Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 11 Bài 9: Các số đặc trưng đo các xu thế trung tâm Giải Toán 11 Kết nối tri thức trang 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán 11 bài 9: Các số đặc trưng đo các xu thế trung tâm là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 11 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 62→68.

Toán 11 Kết nối tri thức tập 1 trang 68 được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi từ bài 3.4 đến 3.7 giúp các bạn có thêm nhiều nguồn ôn tập đối chiếu với kết quả mình đã làm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Toán 11 tập 1 bài 9 Các số đặc trưng đo các xu thế trung tâm Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

1. Giải Toán lớp 11 Kết nối tri thức tập 1 trang 68

Bài 3.4 trang 67

Quãng đường (km) từ nhà đến nơi làm việc của 40 công nhân một nhà máy được ghi lại như sau:

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 năm 2023 - 2024 theo Thông tư 27 66 Đề thi kì 1 môn Toán, Tiếng Việt, Tin học, Tiếng Anh, Công nghệ, TNXH lớp 3

5; 3; 10; 20; 25; 11; 13; 7; 12; 31; 19; 10; 12; 17; 18; 11; 32; 17; 16; 2; 7; 9; 7; 8; 3; 5; 12; 15; 18; 3; 12; 14; 2; 9; 6; 15; 15; 7; 6; 12.

a) Ghép nhóm dãy số liệu trên thành các khoảng có độ rộng bằng nhau, khoảng đầu tiên là [0;5). Tìm giá trị đại diện cho mỗi nhóm

b) Tính số trung bình của mẫu số liệu không ghép nhóm và mẫu số liệu ghép nhóm. Giá trị nào chính xác hơn?

c) Xác định nhóm chứa mốt của mẫu số liệu ghép nhóm thu được

Gợi ý đáp án

a)

Quãng đường (km) [0;5) [5;10) [10;15) [15;20) [20;25) [25;30) [30;35)
Số công nhân 6 10 11 9 1 1 2
Giá trị đại diện 2.5 7.5 12.5 17.5 22.5 27.5 32.5

b) Với mẫu số liệu không ghép nhóm:

bar{x} = (5 + 3 + 10 + 20 + 25 + 11 + 13 + 7 + 12 + 31 + 19 + 10 + 12 + 17 + 18 + 11 + 32 + 17 + 16 + 2 + 7 + 9 + 7 + 8 + 3 + 5 + 12 + 15 + 18 + 3 + 12 + 14 + 2 + 9 + 6 + 15 + 15 + 7 + 6 + 12) : 40 = 11.9

Với mẫu số liệu ghép nhóm:

bar{x}=frac{2.5times 6+7.5times 10+12.5times 11+17.5times 9+22.5+27.5+32.5times 2}{40}=12.5

Số trung bình của mẫu số liệu không ghép nhóm chính xác hơn

c) 11 là tần số lớn nhất nên nhóm chưa mốt là [10;15)

Bài 3.5 trang 67

Tuổi thọ (năm) của 50 bình ắc quy ô tô được cho như sau:

Tuổi thọ (năm) [2;2.5) [2.5;3) [3;3.5) [3.5;4) [4;4.5) [4.5;5)
Tần số 4 9 14 11 7 5

a) Xác định mốt và giải thích ý nghĩa

b) Tính tuổi thọ trung bình của 50 bình ắc quy ô tô này

Tham khảo thêm:   Thông tư 152/2015/TT-BTC Hướng dẫn mới về thuế tài nguyên

Gợi ý đáp án

a) 14 là tần số lớn nhất nên mốt thuộc nhóm [3; 3.5), ta có j = 3, a_{3}=3,m_{3}=14,m_{2}=9,m_{4}=11,h =0.5

Do đó: M_{o}=3+frac{14-9}{(14-9)+(14-11)}times 0.5=3.31

b)

Tuổi thọ (năm) [2;2.5) [2.5;3) [3;3.5) [3.5;4) [4;4.5) [4.5;5)
Tần số 4 9 14 11 7 5
Giá trị đại diện 2.25 2.75 3.25 3.75 4.25 4.75

Tuổi thọ trung bình:

bar{x}=frac{4times 2.25+9times 2.75+14times 3.25+11times 3.75+7times 4.25+5times 4.75}{50}=3.48

Bài 3.6 trang 67

Điểm thi môn Toán (thang điểm 100, điểm được làm tròn đến 1) của 60 thí sinh được cho trong bảng sau:

Điểm 0 – 9 10 – 19 20 – 29 30 – 39 40 – 49
Số thí sinh 1 2 4 6 15
Điểm 50 – 59 60 – 69 70 – 79 80 – 89 90 – 99
Số thí sinh 12 10 6 3 1

a) Hiệu chỉnh để thu được mẫu số liệu ghép nhóm dạng Bảng 3.2

b) Tìm các tứ phân vị và giải thích ý nghĩa của chúng

Gợi ý đáp án

a)

Điểm [0;10) [10;20) [20;30) [30;40) [40;50) [50;60) [60;70) [70;80) [80;90) [90;100)
Số thí sinh 1 2 4 6 15 12 10 6 3 1

b) Cỡ mẫu n = 60

Tứ phân vị thứ nhất Q_{1}frac{x_{15}+x_{16}}{2} . Do x_{15},x_{16} đều thuộc nhóm [40;50) nên nhóm này chứa Q_{1} . Do đó, p=5;a_{5}=40,m_{5}=15,m_{1}+m_{2}+m_{3}+m_{4}=1+2+4+6=13,4

4a_{6}-a_{5}=10 và ta có:

Q_{1}=40+frac{frac{60}{4}-13}{15}times 10=41.33

Ý nghĩa: Có 25% số giá trị nhỏ hơn 41.3

Tứ phân vị thứ hai tức M_{e} là frac{x_{30}+x_{31}}{2} . Do x_{30},x_{31} đều thuộc nhóm [50;60) nên nhóm này chứa M_{e} . Do đó, p=6;a_{6}=50,m_{6}=12,

m_{1}+m_{2}+m_{3}+m_{4}+m_{5}=1+2+4+6+15=28,

a_{7}-a_{6}=10 và ta có:

M_{e}=50+frac{frac{60}{2}-28}{12}times 10=51.67

Ý nghĩa: Có 50% số giá trị nhỏ hơn 51.67

Tứ phân vị thứ ba Q_{3} là frac{x_{45}+x_{46}}{2}. Do x_{45},x_{46} đều thuộc nhóm [60;70) nên nhóm này chứa Q_{3}. Do đó, p=7;a_{7}=60,m_{7}=10,

m_{1}+m_{2}+m_{3}+m_{4}+m_{5}+m_{6}=1+2+4+6+15+12=40

a_{8}-a_{7}=10 và ta có:

Q_{3}=60+frac{frac{60times 3}{4}-40}{10}times 10=65

Ý nghĩa: Có 75% số giá trị nhỏ hơn 65

Tham khảo thêm:   Giáo án lớp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tất cả các môn Kế hoạch bài dạy lớp 11 năm 2023 - 2024 (14 môn)

Bài 3.7 trang 67

Phỏng vấn một số học sinh khối 11 về thời gian (giờ) ngủ của một buổi tối, thu được kết quả số liệu ở bên

Thời gian Số học sinh nam Số học sinh nữ
[4;5) 6 4
[5;6) 10 8
[6;7) 13 10
[7;8) 9 11
[8;9) 7 8

a) So sánh thời gian ngủ trung bình của các bạn học sinh nam và nữ

b) Hãy cho biết 75% học sinh khối 11 ngủ ít nhất bao nhiêu giờ?

Gợi ý đáp án

a)

Thời gian Giá trị đại diện Số học sinh nam Số học sinh nữ
[4;5) 4.5 6 4
[5;6) 5.5 10 8
[6;7) 6.5 13 10
[7;8) 7.5 9 11
[8;9) 8.5 7 8

Thời gian ngủ trung bình của các bạn nam bar{x}_{nam}=frac{4.5times 6+5.5times 10+6.5times 13+7.5times 9+8.5times 7}{6+10+13+9+7}=6.52

Thời gian ngủ trung bình của các bạn nữ bar{x}_{nữ}=frac{4.5times 4+5.5times 8+6.5times 10+7.5times 11+8.5times 8}{4+8+10+11+8}=6.77

6.77 > 6.52. Như vậy thời gian ngủ trung bình của các bạn nữ nhiều hơn các bạn nam

b) Cỡ mẫu n = 86

Tứ phân vị thứ nhất Q_{1}frac{x_{21}+x_{22}}{2} . Do x_{21},x_{22} đều thuộc nhóm [5;6) nên nhóm này chứa Q_{1} . Do đó, p=2,a_{2}=5,m_{2}=18;m_{1}=10,a_{3}-a_{2}=1 và ta có:

Q_{1}=5+frac{frac{86}{4}-10}{18}times 1=5.64

Vậy 75% học sinh khối 11 ngủ ít nhất 5.64 giờ

2. Luyện tập Các số đặc trưng đo các xu thế trung tâm

Bài trắc nghiệm số: 4288

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 11 Bài 9: Các số đặc trưng đo các xu thế trung tâm Giải Toán 11 Kết nối tri thức trang 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *