Bạn đang xem bài viết ✅ 300 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa học ôn thi THPT Quốc gia 2023 Ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Hóa học (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

300 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa học ôn thi THPT quốc gia 2023, có đáp án kèm theo, giúp các em luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm, rồi so sánh với bài làm của mình vô cùng thuận lợi, để ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 hiệu quả.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học gồm 24 trang, bám sát kiến thức trong SGK Hóa Học, giúp các em nắm vững từng dạng câu hỏi, để tự tin hơn khi bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Sinh học, Vật lý để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi THPT Quốc gia 2023.

Tổng hợp 300 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa học

Câu 1: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:

A. K+; Ba2+; Cl− và NO3.
B. Cl ; Na ; NO3 và Ag.
C. K+; Mg2+; OH− và NO3.
D. Cu ; Mg ; H và OH.

Câu 2: Dung dịch phenol (C6H5OH) không phản ứng được với chất nào sau đây?

A. NaOH.
B. NaCl.
C. Br2.
D. Na.

Câu 3: Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau: CO2 (k) + H2 (k) CO (k) + H2O (k); ΔH > 0.
Xét các tác động sau đến hệ cân bằng:

(a) tăng nhiệt độ; (b) thêm một lượng hơi nước;
(c) giảm áp suất chung của hệ; (d) dùng chất xúc tác;
(e) thêm một lượng CO2.

Trong những tác động trên, các tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là:

A. (a) và (e).
B. (b), (c) và (d).
C. (d) và (e).
D. (a), (c) và (e).

Câu 4: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?

A. Ca(HCO3)2.
B. FeCl3.
C. AlCl3.
D. H2SO4.

Câu 5: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic.
B. Glucozơ, glixerol và saccarozơ.
C. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.
D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
B. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.
C. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
D. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử.

Câu 7: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag.
B. CuO, NaCl, CuS.
C. FeCl3, MgO, Cu.
D. BaCl2, Na2CO3, FeS.

Câu 8: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết

A. ion.
B. hiđro.
C. cộng hóa trị không cực.
D. cộng hóa trị có cực.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II).
B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.
C. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
D. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận bài Thề nguyền của Nguyễn Du Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Câu 10: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là

A. 7.
B. 6.
C. 8.
D. 5.

Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là

A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.

Câu 12: Cho các phương trình phản ứng sau:

(a) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. (b) Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O.
(c) 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
(d) FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S. (e) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2. Trong các phản ứng trên, số phản ứng mà ion H+ đóng vai trò chất oxi hóa là:

A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.

Câu 13: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là

A. K và Cl2.
B. K, H2 và Cl2.
C. KOH, H2 và Cl2.
D. KOH, O2 và HCl.

Câu 14: Trường hợp nào dưới đây tạo ra sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic?

A. HCOOCH=CHCH3 + NaOH Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Hóa
B. CH3COOCH2CH=CH2 + NaOH Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Hóa
C. CH3COOCH=CH2 + NaOH Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Hóa
D. CH3COOC6H5 (phenyl axetat) +NaOH Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Hóa

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.
C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, tạo ra fructozơ.
D. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. SiO2 là oxit axit.
B. Đốt cháy hoàn toàn CH4 bằng oxi, thu được CO2 và H2O.
C. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch bị vẩn đục.
D. SiO2 tan tốt trong dung dịch HCl.

Câu 17: Số đồng phân chứa vòng benzen, có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với Na là

A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.

Câu 18: Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là

A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.

Câu 19: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là:

A. Phenylamin, amoniac, etylamin.
B. Etylamin, amoniac, phenylamin.
C. Etylamin, phenylamin, amoniac.
D. Phenylamin, etylamin, amoniac.

Câu 20: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa – khử.
C. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.
D. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

Câu 21: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?

A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch Pb(NO3)2.
C. Dung dịch K2SO4.
D. Dung dịch NaCl.

Tham khảo thêm:   Thông tư 81/2017/TT-BTC Chế độ thù lao cho người đọc nghe xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu

Câu 22: Cho các phương trình phản ứng:

(a) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3. (b) NaOH + HCl → NaCl + H2O.
(c) Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2. (d) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3. Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa – khử là

A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.

Câu 23: Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Trong quá trình điện phân, so với dung dịch ban đầu, giá trị pH của dung dịch thu được

A. không thay đổi.
B. giảm xuống.
C. tăng lên sau đó giảm xuống.
D. tăng lên.

Câu 24: Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường kiềm?

A. NH4Cl.
B. Al(NO3)3.
C. CH3COONa.
D. HCl.

Câu 25: Thuốc thử nào dưới đây phân biệt được khí O2 với khí O3 bằng phương pháp hóa học?

A. Dung dịch KI + hồ tinh bột.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch H2SO4.
D. Dung dịch CuSO4.

Câu 26: Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2-clobutan?

A. But-1-en.
B. Buta-1,3-đien.
C. But-2-in.
D. But-1-in.

Câu 27: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ nilon-6,6.
B. Tơ axetat.
C. Tơ tằm.
D. Tơ capron.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cu(OH)2 tan được trong dung dịch NH3.
B. Cr(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính.
C. Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch hỗn hợp KNO3 và HCl.
D. Khí NH3 khử được CuO nung nóng.

Câu 29: Cho các chất: but-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, vinylaxetilen, isobutilen, anlen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan?

A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.

Câu 30: Kim loại Ni đều phản ứng được với các dung dịch nào sau đây?

A. MgSO4, CuSO4.
B. NaCl, AlCl3.
C. CuSO4, AgNO3.
D. AgNO3, NaCl.

Câu 31: Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là

A. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6.
B. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.
C. sợi bông và tơ visco.
D. tơ visco và tơ nilon-6.

Câu 32: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
B. Urê có công thức là (NH2)2CO.
C. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2.
D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng.

Câu 33: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các chất: NaOH, Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2 và Al, số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là

A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 7.

Câu 34: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.

(b) Axit flohiđric là axit yếu.

(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.

(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.

(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.

Câu 35: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 → X → CH3COOH. Chất X là chất nào sau đây?

A. CH3COONa.
B. HCOOCH3
C. CH3CHO.
D. C2H5OH.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1320/QĐ-TTg Về việc thành lập trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

Câu 36: Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y→ Al.

Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?

A. NaAlO2 và Al(OH)3.
B. Al(OH)3 và NaAlO2.
C. Al2O3 và Al(OH)3.
D. Al(OH)3 và Al2O3.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
C. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

Câu 38: Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là

A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.

Câu 39: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?

A. NaF.
B. CO2.
C. CH4.
D. H2O.

Câu 40: Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là

A. 2x = y + 2z.
B. 2x = y + z.
C. x = y – 2z.
D. y = 2x.

……

Đáp án 300 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa học

1A 2B 3A 4A 5B 6C 7D 8C 9D 10B
11D 12A 13C 14B 15A 16D 17C 18D 19A 20C
21B 22A 23D 24C 25A 26A 27B 28B 29C 30C
31C 32B 33D 34D 35C 36D 37D 38D 39A 40B
41C 42D 43C 44A 45B 46B 47A 48D 49D 50B
51D 52C 53C 54A 55D 56C 57C 58D 59A 60A
61B 62B 63B 64B 65D 66D 67D 68B 69A 70B
71D 72D 73C 74D 75A 76B 77D 78B 79B 80B
81C 82D 83C 84C 85A 86C 87A 88A 89B 90D
91B 92D 93B 94D 95C 96D 97B 98D 99B 100D
101C 102D 103B 104B 105B 106C 107A 108C 109C 110C
111D 112A 113B 114D 115D 116B 117D 118D 119C 120A
121C 122A 123C 124C 125A 126C 127B 128D 129C 130D
131C 132A 133B 134D 135D 136B 137C 138D 139A 140C
141D 142B 143C 144D 145B 146D 147B 148A 149A 150B
151C 152D 153C 154C 155A 156C 157B 158C 159C 160A
161D 162A 163C 164D 165C 166B 167C 168B 169C 170D
171B 172B 173A 174A 175B 176A 177B 178B 179D 180A
181C 182A 183B 184A 185D 186A 187D 188C 189D 190B
191D 192C 193A 194B 195A 196A 197C 198C 199C 200C
201B 202D 203B 204A 205A 206B 207B 208D 209A 210B
211D 212C 213C 214C 215A 216B 217A 218D 219C 220B
221B 222B 223A 224C 225C 226B 227A 228B 229A 230C
231A 232D 233A 234D 235C 236C 237A 238D 239B 240A
241B 242D 243C 244C 245B 246C 247B 248B 249B 250C
251B 252D 253A 254D 255C 256C 257A 258D 259A 160A
261C 262B 263C 264D 265D 266C 267C 268D 269D 270A
271D 272D 273C 274D 275D 276B 277B 278A 279A 280D
281B 282B 283D 284A 285B 286D 287A 288A 289B 290C
291B 292C 293B 294A 295B 296C 297D 298C 299C 300B

>> Tải file để tham khảo nội dung chi tiết!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 300 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa học ôn thi THPT Quốc gia 2023 Ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Hóa học (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *