Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn 10 (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 bao gồm 6 đề kiểm tra kiểm tra khác nhau có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi cuối kì 1 lớp 10 môn Văn Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa với ngữ liệu đọc hiểu ngoài chương trình. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi cuối học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 6 Đề thi Ngữ văn lớp 10 cuối học kì 1 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

1. Đề thi cuối kì 1 lớp 10 môn Văn Kết nối tri thức – Đề 1

1. 1 Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 10

I. ĐỌC HIỂU (6. 0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

MÙA HOA MẬN

Chu Thùy Liên

Cành mận bung trắng muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ

Cành mận bung trắng muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già hối hả làm đu

Cành mận bung trắng muốt
Nhà trình tường* ủ nếp hương
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về…

Tháng Chạp,2006

(Thuyền đuôi én, NXB Văn hoá dân tộc, Hà nội 2009

(* Nhà trình tường: Nhà có tường làm bằng đất nện)

Lựa chọn đáp án đúng

Câu 1. Xác định thể thơ trong bài thơ trên.

A. Thơ tự do
B. Thơ thất ngôn
C. Thơ lục bát
D. Thơ lục ngôn xen lẫn thất ngôn

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. nghị luận.
B. tự sự.
C. biểu cảm
D. miêu tả.

Câu 3. Những từ láy xuất hiện trong bài thơ trên là:

A. Háo hức, rộn ràng, xôn xang, hối hả
B. Xốn xang, rộn rã, hối hả, háo hức
C. Háo hức, rộn ràng, xốn xang, rạo rực
D. Rộn ràng, háo hức, xốn xang, rôm rả

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau?

Cành mận bung trắng muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già hối hả làm đu

A. So sánh, điệp
B. Ẩn dụ, so sánh
C. Hoán dụ, liệt kê
D. Điệp, liệt kê

Câu 5. Từ giục trong khổ thơ sau mang nét nghĩa nào?

Cành mận bung trắng muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già hối hả làm đu

A. Chỉ hành động mọi người bảo nhau làm nhanh
B. Chỉ sự hối thúc, gấp gáp, muốn được nhanh hơn
C. Chỉ hành động gọi nhau cùng chuẩn bị đón Tết.
D. Chỉ sự bắt buộc phải làm.

Câu 6. Câu thơ Cành mận bung trắng muốt được nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ không mang ý nghĩa:

A. Giới thiệu về một loài cây thường được trồng ở Tây Bắc.
B. Nhấn mạnh ấn tượng về màu sắc, tín hiệu của mùa xuân vùng Tây Bắc.
C. Tạo ra nhịp điệu tươi vui cho lời thơ.
D. Tạo sự liên kết giữa các khổ thơ.

Câu 7. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì?

A. Nhớ cành mận trắng, nhớ về hội xuân, nhớ về những trò chơi thời con trẻ.
B. Nỗi tiếc nuối không được trở về quê hương để cùng đón tết.
C. Nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.
D. Mong muốn ngắm mận nở trong ngày hội xuân.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 8. Trình bày ngắn gọn nội dung chính của bài thơ.

Câu 9. Câu thơ: Cho người đi xa nhớ lối trở về gợi trong em tình cảm gì đối với quê hương?

Câu 10. Nhà thơ Chu Thùy Liên đã gửi gắm thông điệp gì từ văn bản trên?

II. VIẾT (4. 0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của Anh/chị về thói quen vứt rác nơi công cộng của nhiều bạn trẻ hiện nay.

1. 2 Đáp án đề thi học kì 1 Văn 10

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 A 0,5
2 C 0,5
3 A 0,5
4 D 0,5
5 B 0,5
6 A 0,5
7 C 0,5

8

Nội dung chính bài thơ:

Khung cảnh vui tươi khi mùa xuân sắp về đến bản làng và nỗi nhớ thương quê nhà của người con xa quê hương.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,5

9

Dòng thơ cuối: Cho người đi xa nhớ lối vềgợi trong em tình cảm gì đối với quê hương?

Hs có thể trình bày theo hướng sau:

Hình ảnh người đi xa nhớ lối về, gợi cảm xúc yêu thương, gắn bó với mảnh đất quê hương. Thời khắc mùa xuân, ngày tết đã đánh thức ở mỗi người xa quê tình cảm cội nguồn với mong muốn trở về.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được tương đương đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng: 0,0 điểm.

1.0

10

Thông điệp được gởi gắm qua văn bản trên:

– Dù đi đâu, ở đâu, mỗi người vẫn luôn hướng về quê hương, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.

– Tình yêu quê hương tha thiết…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được tương đương đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Thói quen vứt rác nơi công cộng của nhiều bạn trẻ hiện nay.

0, 5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:

2.0

Nhiều bạn trẻ hiện nay có thói quen vứt rác bừa bãi nơi cộng cộng.

– Nguyên nhân của thói quen trên

+ Do ý thức của một số bạn chưa tốt, tiện tay là vứt rác vì nghĩ nơi công cộng không phải là trách nhiệm của bản thân mình.

+Do vị trí thùng rác ở xa, đặt ở chỗ không tiện, …

– Hậu quả:

+ Vứt rác bừa bãi nơi cộng cộng gây ảnh hưởng đến môi trường sống (ô nhiễm môi trường).

+ Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

+ Làm mất mỹ quan nơi công cộng

+ Việc xả rác bừa bãi ở nơi công cộng còn gây khó khăn cho nhân viên vệ sinh trong việc thu gom và xử lí.

…..

Giải pháp

+ Mỗi người cần tự giác, ý thức bỏ rác đúng nơi quy định ở những nơi công cộng.

+ Mỗi nơi công cộng cần có những biển báo đổ rác thải, bố trí thùng rác hợp lí cũng như có những hình phạt thích đáng với những trường hợp xả rác bừa bãi.

+ Nhà nước, các cấp quản lí cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa những tác hại của rác thải đồng thời có hình thức xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm.

– Bài học nhận thức và hành động.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5

I + II

10

Tham khảo thêm:  

1. 3 Ma trận đề kiểm tra học kì 1 Văn 10

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết (Số câu)

Thông hiểu

(Số câu)

Vận dụng

(Số câu)

Vận dụng cao

(Số câu)

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc

Nghị luận

4

0

3

1

0

2

0

0

10 câu

Thơ

Tỉ lệ %

20

15

10

15

60

2

Viết

Viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về tác phẩm văn học.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1

1

Viết một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

Tỉ lệ %

10

10

10

10

40

Tổng (Tỉ lệ %)

30

35

25

10

100

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: NGỮ VĂN – LỚP 10

Thời gian làm bài: 90 phút

TT

Kĩ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

1

Đọc

Nghị luận

Nhận biết:

– Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, phép tu từ, từ ngữ được sử dụng. . .

– Nhận biết các thông tin trong văn bản.

Thông hiểu:

– Hiểu được phép liên kết, thành phần cước chú, tỉnh lược. . .

– Hiểu được nội dung chính của văn bản.

– Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

– Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

– Thông điệp rút ra từ văn bản. . .

4 TN

3 TN 1 TL

2 TL

0

10

Thơ

Nhận biết:

– Nhận biết được thể thơ, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ.

– Nhận biết được những hình ảnh tiêu biểu, các phép tu từ, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

– Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình, nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ.

– Nhận biết các thông tin trong bài thơ.

Thông hiểu:

– Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.

– Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

– Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Vận dụng:

– Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra.

– Lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ.

– Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.

Nhận biết:

– Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Xác định được nội dung tác phẩm, xác định được từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu,. . .

Thông hiểu:

– Diễn giải những đặc sắc về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

– Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Vận dụng cao:

– So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.

1 TL

1

Viết một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề NL.

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

– Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận.

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các biện pháp tu từ, phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận

Vận dụng cao:

– Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.

Tổng

4TN

3TN

1TL

2TL

1TL

11

Tỉ lệ chung %

45

55

100

2. Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức – Đề 2

2. 1 Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn

I. ĐỌC HIỂU (6. 0 điểm)

Đọc văn bản:

SỰ TRUNG THỰC CỦA TRÍ THỨC

Theo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Có học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.

Không phải lúc nào cũng có một Chu Văn An trước sự lộng hành của đám sủng thần, dám dâng thất trảm sớ và sau khi bị khước từ, kiên quyết từ quan về dạy học.

Không phải lúc nào cũng có anh em thái sử Bá thời Xuân Thu. Thôi Trữ sau khi giết vua Tề, ra lệnh cho thái sử Bá phải ghi vào sử: “Tề Trang Công bị bạo bệnh mà chết”. Bá ghi: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ nổi giận, lôi Bá ra chém. Bá có ba người em. Hai người noi gương anh đều bị chém. Người em út vẫn điềm nhiên viết: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Trữ quát: “Ba anh ngươi đều đã bị chém, ngươi không sợ sao?” Người này nói: “Việc của quan thái sử là ghi lại sự thật, nếu xuyên tạc thà bị chết chém còn hơn”.

Nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thích từ “kẻ sĩ” lắm. Có lẽ do màu sắc hơi “hoài cổ” của nó chăng? Đạo thánh hiền quả là cao quý và đáng trân trọng nhưng nó là một cái gì đã có. Kẻ sĩ thời nay chính là những trí thức do tính rộng mở của từ này. Nhất là vào thời đại nền kinh tế tri thức phát triển với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt ngành tin học. Người trí thức không những tôn trọng thánh hiền mà còn là kẻ dám mày mò vào cõi không biết, đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.

Một nước đang phát triển như nước ta cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ trí thức đông đảo để khỏi tụt hậu. Muốn vậy chúng ta phải lập cho được một môi trường lành mạnh trên nền tảng sự trung thực trí thức. Ít lâu nay báo chí nói nhiều đến nạn bằng giả. Đó là một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, cần phải loại bỏ. Nhưng theo tôi, nó không nghiêm trọng bằng hội chứng “bằng thật, người giả” vì hội chứng này có nguy cơ gây sự lẫn lộn trong hệ giá trị và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/ giả phải được phân định rạch ròi và minh bạch. Chúng ta thường nói nhiều đến tài năng và trí thức. Nhưng tài năng và trí thức chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực.

(Trích từ Đối thoại với đời & thơ, Lê Đạt, NXB Trẻ, 2008, tr. 14-15)

Lựa chọn đáp án đúng:

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 3: Writing Soạn Anh 10 trang 33 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là

A. nghị luận.
B. tự sự.
C. miêu tả.
D. biểu cảm.

Câu 3. Câu chuyện Chu Văn An và anh em thái sử Bá được dẫn trong văn bản thuộc thao tác lập luận gì?

A. Giải thích.
B. Chứng minh.
C. Bình luận.
D. Bác bỏ.

Câu 4. Ý nào nói không đúng về tác dụng của việc dẫn lại câu chuyện Chu Văn An và anh em thái sử Bá trong văn bản?

A. Làm sáng tỏ cái dũng khí của kẻ sĩ thời xưa.
B. Làm sáng tỏ cái dũng khí bất chấp nguy hiểm của kẻ sĩ.
C. Làm sáng tỏ cái nguy hiểm để cảnh báo kẻ sĩ nên tránh.
D. Làm sáng tỏ phẩm chất trung thực của kẻ sĩ.

Câu 5. Hội chứng “bằng thật, người giả” được tác giả đề cập trong văn bản được hiểu là

A. người dùng bằng giả nhưng tỏ ra như dùng bằng thật.
B. người dùng bằng thật nhưng sống giả dối.
C. người dùng bằng thật nhưng trình độ kém cỏi, không tương xứng với bằng cấp.
D. người dùng bằng giả nhưng có trình độ cao, không tương xứng với bằng cấp.

Câu 6. Mục đích của việc so sánh kẻ sĩ ngày xưa và trí thức ngày nay là gì?

A. Làm nổi bật cái dũng khí của kẻ sĩ xưa khi bảo vệ đạo thánh hiền.
B. Khẳng định trí thức xưa và nay đều phải đối mặt với nguy hiểm.
C. Nhấn mạnh điểm mới của trí thức ngày nay so với kẻ sĩ ngày xưa.
D. Khẳng định kẻ sĩ ngày xưa dám chết vì đấu tranh cho sự thật.

Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản?

A. Bàn về phẩm cách trung thực của trí thức và xây dựng xã hội trung thực để tài năng, trí thức phát triển bền vững.
B. Bàn về những kẻ sĩ dám đấu tranh để bảo vệ sự thật và sự cần thiết phải xây dựng một xã hội trung thực.
C. Bàn về vai trò của đạo thánh hiền và sự cần thiết phải học tập những tấm gương dám chết bởi đạo thánh hiền.
D. Bàn về sứ mệnh của trí thức ngày nay: phải biết đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Vì sao tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực?

Câu 9. Anh/ Chị nêu hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức.

Câu 10. Anh/ Chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

II. VIẾT (4. 0 điểm)

Đọc truyện ngắn:

CA CẤP CỨU THÀNH CÔNG

Ngày 31 tháng 12 năm 1989.

Đêm khuya. Trong một phòng bệnh tại một bệnh viện.

Giám đốc Chu của Xưởng sản xuất cán nguội đứng ngồi không yên, cứ chốc chốc lại đưa tay lên nhìn đồng hồ, lòng ông như lửa đốt dõi theo một bệnh nhân đang nằm hôn mê trên giường bệnh.

Nửa tháng trước, thành phố có thông báo sau Tết sẽ tổ chức Hội nghị giao lưu kinh nghiệm dây chuyền sản xuất an toàn, biểu dương các đơn vị tiên tiến. Xưởng sản xuất cán nguội của ông Chu được chỉ định có bài phát biểu quan trọng trong cuộc họp ấy.

Giám đốc Chu lập tức cho gọi những nhân viên ưu tú lên, trực tiếp giao nhiệm vụ soạn thảo bài phát biểu và giám sát rất cẩn thận. Mọi người đã làm việc rất nỗ lực và qua mười ngày mười đêm, cuối cùng họ đã thảo xong được một bài phát biểu cả chục ngàn chữ. Trong bài phát biểu giới thiệu rất tỉ mỉ về tư tưởng chỉ đạo cơ bản của xưởng sản xuất, đó là: Trong năm, xưởng không để xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào. Ngoài ra, bài phát biểu còn đề cập đến những kinh nghiệm để đảm bảo an toàn lao động. Giám đốc Chu sẽ đích thân đọc bài phát biểu này tại hội nghị.

Vậy mà, trong giờ phút hết sức quan trọng ấy, ở xưởng sản xuất của ông lại xảy ra sự cố nghiêm trọng về an toàn lao động đến vậy!

Bệnh nhân vẫn chìm trong tình trạng hôn mê. Các bác sĩ đã tiến hành truyền máu, tiêm, tiếp o-xi. . . Nhưng, tất cả dường như đều không chút tác dụng!

Giám đốc Chu khẩn cầu bác sĩ: “Bác sĩ à, mong ông hãy nghĩ trăm phương ngàn kế giúp tôi, làm sao để kéo được sự sống cho bệnh nhân này, chỉ cần ông ấy không chết trong năm nay là được. Nếu được như vậy, xưởng chúng tôi sẽ gửi một vạn đồng để cảm ơn bệnh viện”.

Trên giường bệnh, bệnh nhân vẫn nhọc nhằn từng đợt thở thoi thóp. Xung quanh, mười mấy bác sĩ và y tá vẫn túc trực.

Thời gian trôi đi từng giây chậm chạp. Bầu không khí trong phòng bệnh vô cùng căng thẳng.

Và… bệnh nhân đã trút hơi thở cuối cùng. Tiếng khóc của người thân nức nở, vảng vất trong đêm tối.

Giám đốc Chu và các bác sĩ, mọi người không hẹn mà cùng giơ tay lên nhìn đồng hồ. Kim đồng hồ lúc đó chỉ đúng 0 giờ 1 phút.

“Tốt rồi, tốt quá rồi!”, Giám đốc Chu vô cùng xúc động, ra bắt tay từng vị bác sĩ: “Cảm ơn các bác sĩ, cảm ơn các bác sĩ nhiều lắm!”

(Phàn Phát Giá, trích từ Truyện ngắn Trung Quốc hiện đại, nhiều tác giả, NXB HNV, 2003, tr. 49-50)

Thực hiện yêu cầu:

Nhan đề phản ánh khía cạnh nội dung nào của tác phẩm? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

2. 2 Đáp án đề thi Văn lớp 10 học kì 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

A

0,5

3

B

0,5

4

C

0,5

5

C

0,5

6

C

0,5

7

A

0,5

8

Tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực, vì:

Xã hội trung thực mới tôn trọng/ tôn vinh thực lực, những giá trị thực.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5

9

Gợi ý hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức:

– Nói đúng sự thật.

– Sẵn sàng tố cáo cái sai để bảo vệ lẽ phải.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1. 0

10

Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản:

– Mỗi người (đặc biệt là trí thức) biết sống trung thực thì góp phần xây dựng xã hội văn minh.

– Sống trung thực sẽ tạo được niềm tin, sự ngưỡng mộ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1. 0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Mối quan hệ giữa nhan đề và khía cạnh nội dung của truyện Ca cấp cứu thành công.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

2. 0

– Ca cấp cứu không thành công trong việc cứu người, mà thành công trong việc cứu căn bệnh thành tích. Nhan đề giễu nhại sâu cay bệnh thành tích, thói dối trá, nhẫn tâm.

– Nhan đề Ca cấp cứu thành công vừa gợi mở cách hiểu vừa hàm chứa thái độ đánh giá.

Hướng dẫn chấm:

– Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

– Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. .

– Đánh giá chung:

+ Nhan đề phù hợp, khó thay thế; góp phần làm nên giá trị, sức dẫn của truyện.

+ Tài năng nghệ thuật và lòng nhân đạo của tác giả.

Hướng dẫn chấm:

– Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

– Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

I + II

10

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả cây xà cừ (Dàn ý + 7 mẫu) Tả cây cổ thụ lớp 5

2. 3 Ma trận đề thi học kì 1 môn Văn lớp 10

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn/ Thơ/ Văn nghị luận.

3

0

4

1

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết được một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

20

20

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Thời gian làm bài: 90 phút

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

– Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

– Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

– Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản.

– Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

– Xác định được hệ thống nhân vật, kết cấu, các thủ pháp nghệ thuật…

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện.

– Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

– Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

– Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể.

– Phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.

– Giải thích được ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu câu và biện pháp tu từ; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

– Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

– Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

3 TN

4TN 1TL

2 TL

0

Thơ

Nhận biết:

– Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

– Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

– Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

– Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

– Hiểu được nội dung chính của văn bản.

– Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

– Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

– Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

– Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

Văn nghị luận

Nhận biết:

– Nhận biết được hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng trong văn bản nghị luận.

– Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, sự kết hợp các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận, các biện pháp tu từ…

– Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận một tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

– Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng.

– Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích tạo lập văn bản.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; tác dụng của các biện pháp tu từ; công dụng của dấu câu; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

– Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

– Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản.

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện/ thơ.

1*

1*

1*

1TL*

Tổng

3 TN

4TN 1TL

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi cuối kì 1 Văn 10

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn 10 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *