Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 53 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phần nói và nghe sẽ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thuyết trình. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội.

Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội
Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội

Các bạn học sinh lớp 11 hãy cùng tham khảo nội dung của tài liệu ngay sau đây để chuẩn bị bài tốt hơn.

Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội

* Đề tài: Bài viết của bạn được lựa chọn để tham gia buổi tọa đàm Những góc nhìn cuộc sống, trình bày ý kiến, quan điểm của học sinh về các vấn đề xã hội. Từ bài viết, bạn hãy chuẩn bị nội dung bài nói để tham gia buổi tọa đàm.

Bước 1: Chuẩn bị nói

– Xác định đề tài: Đề tài của bài nói đã được bạn chuẩn bị ở phần viết.

– Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói:

  • Mục đích nói chính là để thuyết phục người nghe về quan điểm của bạn trước một vấn đề xã hội.
  • Đối tượng người nghe của bạn có thể là thầy cô, các bạn học sinh, ban chủ nhiệm câu lạc bộ, các khách mời…
  • Không gian và thời gian nói: Bạn cần tìm hiểu xem buổi toạ đàm diễn ra trong không gian nào (hội trường, trước sân trường, trong phòng học…), thời gian trình bày bài nói là bao lâu? Từ đó, bạn chọn cách trình bày phù hợp: gần gũi, thân thiện hay trang trọng,
Tham khảo thêm:   Những kiểu tết tóc đẹp cho người mới bắt đầu

– Tìm ý và lập dàn ý

Bạn hãy chuyển dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết thành dàn ý cho bài nói, bằng cách:

  • Đảm bảo kết cấu bài nói có ba phần rõ ràng: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.
  • Lựa chọn những luận điểm trọng tâm mà bạn tâm đắc nhất để trình bày. Tóm tắt hệ thống luận điểm dưới dạng sơ đồ để chủ động khi trình bày, giúp người nghe dễ dàng theo dõi nội dung.
  • Sắp xếp, chỉnh sửa các lí lẽ, bằng chứng cho phù hợp với thời gian nói.
  • Dự kiến các ý kiến trái chiều và chuẩn bị những phản hồi của bản thân.
  • Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, âm thanh, video clip…) hỗ trợ và dự tính cách khai thác các phương tiện ấy sao cho hiệu quả. Có thể phối hợp đa dạng phương tiện phi ngôn ngữ để bài nói trực quan, hấp dẫn hơn.

– Luyện tập:

Bạn có thể luyện nói bằng cách đứng trước gương, tự ghi âm để nghe lại hoặc luyện tập với các bạn. Khi luyện tập, cần chú ý lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói; sử dụng các từ nối để phần trình bày mạch lạc, rõ ràng; chú ý đến ngữ điệu nói và những khoảng ngắt, nghỉ để nhấn mạnh các nội dung chính của bài nói.

Bước 2: Trình bày bài nói

Khi trình bày, bạn nên dựa vào phần tóm tắt luận điểm đã chuẩn bị từ trước, kết nối bài nói với các phương tiện phi ngôn ngữ, chú ý tương tác với người nghe.

Tham khảo thêm:   Cây bướm đêm là cây gì? Cách trồng và cách chăm sóc chi tiết

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

– Khi trao đổi với người nghe, bạn nên có thái độ cầu thị, nghiêm túc. Cần ghi chép ý kiến, lựa chọn câu hỏi, ý kiến quan trọng để giải đáp thắc mắc.

– Trong bước đánh giá, bạn sẽ có hai vai trò: người trình bày và người nghe. Trong vai trò người trình bày, hãy tự đánh giá bài nói của bản thân. Trong vai trò người nghe, hãy đánh giá phần trình bày của thành viên khác.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 53 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *