Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định số 33/2012/QĐ-TTg Ban hành quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định số 33/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng.

BỘ CÔNG THƯƠNG

————–

Số: 33/2012/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH
Ban hành quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 12 tháng 07 năm 2006; Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 06 năm 2004; Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 06 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

Thủ tướng Chính phủ Quyết định ban hành quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng.

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2012.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Cục Hàng không Việt Nam;
– VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– UB Giám sát tài chính QG;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP,
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, NC (5b). KN. 300.

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

Tham khảo thêm:   Đơn xin rút khỏi Ban chấp hành Đoàn Mẫu đơn xin thôi tham gia Ban chấp hành Đoàn

QUY CHẾ
Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2012/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 08 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

——————————–

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về việc phối hợp trong hoạt động tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng; trách nhiệm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân.

2. Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng lâm nguy, lâm nạn trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và trong vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

Điều 2. Gỉải thích từ ngữ

Trong quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tàu bay Việt Nam là tàu bay đăng ký mang quốc tịch Việt Nam.

2. Tàu bay nước ngoài là tàu bay đăng ký mang quốc tịch nước ngoài.

3. Tìm kiếm hàng không dân dụng là việc sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để xác định vị trí tàu bay dân dụng bị nạn.

4. Cứu nạn hàng không dân dụng là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.

5. Kênh cấp cứu – khẩn cấp (còn gọi là tần số cấp cứu – khẩn cấp) là kênh phục vụ việc truyền, phát những thông tin cấp cứu – khẩn cấp, tìm kiếm, cứu nạn Hàng không theo quy định của pháp luật và không sử dụng vào các mục đích khác.

6. Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng không là cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn thuộc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, có trách nhiệm triển khai hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong vùng tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2013 - môn Toán (Đề 1) Đề thi thử môn Toán

7. Trung tâm khẩn nguy sân bay là cơ sở cung cấp dịch vụ khẩn nguy, cứu nạn thuộc doanh nghiệp cảng hàng không, có trách nhiệm triển khai hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và hiệp đồng chỉ huy tìm kiếm, cứu nạn tại cảng hàng không, sân bay.

8. Khu vực trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng của Việt Nam là khu vực có ranh giới là vùng tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

9. Chỉ huy hiện trường là người được giao nhiệm vụ chỉ huy các lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn tại hiện trường, do Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn chỉ định.

10. Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng là cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong một vùng hoặc khu vực được phân công.

11. Lực lượng tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng là các lực lượng chuyên trách của ngành hàng không dân dụng, lực lượng của các cơ quan, đơn vị liên quan trong địa bàn có tàu bay đang lâm nạn hoặc lực lượng, tìm kiếm cứu nạn nước ngoài quy định tại điều 4 được quy định tại quy chế này và pháp luật liên quan đến tìm kiếm, cứu nạn.

12. Phương tiện tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng là những phương tiện chuyên dụng của ngành hàng không dân dụng được trang bị để phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn cùng với tất cả các phương tiện trang thiết bị, dụng cụ cần cho công tác cứu nạn huy động được của các cơ quan, đơn vị trong địa bàn có tàu bay lâm nạn. Khi cần thiết, có thể điều động thêm ở các địa phương khác hoặc các phương tiện tìm kiếm cứu nạn nước ngoài.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng

1. Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng kịp thời và chặt chẽ các lực lượng, phương tiện tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng khi có tình huống xảy ra.

2. Chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để ứng phó theo khu vực, tính chất vụ việc.

3. Phối, kết hợp mọi nguồn lực để công tác tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng được triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả; ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 Toán 10 năm 2022 - 2023

4. Đảm bảo yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

5. Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.

Điều 4. Lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng

Lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng bao gồm:

1. Lực lượng, phương tiện thuộc các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hàng không dân dụng:

a) Lực lượng, phương tiện của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng không;

b) Lực lượng, phương tiện của các Trung tâm khẩn nguy sân bay thuộc doanh nghiệp cảng hàng không;

c) Lực lượng, phương tiện của các đơn vị khác thuộc ngành hàng không dân dụng;

d) Lực lượng nước ngoài, nếu được huy động.

2. Lực lượng, phương tiện của các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố; lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân được huy động.

Điều 5. Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng

1. Tàu bay lâm nguy, lâm nạn tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận của cảng hàng không, sân bay: Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo doanh nghiệp cảng hàng không chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương liên quan tại địa bàn thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn.

2. Tàu bay lâm nguy, lâm nạn trên biển: Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu chủ trì, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn theo quy định tại quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển ban hành kèm theo Quyết định số 103/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 07 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển).

3. Tàu bay lâm nguy, lâm nạn ngoài khu vực quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này:

a) Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương liên quan tìm kiếm, xác định vị trí tàu bay lâm nạn;

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định số 33/2012/QĐ-TTg Ban hành quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *