Bạn đang xem bài viết ✅ Giới thiệu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em Giải GDCD 9 Bài 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giới thiệu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em? Đây là câu hỏi rất hay nằm trong chương trình môn Giáo dục công dân lớp 9. Vì vậy hãy cùng Wikihoc.com theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em và giới thiệu cho bạn bè cùng biết mang đến cho các bạn 2 câu trả lời hay nhất. Hi vọng qua bài học này các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo củng cố kiến thức nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 2 bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vậy dưới đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn theo dõi.

Đề bài: Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em và giới thiệu cho bạn bè cùng biết?

Giới thiệu truyền thống Tết Trung Thu

Ngày Tết Trung Thu – rằm tháng Tám là ngày mà cả nước ta đều ghi nhớ bởi ngày này bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt, vào ngày rằm tháng Tám là thời điểm khí hậu mát mẻ, chuẩn bị thu hoạch mùa màng nên người dân mở hội cầu mùa ca hát, vui chơi. Người dân thực hiện các nghi thức cúng lễ tổ tiên và buổi tối sẽ thưởng nguyệt, trẻ con thì vui chơi, nhảy múa với những vật dụng bằng giấy.

Tham khảo thêm:   Lịch sử - Địa lí 8 Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long Soạn Sử Địa 8 Kết nối tri thức trang 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163

Chính vì có sự vui chơi của trẻ con nên ngày nay Tết Trung Thu được coi là ngày Tết thiếu nhi là ngày những trẻ em trên khắp cả nước được nhận quà bánh, vui chơi những trò chơi, cắm trại, múa lân, múa hát,… Ngày Tết Trung Thu của nước ta còn mang đặc trưng với các loại bánh Trung thu như Bánh Nướng, Bánh Dẻo truyền thống. Ngày Tết Trung Thu mang nhiều ý nghĩa với con người Việt, khi những đứa trẻ được vui đùa thì cũng là lúc mọi người sum họp đoàn viên với nhau.

Không những thế Tết này còn mang một sự tích về cung trăng độc đáo về vị Vua thấy mặt trăng sáng đẹp và mong muốn được lên đó. Thấy vậy pháp sư đã biến ra cây cầu bạc và cùng Vua lên đó. Lên đến nơi nhà vua được Hằng Nga tiếp đón và mời thưởng thức món bánh Tiên. Sau khi về lại thì nhà vua ra lệnh làm bánh Tiên, loại bánh hình tròn để ăn vào mỗi dịp rằm tháng Tám

Giới thiệu lễ hội cầu an ở bản Mường

Lễ hội cầu an bản Mường là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Thái và Mường tại các tỉnh vùng cao Tây Bắc. Lễ hội thường được tổ chức vào cùng dịp Tết Nguyên Đán lúc cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hằng năm.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 955/QĐ-TTG Chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Lễ hội này mang ý nghĩa là khát vọng của cuộc sống an lành, mùa màng bội thu của người dân và người dân cũng muốn cảm tạ thần linh đã cho mùa màng bội thu, mang lại sự no ấm cho người dân. Lễ hội sẽ được tổ chức ở nơi gần nguồn nước và diễn ra trong 3 ngày.

Trong những ngày diễn ra lễ hội thường có những hoạt động như giết trâu và tạ ơn thần linh, hoạt động nhảy múa, ca hát, hoạt động hội hè, thể thao,…

Lễ hội này đã thể hiện truyền thống tín ngưỡng của người dân tin tưởng thần linh với mong muốn mùa màng ngày càng bội thu để nhân dân no ấm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giới thiệu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em Giải GDCD 9 Bài 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *