Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 12 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com mời bạn đọc tham khảo bài Soạn văn 8: Thực hành tiếng Việt trang 12, được giới thiệu với bạn đọc.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12

Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo tài liệu để có thêm những kiến thức hữu ích cho bản thân.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12

Câu 1. Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

(Hồ Chí Minh, Lòng yêu nước của nhân dân ta)

b.

Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám.

(Tố Hữu, Ta đi tới)

Gợi ý:

a.

  • Đảo ngữ: thay đổi vị trí từ “nồng nàn” trong cụm “lòng nồng nàn yêu nước” (cách nói thông thường lòng yêu nước nồng nàn)
  • Tác dụng: Nhấn mạnh vào mức độ của lòng yêu nước, làm cho câu văn thêm sinh động, gợi cảm.

b.

  • Đảo ngữ: hay đổi vị trí thành phần câu (vị ngữ – đã tan tác, đã sáng lại; chủ ngữ – những bóng thù hắc ám, trời thu tháng Tám.
  • Tác dụng: nhấn mạnh vào sự thay đổi, làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi cảm.

Câu 2. Đọc lại bài thơ Nam quốc sơn hà và thực hiện các yêu cầu sau

a. Xác định câu hỏi tu từ có trong bài thơ này?

b. Nhận xét hiệu quả của câu hỏi tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung của bài thơ.

Gợi ý:

a. Câu hỏi tu từ: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (Cớ sao lũ bay sang xâm phạm?)

b. Tác dụng: Nhấn lạnh vào hành động ngang nhiên, bạo ngược của giặc khi sang xâm phạm nước ta lúc bấy giờ.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kỳ 1 môn Tiếng Anh lớp 5 năm học 2016 - 2017 (Có đáp án) Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn tiếng Anh lớp 5

Câu 3. Câu hỏi dưới đây có phải là câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?

Có ai, một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường phố, thấy những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu đương?

(Vũ Bằng, Cốm Vòng)

Gợi ý:

Câu trên là câu hỏi tu từ, dựa vào mục đích câu hỏi không nhằm biết câu trả lời, mà khẳng định vẻ đẹp của hình ảnh những cô gái làng Vòng gánh cố đi bán, từ đó thể hiện cảm xúc yêu mến, trân trọng và tự hào.

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Gợi ý:

Mẫu 1

Bà Huyện Thanh Quan là nữ thi sĩ nổi tiếng với tác phẩm tiêu biểu là bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Bài thơ đã khơi gợi cho người đọc nhiều cảm xúc, cũng như có giá trị về nghệ thuật. Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa cho người đọc thấy được hình ảnh thiên nhiên nơi đèo Ngang. Nhân vật trữ tình bước tới đèo Ngang cũng là lúc “bóng xế tà” – gợi ra thời điểm kết thúc của một ngày, vạn vật đều trở về nghỉ ngơi. Thiên nhiên nơi đèo Ngang trần đầy sức sống: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Và trong nền bức tranh thiên nhiên đó, con người lại xuất hiện. Nghệ thuật đảo ngữ “lom khom – tiều vài chú” cho thấy hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác – chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Phải chẳng Bà Huyện Thanh Quan đang muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn? Tiếp đến, nhà thơ đã gửi gắm tâm trạng của mình khi đứng trước khung cảnh đèo Ngang. Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” còn bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Câu thơ cuối cùng “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Cụm từ “ta với ta” cho thấy nhân vật trữ tình phải đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Từ đó, chúng ta thêm thấu hiểu hơn về nỗi cô đơn cùng cực của nhà thơ. Như vậy, Qua Đèo Ngang đã giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về tình yêu quê hương, đất nước của Bà Huyện Thanh Quan.

  • Câu hỏi tu từ: Phải chẳng Bà Huyện Thanh Quan đang muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn?
  • Tác dụng: Tác dụng: góp phần thể hiện được suy nghĩ, cảm nhận về nội dung của bài thơ.
Tham khảo thêm:   Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non 2022 Báo cáo chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 tuổi

Mẫu 2

Một trong những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mà tôi cảm thấy yêu thích nhất phải kể đến “Qua đèo Ngang”. Bài thơ đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng sâu sắc. Khi tác giả bước tới đèo Ngang cũng là lúc “bóng xế tà” – gợi ra thời điểm kết thúc của một ngày. Thiên nhiên nơi đèo Ngang trần đầy sức sống: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Có thể thấy khung cảnh đèo Ngang được khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động. Và trong nền bức tranh thiên nhiên đó, con người lại xuất hiện. Nghệ thuật đảo ngữ “lom khom – tiều vài chú” cho thấy hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác – chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Ở đây, nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Sau đó, nhà thơ đã gửi gắm tâm trạng của mình khi đứng trước khung cảnh đèo Ngang . Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” phải chăng còn bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương? Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” – tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ. Cụm từ “ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Như vậy, Qua Đèo Ngang đã giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về tình yêu quê hương, đất nước của Bà Huyện Thanh Quan.

  • Câu hỏi tu từ: Tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” phải chăng còn bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương?
  • Tác dụng: khẳng định ý nghĩa của cụm từ “quốc quốc”, “đa đa”

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 12 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *