Bạn đang xem bài viết ✅ Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Rừng xà nu Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là tác phẩm hay, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ, anh hùng. Không chỉ vậy Rừng xà nu còn là khúc tráng ca ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất anh hùng, bất khuất của người dân Tây Nguyên.

Vậy Nguyễn Trung Thành sáng tác Rừng xà nu trong hoàn cảnh nào? Nội dung, chủ đề của tác phẩm là gì? Mời các bạn học sinh lớp 12 cùng Wikihoc.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. Ngoài ra các em xem thêm một số bài văn mẫu như: phân tích tác phẩm Rừng xà nu, phân tích hình tượng Rừng xà nu và rất nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Văn 12.

1. Tác giả Nguyễn Trung Thành

– Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 tại Quảng Nam. Ông có bút danh là Nguyên Ngọc.

– Ông là nhà văn trưởng thành trong cả kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tham khảo thêm:   Top 15 tiệm bánh sinh nhật ngon và đông nhất ở Hà Nội

– Ông gia nhập quân đội năm 1950, hoạt động chủ yếu và gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên.

– Sau Hiệp định Genever ông làm phóng viên và tập kết ra Bắc

– Năm 1962 ông trở về Nam vừa tham gia chiến đấu vừa hoạt động văn nghệ

– Sau chiến tranh ông làm Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam và Tổng Biên tập báo văn nghệ.

– Hiện nay ông vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục và đã dịch một số tác phẩm lý luận văn học.

2. Hoàn cảnh sáng tác Rừng xà nu ngắn gọn

– Xuất xứ: Truyện ngắn Rừng xà nu đăng lần đầu tiên ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ (Số 2, năm 1965), rồi được tuyển in trong tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

– Hoàn cảnh sáng tác: Vào năm 1965, Mĩ kéo quân ồ ạt vào miền Nam với chiến dịch càn quét và diệt tận gốc Việt cộng. Tháng 3/1965, chúng đổ quân vào bãi biển Chu Lai bắt đầu cuộc chiến tranh Cục bộ. Trong tình thế căng thẳng, “ngàn cân treo sợi tóc” ấy, nhà văn Nguyên Ngọc đã sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu như một hình thức cổ vũ, động viên tinh thần nhân dân đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do cho dân tộc đầy hữu hiệu. Đây cũng là tác phẩm khẳng định tinh thần dũng cảm, bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên anh hùng nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Kết bài mở rộng Tả mẹ (8 mẫu) Kết bài mở rộng tả người thân lớp 5

3. Hoàn cảnh sáng tác Rừng xà nu

Truyện ngắn “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành sáng tác mùa hè năm 1965 khi giặc Mĩ đổ ào ạt vào miền Nam. Chúng đổ bộ vào bãi biển Chu Lai, lộ rõ bản chất sát nhân của đế quốc, khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng của nhân dân ta. Nguyễn Trung Thành cũng giống như những nhà văn cùng thời của mình, muốn viết một bài “Hịch tướng sĩ” của thời đại chống Mĩ. Nên sau khi viết tùy bút “Đường chúng ta đi”, ông bắt tay vào viết truyện ngắn “Rừng xà nu”.

Truyện ngắn “Rừng xà nu” được ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) viết trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

Xem thêm: Mở bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Rừng xà nu Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *