Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Khoa học 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Khoa học lớp 4 năm 2023 – 2024 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Khoa học 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong năm học 2023 – 2024. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Khoa học KNTT của mình.

Giáo án Khoa học 4 KNTT cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Toán, Mĩ thuật, Đạo đức để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 4. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Khoa học 4 Kết nối tri thức:

Kế hoạch bài dạy Khoa học 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC VÀ NƯỚC VỚI CUỘC SỐNG (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

  • Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.
  • Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất).
  • Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của nước.
Tham khảo thêm:   Cách rời Enkanomiya trong Genshin Impact

* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • GV: máy tính, ti vi, dụng cụ làm thí nghiệm 1,2,3,4, phiếu học tập
  • HS: sgk, vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Mở đầu:

– GV hỏi:

+ Nước có màu gì? (màu trắng, màu trong, màu vàng,…)

+ Nước có mùi gì, vị gì? (không mùi, mùi thơm của nước cam, vị ngọt, không vị…)

+ Nước có hình dạng gì? (hình cái cốc, hình cái bát, hình cái chai,…)

– HS suy ngẫm trả lời.

HS suy ngẫm.

– GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:

HĐ 1: Tính chất của nước:

*Thí nghiệm 1:

– GV gọi 3 HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: rót nước vào cốc, bát, chai.

– HS tiến hành thí nghiệm.

– Yêu cầu HS quan sát, ngửi, nếm, cho biết màu sắc, mùi, vị và hình dạng của nước.

– HS quan sát, trả lời.

– GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

*Thí nghiệm 2:

– GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: đổ từ từ nước lên mặt tấm gỗ đặt nằm nghiêng trên khay.

– HS tiến hành thí nghiệm.

– Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hướng chảy của nước trên mặt tấm gỗ; Khi xuống tới khay nước tiếp tục chảy như thế nào?

– HS quan sát, trả lời.

– GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra mọi phía.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

*Thí nghiệm 3:

– GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: đổ một thìa nước lên chồng khăn, chồng đìa, chồng giấy ăn sau đó nhấc ra.

– HS tiến hành thí nghiệm.

– Yêu cầu HS quan sát và nhận xét nước thấm qua vật nào? Vì sao em biết?

– HS quan sát, trả lời.

– GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước thấm qua một số vật (giấy ăn, khăn mặt, quần áo,..)

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

*Thí nghiệm 3:

– GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: đổ một thìa nước lên chồng khăn, chồng đìa, chồng giấy ăn sau đó nhấc ra.

– HS tiến hành thí nghiệm.

– Yêu cầu HS quan sát và nhận xét nước thấm qua vật nào? Vì sao em biết?

– HS quan sát, trả lời.

– GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước thấm qua một số vật (giấy ăn, khăn mặt, quần áo,..)

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

*Thí nghiệm 4:

– GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: cho 1 thìa đường, cát, muối ăn lần lượt vào các cốc rồi khuấy đều.

– HS tiến hành thí nghiệm.

– Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hòa tan chất nào và không hòa tan chất nào?

– HS quan sát, trả lời.

– GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước hòa tan đường, muối ăn, không hòa tan cát.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

– GV tổng kết các tính chất của nước.

– Yêu cầu HS lấy ví dụ chứng tỏ nước thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.

– HS nêu.

– HS trả lời

– GV khen ngợi, tuyên dương HS.

HĐ 2: Vận dụng tính chất của nước:

Gọi 1-2 HS nhắc lại các tính chất của nước.

– 1-2 HS trả lời

– Yêu cầu HS hoạt động theo cặp quan sát hình 5, cho biết con người đã vận dụng tính chất của nước vào những hoạt động nào.

– HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu học tập.

Tính chất của nước

Hình ảnh vận dụng tính chất của nước

Nước thấm qua một số vật

5a, 5d

Nước chảy từ cao xuống thấp

5b, 5e

Nước hòa tan một số chất

5c, 5d

Nước chảy lan ra khắp mọi phía

5e

– Yêu cầu HS trình bày trước lớp.

– Gọi HS lấy thêm ví dụ trong thực tế. (dùng nước cọ sân, túi pha trà, áo mưa,…)

– HS nêu

– HS nêu

3. Vận dụng, trải nghiệm:

– Nước có những tính chất gì? Lấy ví dụ.

– HS nêu.

– Nhận xét tiết học.

Tham khảo thêm:   Hợp đồng vay vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ Mẫu C02-Q theo Thông tư 109/2018/TT-BTC

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (Nếu có)

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

>> Tải file để tham khảo toàn bộ Giáo án Khoa học 4 KNTT (Cả năm)!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Khoa học 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Khoa học lớp 4 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *