  • Không tách đoạn: Tách đoạn phù hợp…
Tham khảo thêm:   Thông tư hướng dẫn lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Câu 6. Ghi lại một số kinh nghiệm bạn rút ra được sau khi thực hiện bài thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay.

  • Chuẩn bị nội dung bài thuyết trình đầy đủ.
  • Trong bài chuẩn bị, cần có số liệu, dẫn chứng cần cụ thể.
  • Thuyết trình một cách khoa học, phân bổ thời gian hợp lí, kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ…

Câu 7. Bạn hãy tham quan một bảo tàng, di tích lịch sử ở địa phương, sưu tầm hình ảnh, tư liệu và viết bài thu hoạch ngắn để trả lời câu hỏi: Độc lập, tự do có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân?

Gợi ý:

Độc lập, tự do có ý nghĩa lớn lao đối với mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân:

  • Quốc gia, dân tộc nào cũng có quyền được độc lập, tự do.
  • Thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc.
  • Chỉ có độc lập, tự do thì con người mới có thể thực hiện được nhu cầu của bản thân…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập trang 113 – Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 113 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều Ma trận đề kiểm tra kì 1 lớp 6 (9 Môn)

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *