Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thánh Gióng – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 19 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thánh Gióng là một truyền thuyết vô cùng nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh trong sách Ngữ Văn lớp 6, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1.

Soạn bài Thánh Gióng
Soạn bài Thánh Gióng

Wikihoc.com mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 6: Thánh Gióng, được đăng tải ngay sau đây.

Tri thức Ngữ Văn

Tri thức đọc hiểu

a. Truyền thuyết

– Là loại truyện dân gian, kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Qua đó, truyền thuyết thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể.

b. Nhân vật

– Nhân vật trong văn bản văn học là con người hay loài vật, đồ vật đã được nhân hóa. Nhân vật trong văn bản truyện thường có những đặc điểm riêng như hiền từ, hung dữ, thật thờ, ranh mãnh, khù khờ… Khi đọc truyện, người đọc có thể nhận biết các đặc điểm này qua lời của người kể chuyện, hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

– Nhân vật truyền thuyết có đặc điểm:

  • Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh…
  • Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
  • Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

c. Cốt truyện

– Cốt truyện là chuỗi các sự việc chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định và có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong các truyện dân gian như truyền thuyết, cổ tích, các sự việc được sắp xếp theo thời gian và thường gắn với cuộc đời của các nhân vật trong tác phẩm.

– Cốt truyện truyền thuyết có đặc điểm:

  • Thường xoay quanh công trạng, kỳ tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
  • Thường sử dụng yếu tố kì ảo để thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.
  • Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.

d. Yếu tố kì ảo

Là những hình ảnh, chi tiết kì lạ hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh… Qua đó, thể hiện nhận thức tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

Tri thức tiếng Việt

a. Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)

– Từ đơn là từ gồm có một tiếng. Từ phức là từ gồm có hai tiếng trở lên.

– Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.

– Nghĩa của từ ghép có thể rộng hoặc hẹp hơn nghĩa của tiếng gốc tạo ra nó.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí 10 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 Địa lý 10 năm 2022 - 2023

b. Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng

– Thành ngữ là một tập hợp từ cố định, quen dùng.

– Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ ngữ cấu tạo nên nó, mà là nghĩa của tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.

Soạn bài Thánh Gióng

Chuẩn bị

Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?

Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ: hết sức kỳ lạ, không phù hợp với quy luật tự nhiên.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?

Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé sự báo việc sắp xảy ra: cậu bé là một con người phi thường, sẽ có những hành động phi thường.

Câu 2. Từ “chú bé” được thay bằng từ “tráng sĩ” khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?

Sự thay đổi từ “chú bé” đến “tráng sĩ” có ý nghĩa:

  • “Tráng sĩ”: chỉ người thanh niên khỏe mạnh, cường tráng và thường làm những việc lớn.
  • Sự thay đổi cho thấy khát vọng của nhân dân về một người anh hùng có sức mạnh để cứu nước cứu dân trong hoàn cảnh đất nước.

Câu 3. Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?

Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn thể hiện lòng biết ơn, sự trân trọng của nhân dân dành cho vị anh hùng cứu nước.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?

– Sự kiện sinh ra và lớn lên:

  • Bà lão ra đồng, trông thấy một vết chân to liền ướm thử, không lâu sau về nhà liền mang thai.
  • Mang thai mười hai tháng.
  • Đứa trẻ lên ba không biết nói biết cười, ai đặt đâu ngồi đấy.
  • Cậu bé nghe sứ giả rao thì cất tiếng nói đầu tiên.

– Sự kiện ra trận và chiến thắng:

  • Lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
  • Biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.
  • Ngựa sắt biết phun lửa.
  • Nhổ bụi tre bên đường để giết giặc.

– Sự kiện bay về trời: Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Câu 2. Nhận vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả “vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ”?

– Nhân vật Gióng đã nói với mẹ: “Mẹ mời sứ giả vào đây”.

– Sứ giả vừa kinh ngạc vì Gióng là một chú bé mới lên ba nhưng đã đòi đi đánh giặc, mừng rỡ vì đã tìm được người tài giúp nước.

Câu 3. Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng “vươn vai” thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?

  • Trước: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé
  • Sau: tráng sĩ, Gióng, Phù Đổng Thiên Vương

Câu 4. Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?

Tham khảo thêm:   Lịch sử 10 Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại Soạn Sử 10 trang 72 sách Chân trời sáng tạo

– Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất: tráng sĩ

– Tác dụng: thể hiện quan niệm của nhân dân ta về niềm người anh hùng phải có ngoại hình phi thường, sức mạnh về thể chất, ý chí mạnh mẽ để lập được những chiến công lớn.

Câu 5. Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?

  • Nhiệm vụ của Gióng: đánh giặc cứu nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc và cuộc sống của nhân dân.
  • Nhiệm của của Gióng có vai trò vô cùng quan trọng đối với một đất nước.

Câu 6. Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”. Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

– Ý kiến: không đồng tình.

– Nguyên nhân: phần sau của văn bản là cần thiết, những dấu vết mà Thánh Gióng để lại đã giúp cho câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn hơn; qua đó, tác giả dân gian còn thể hiện lòng biết ơn đối với người anh hùng có công với đất nước.

Câu 7. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Điều đó không chỉ thể hiện lòng yêu nước, sự đoàn kết của dân tộc ta.

Soạn bài Thánh Gióng – Mẫu 2

Đôi nét về tác phẩm

1. Tóm tắt

Xưa ở làng Gióng có hai vợ chồng hiền lành, phúc đức mà vẫn chưa có một mụn con. Vào một lần, bà vợ đi ra đồng, thì nhìn thấy một vết chân lạ liền ướm thử. Về nhà bà mang thai. Đến mười hai tháng sau mới sinh ra được một cậu bé. Nhưng cậu lên ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng muốn tìm người tài giúp nước liền sai sứ giả đi khắp nơi. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng của sứ giả liền nói với mẹ mời sứ giả vào. Cậu nói với sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái gươm sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ hôm đó trở đi, cậu bé lớn nhanh như thổi, người dân trong làng phải góp gạo nuôi lớn. Quân giặc đánh đến nơi, cậu bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ đánh tan quân giặc, sau đó một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Nhà vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “…nằm ấy”: sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “…cứu nước”: sự lớn lên phi thường của Thánh Gióng.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “bay lên trời”: Gióng đánh giặc và sự ra đi.
  • Phần 4. Còn lại: sự tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, tương truyền về làng Gióng.

Đọc – hiểu văn bản

1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng

– Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con.

Tham khảo thêm:   Giáo án Đạo đức 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Đạo đức lớp 4 năm 2023 - 2024

– Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà lão mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé.

– Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy.

=> Sự ra đời không giống với bất kỳ đứa trẻ bình thường nào, trái với quy luật của tự nhiên. Điều đó như một lời báo hiệu cuộc đời phi thường của cậu bé làng Gióng.

2. Sự sinh trưởng phi thường của Gióng

– Bấy giờ có giặc Ân xâm lược nước ta, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước.

– Cậu bé nghe tiếng giao của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”.

– Gióng yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này.

=> Câu nói đầu tiên là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân.

– Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi: “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”.

– Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.

=> Sức mạnh của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng lớn lên trong vòng tay chăm sóc nuôi nấng của nhân dân.

3. Gióng đánh giặc và sự ra đi

a. Gióng đánh giặc

– Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.

– Chàng Gióng chuẩn bị ra trận:

  • Mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên ngựa.
  • Thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
  • Roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ và chạy trốn.

=> Hình ảnh một con người oai phong, lẫm liệt, tràn đầy sức mạnh.

=> Đúng với sự ra đời kì lạ đã dự báo trước về cuộc đời của một con người phi thường, chàng Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

b. Sự ra đi của Gióng

– Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.

=> Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.

4. Sự tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, tương truyền về làng Gióng

– Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng.

– Dấu tích còn lại ngày nay: những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy…

=> Niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thánh Gióng – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 19 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *