Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 18/2009/TT-BLĐTBXH Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 18/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
———–

Số: 18/2009/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————-

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2009

THÔNG TƯ
Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức
kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

——————

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi một số Điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 05/2009/TT-BNV ngày 11/5/2009 của Bộ Nội vụ Ban hành chức danh và mã số các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và Công văn số 1357/BNV-CCVC ngày 11/5/2009 của Bộ Nội vụ về việc thẩm định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, như sau:

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức làm việc trong lĩnh vực kiểm định an toàn lao động, tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều 2. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động

a) Chức trách

Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động là viên chức chuyên môn kỹ thuật làm công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, giúp lãnh đạo đơn vị chủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động có thông số kỹ thuật cao và siêu cao hoặc mức độ nguy hiểm, độc hại cao theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động.

b) Nhiệm vụ

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo thẩm quyền được giao;

– Tổ chức và trực tiếp thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả kiểm định;

– Thu thập dữ liệu, tổng hợp phân tích và dự báo tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn trong phạm vi được phân công. Đánh giá các hoạt động thực tiễn, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn để ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động do các đối tượng kiểm định gây ra;

– Chủ trì tổng kết, đánh giá đúc rút kinh nghiệm về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn thuộc phần việc được giao, trên cơ sở đó đề xuất, bổ sung những vấn đề cần sửa đổi trong quy trình kiểm định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm hoàn thiện các quy định của Nhà nước;

– Thực hiện nhiệm vụ giám định nguyên nhân sự cố, tai nạn lao động do các đối tượng kiểm định gây ra khi có yêu cầu;

– Chủ trì hoặc tham gia các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học về kiểm định kỹ thuật an toàn thuộc lĩnh vực được phân công;

– Tham gia xây dựng, biên soạn, góp ý các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền, xây dựng các phương án, biện pháp kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi có yêu cầu;

– Chủ trì hoặc tham gia biên soạn nội dung, chương trình, giáo trình để huấn luyện cho người quản lý về các nguyên tắc quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành, quy trình vận hành và quy định xử lý sự cố kỹ thuật và các biện pháp phòng ngừa sự cố cho các đối tượng kiểm định theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành;

– Tham gia biên soạn giáo trình huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và tham gia huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn cho kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động khi được phân công.

c) Tiêu chuẩn về năng lực

– Chủ trì tổ chức và triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

– Có năng lực tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan hữu quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

– Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của lĩnh vực kiểm định, để có những đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

– Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;

– Chủ trì hoặc tham gia các đề tài khoa học thuộc chuyên ngành về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

d) Tiêu chuẩn về trình độ

– Tốt nghiệp Đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

– Biết một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ B trong hoạt động chuyên môn;

– Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị, phần mềm tin học ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn;

– Có thời gian ở ngạch kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động và tương đương từ 9 năm trở lên;

– Có đề án hoặc công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được Hội đồng khoa học thừa nhận đưa vào ứng dụng có hiệu quả.

– Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ ngạch Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động theo chương trình của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;

2. Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động

a) Chức trách:

Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động là viên chức chuyên môn kỹ thuật làm công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, chịu trách nhiệm trực tiếp giải quyết hoặc chỉ đạo thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn; các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động có thông số kỹ thuật cao hoặc trung bình; có mức độ nguy hiểm, độc hại thấp hoặc trung bình theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động.

b) Nhiệm vụ:

– Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch kiểm định cho đối tượng kiểm định cụ thể, đúng chuyên ngành theo sự phân công;

– Trực tiếp thực hiện việc kiểm định, tư vấn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong phạm vi cụ thể được giao;

– Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn được phân công;

– Tham gia biên soạn giáo trình huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động, huấn luyện cho cán bộ quản lý, người lao động, công nhân vận hành các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

c) Tiêu chuẩn về năng lực:

– Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo các nghiệp vụ về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong phạm vi được phân công phù hợp với chuyên ngành đào tạo;

– Có khả năng nắm bắt và áp dụng các phương pháp, công nghệ tiên tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;

– Có khả năng chủ trì phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả kiểm định của mình;

– Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

– Có khả năng nhận biết các nguy cơ sự cố và thiết lập biện pháp phòng ngừa sự cố trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm định;

– Có khả năng sử dụng thành thạo những trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 18/2009/TT-BLĐTBXH Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Giới thiệu các hệ nhân vật trong Chess Rush

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *