Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên Giải Toán lớp 6 trang 16, 17 – Tập 1 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 6 trang 17, 18 tập 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi Hoạt động, Luyện tập vận dụng và 8 bài tập trong SGK bài 3 Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Toán 6 Cánh diều tập 1 trang 17, 18 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 6. Giải Toán lớp 6 trang 17, 18 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Giải Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

  • I. Giải Toán lớp 6 Bài 3 phần Hoạt động
  • II. Giải Toán 6 Bài 3 phần Luyện tập vận dụng
  • III. Giải Toán lớp 6 tập 1 trang 17, 18
  • IV. Lý thuyết Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

I. Giải Toán lớp 6 Bài 3 phần Hoạt động

Hoạt động 1

Hãy nêu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên.

Đáp án

Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.

Cụ thể là:

– Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

– Tính chất kết hợp: Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

Tham khảo thêm:   Oxit axit: Định nghĩa, cách gọi tên, tính chất và bài tập thực hành

– Cộng với số 0: Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó.

II. Giải Toán 6 Bài 3 phần Luyện tập vận dụng

Câu 1

Mẹ An mua cho An một bộ đồng phục học sinh gồm:

Áo sơ mi giá 125 000 đồng, áo khoác giá 140 000 đồng, quần áo giá 160 000 đồng. Tính số tiền mẹ An đã mua đồng phục cho An.

Gợi ý đáp án

Số tiền mẹ An đã mua đồng phục cho An là:

125 000 + 140 000 + 160 000 = 425 000 (đồng)

Phương pháp giải

Phép cộng có các tính chất:

Giao hoán: a + b = b + a

Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)

Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a

Câu 2

Tìm số tự nhiên x, biết:

124 + (118 – x) = 217

Gợi ý đáp án

Phương pháp giải 

Phép cộng có các tính chất:

Giao hoán: a + b = b + a

Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)

Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a

Phép trừ:

+ Nếu a – b = c thì a = b + c

+ Nếu a + b = c thì a = c – b

 Trả lời 

124 + (118 – x) = 217

118 – x = 217 – 124

118 – x = 93

x = 118 – 93

x = 25

Vậy x = 25

III. Giải Toán lớp 6 tập 1 trang 17, 18

Bài 1

Tính:

a) 127 + 39 + 73;

b) 135 + 360 + 65 + 40

c) 417 – 17 – 299;

d) 981- 781 + 29

Gợi ý đáp án:

a) 127 + 39 + 73;

= (127 + 73) + 39

= 200 + 39

= 239

b) 135 + 360 + 65 + 40

= (135 + 35) + ( 360 + 40)

= 170 + 400

= 570

c) 417 – 17 – 299;

= (417 – 17) – 299

= 400 – 299

= 101

d) 981- 781 + 29

= (981 – 781) + 29

= 200 + 29

= 229

Bài 2

Có thể tính nhẩm tổng bằng cách tách một số hạng thành tổng của hai số hạng khác.

Ví dụ: 89 + 35 = 89 + (11 + 24) = (89 + 11) + 24 = 100 + 24 = 124

Hãy tính nhẩm:

a) 79 + 65

b) 996 + 45

c) 37 + 198

d) 3 492 + 319

Gợi ý đáp án:

a) 79 + 65

= (44 + 35) + 65

= 44 + (35 + 65)

= 44 + 100 = 144

b) 996 + 45

= 996 + (4 + 41)

= (996 + 4) + 41

= 1000 + 41

= 1041

c) 37 + 198

= (35 + 2) + 198

= 35 + (2 + 198)

= 35 + 200

= 235

d) 3 492 + 319

= 3 492 + (8 + 311)

= (3 492 + 8) + 311

= 3 500 + 311

= 3 811

Bài 3

Có thể tính nhẩm hiệu bằng cách thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số thích hợp.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Cuộc chạy đua trong rừng trang 40 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 - Tuần 23

Ví dụ: 429 – 98 = (427 + 2) – (98 + 2) = 429 – 100 = 329

Hãy tính nhẩm:

a) 321 – 96

b) 1 454 – 997

c) 561 – 195

d) 2 572 – 994

Gợi ý đáp án:

a) 321 – 96

= (321 + 4) – (96 + 4)

= 325 – 100

= 225

b) 1 454 – 997

= (1 454 + 3) – (997 + 3)

= 1 457 – 1000

= 457

c) 561 – 195

= (561 + 5) – (195 + 5)

= 566 – 200

= 366

d) 2 572 – 994

= (2 572 + 6) – (994 + 6)

= 2 578 – 1000

= 1 578

Bài 4

Cho bảng giờ tàu HP1 Hà Nội – Hải Phòng tháng 10 năm 2020 như sau:

Ga đi Hà Nội Gia Lâm Cẩm Giàng Hải Dương Phú Thái Thượng Lý Hải Phòng
Quãng đường (km) 0 5 40 57 78 98 102
Giờ đến 06:00 06:14 06:54 07:15 07:46 08:13 08:25
Giờ đi 06:00 06:16 06:56 07:20 07:48 08:15 08:25

a) Hãy tính quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương; từ ga Hải Dương đến ga Hải Phòng.

b) Hãy tính thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Dương; từ ga Hà Nội đến ga Hải Phòng.

c) Tàu dừng bao lâu ở ga Hải Dương? Ở ga Phú Thái?

d) Tính thời gian thực tàu chạy trên quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng.

Gợi ý đáp án:

a)

  • Quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương là: 57 – 5 = 52 (km)
  • Quãng đường từ ga Hải Dương đến ga Hải Phòng là: 102 – 57 = 45 (km)

b)

  • Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Dương là: 7 giờ 15 phút – 6 giờ 00 phút = 1 giờ 15 phút
  • Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Phòng: 8 giờ 25 phút – 6 giờ 00 phút = 2 giờ 25 phút

c) Tàu dừng 5 phút ở ga Hải Dương và 2 phút ở ga Phú Thái.

d)

  • Thời gian tầu đi từ ga Gia Lâm đến ga Hải phòng là: 8 giờ 25 phút – 6 giờ 16 phút = 2 giờ 9 phút
  • Ở ga Cẩm Giàng, ga Phú Thái và ga Thượng Lý tàu đều dừng 2 phút.
  • Ở ga Hải Dương tàu dừng 5 phút.

=> Thời gian thực tàu chạy trên quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng là:

Tham khảo thêm:   Toán 6 Bài 5: Thứ tự thực hiện các phép tính Giải Toán lớp 6 trang 20, 21 - Tập 1 sách Chân trời sáng tạo

2 giờ 9 phút – 2 phút x 3 – 5 phút = 1 giờ 58 phút.

Bài 5

Một cơ thẻ trưởng thành khỏe mạnh cần nhiều nước. Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi mỗi ngày khoảng: 450 ml qua da (mồ hôi), 550 ml qua hít thở, 150 ml qua đại tiện, 350 ml qua tra đổi chất, 1500 ml qua tiểu tiện.

(Nguồn: Bộ văn hóa Niedersachsen xuất bản 2012)

a) Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi trong một ngày khoảng bao nhiêu?

b) Qua việc ăn uống, mỗi ngày cơ thể hấp thụ được khoảng 1000 ml nước. Một người trưởng thành cần phải uống thêm khoảng bao nhiêu nước để cân bằng lượng nước đã mất trong ngày?

Gợi ý đáp án:

a) Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi trong một ngày là:

450 + 550 + 150 + 350 + 1500 = 2850 (ml nước)

b) Lượng nước một người thành cần phải uống thêm để cân bằng lượng nước đã mất trong ngày là:

2850 – 1000 = 1850 (ml nước)

Bài 6

1 234 + 567

413 – 256

654 – 450 – 74

Gợi ý đáp án:

Dùng máy tính cầm tay để tính được kết quả sau:

1 234 + 567 = 1 801

413 – 256 = 157

654 – 450 – 74 = 130

IV. Lý thuyết Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

1. Phép cộng

a + b = c

(số hạng) + (số hạng) = (tổng)

Tính chất của phép cộng:

Giao hoán: a + b = b + a

Kết hợp: left( {a + b} right) + c = a + left( {b + c} right) = a + b + c

a + b + c được gọi là tổng của ba số a,b,c

Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a

Lưu ý: Khi cộng nhiều số, ta nên nhóm các số hạng có tổng là số chẵn tròn chục, tròn trăm,…(nếu có).

Ví dụ:

Tính một cách hợp lí: 12+25+15+28

Nhận xét: Ta thấy nếu tính riêng 12+28 và 25+15 thì được: 12+28=40 và 25+15=40 kết quả của hai phép tính này là tròn chục nên ta thực hiện phép tính sau:

12+25+15+28

= 12+28+25+15 (Đổi vị trí của các số 25, 15, 28: Tính chất giao hoán)

= (12+28)+(25+15) (Kết hợp)

= 40+40

= 80

2. Phép trừ

Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ

a – b = x

(số bị trừ) – (số trừ) = (hiệu)

Chú ý: Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên Giải Toán lớp 6 trang 16, 17 – Tập 1 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *