Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 40: Quần xã sinh vật Giải KHTN 8 Cánh diều trang 186, 187 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 40: Quần xã sinh vật giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 186, 187.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 40 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 40 Chủ đề 8: Sinh thái – Phần 3: Vật sống cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 40

Câu 1

Lấy ví dụ và chỉ ra các đặc điểm cho thấy đó là một quần xã sinh vật.

Trả lời:

– Ví dụ quần xã sinh vật: Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới.

– Các đặc điểm cho thấy quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới là quần xã sinh vật:

  • Đây là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau như quần thể cây chuối hột, quần thể lim xanh, quần thể dương xỉ, quần thể khỉ, quần thể rắn hổ mang, quần thể thỏ, quần thể vi sinh vật,… Các sinh vật trong đây có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
  • Tập hợp các quần thể sinh vật này cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
Tham khảo thêm:   Lịch sử 8 Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX Soạn Sử 8 sách Cánh diều trang 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71

Câu 2

Quan sát hình 40.1 và cho biết số lượng loài ở hai quần xã có sự khác nhau không? Vì sao?

Hình 40.1

Trả lời:

– Số lượng loài ở hai quần xã trên có sự khác nhau, quần xã sinh vật vùng sa mạc có số lượng loài ít hơn quần xã rừng rụng lá theo mùa.

– Giải thích: Có sự khác nhau về số lượng loài ở hai quần xã trên là do môi trường sống ở các khu vực này khác nhau. Ở khu vực quần xã rừng rụng lá theo mùa có khí hậu ôn đới thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động, thực vật → số lượng loài đa dạng hơn. Còn ở vùng sa mạc, điều kiện sống khắc nghiệt (nắng nóng, thiếu nước) nên chỉ có một số ít loài có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển → số lượng loài ít đa dạng hơn.

Câu 3

Nêu ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

Trả lời:

Ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

Biện pháp

Ý nghĩa của biện pháp

– Tuyên truyền về ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.

– Giúp người dân hiểu về tầm quan trọng của đa dạng sinh học, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.

– Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; bảo vệ rừng.

– Giúp bảo tồn môi trường sống tự nhiên của quần thể sinh vật, bảo vệ các quần thể sinh vật khỏi sự đe dọa bởi các hoạt động của con người.

– Nghiêm cấm khai thác, săn bắt, buôn bán trái phép các loài sinh vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng.

– Giúp tránh khai thác quá mức gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của quần thể sinh vật.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả cây xương rồng mà em biết Dàn ý & 4 bài văn Tả cây cối lớp 5

Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 40

Nêu một số ví dụ về loài ưu thế, loài đặc trưng.

Trả lời:

– Ví dụ về loài ưu thế: Trong quần xã rừng ở Vườn quốc gia Ba Vì, một số loài cây gỗ như sồi xanh, thành ngạch là loài ưu thế; lúa là loài ưu thế trong quần xã ruộng lúa; bò rừng Bison là loài chiếm ưu thế trong quần xã đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ;…

– Ví dụ về loài đặc trưng: Cá cóc Tam Đảo là loài đặc trưng của rừng nhiệt đới Tam Đảo; cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh; cây cọ là loài đặc trưng ở quần xã vùng đồi Phú Thọ;…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 40: Quần xã sinh vật Giải KHTN 8 Cánh diều trang 186, 187 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *