Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án lớp 1 bộ sách Cánh Diều (đầy đủ các môn) Kế hoạch bài dạy lớp 1 Cánh diều (Cả năm) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án lớp 1 sách Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó,giúp thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 1 theo chương trình mới.

Giáo án điện tử lớp 1 Cánh diều gồm 8 môn: Toán, Tiếng Việt, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức, Mỹ thuật, Âm nhạc, Tự nhiên và xã hội, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com để tham khảo trọn bộ Kế hoạch bài dạy lớp 1 Cánh diều cả năm nhé:

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều

Bài 1: EM LÀ HỌC SINH

(4 tiết)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

– Làm quen với thầy cô và bạn bè.

– Làm quen với những hoạt động học tập của HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát biểu ý kiến, hợp tác với bạn,…

– Có tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng; có tư thế đúng khi đứng lên đọc bài hoặc phát biểu ý kiến; biết cách cầm bút, tập viết các nét chữ cơ bản; có ý thức giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập (ĐDHT),…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Máy chiếu để chiếu lên màn hình minh hoạ bài học trong SGK Tiếng Việt 1.

– Vở Luyện viết 1, tập một.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Khởi động:Ổn định HS hát
2/Khám phá
1. Thầy cô tự giới thiệu về mình. (Bỏ qua hoạt động này, nếu thầy trò đã làm quen với nhau từ trước). HS lắng nghe

2. HS tự giới thiệu bản thân: GV mời HS tiếp nối nhau tự giới thiệu (to, rõ) trước thầy cô và các bạn trong lớp: tên, tuổi (ngày, tháng, năm sinh), học lớp…, sở thích, nơi ở,…

* GV cần tạo điều kiện cho tất cả HS trong lớp được tự giới thiệu. Để đỡ mất thời gian, HS có thể đứng trước lớp hoặc đứng tại chỗ, quay mặt nhìn các bạn tự giới thiệu. Sau lời giới thiệu của mỗi bạn, cả lớp vỗ tay.

GV khuyến khích HS giới thiệu vui, tự nhiên, hồn nhiên. Khen ngợi những HS giới thiệu về mình to, rõ, ấn tượng

HS giới thiệu

Lớp vỗ tay khuyến khích bạn

3. GV giới thiệu SGK Tiếng Việt 1, tập một

– Đây là sách Tiếng Việt 1, tập một. Sách dạy các em biết đọc, viết; biết nghe, nói, kể chuyện; biết nhiều điều thú vị. Sách đẹp, có rất nhiều tranh, ảnh. Các em cần giữ gìn sách cẩn thận, không làm quăn mép sách, không viết vào sách.

– HS mở trang 2, nghe thầy cô giới thiệu các kí hiệu trong sách.

HS lắng nghe

-HS theo dõi thực hiện

TIẾT 2
1/ Khởi động: Ổn định HS hát
2/Khám phá

a) Kĩ thuật đọc

HS nhìn hình 2: Em đọc. GV: Trong hình 2, hai bạn nhỏ đang làm gì? (Hai bạn đang làm việc nhóm đôi, cùng đọc sách, trao đổi về sách). Từ hôm nay, các em bắt đầu đọc bài trong SGK. Sang học kì II, mồi tuần các em sẽ có 2 tiết đọc sách tự chọn, sau đó đọc lại cho thầy cô và các bạn nghe những gì mình đã đọc. Các tiết học này sẽ giúp các em tăng cường kĩ năng đọc và biết thêm nhiều điều thú vị, bổ ích.

GV hướng dẫn HS tư thế ngồi đọc: ngồi thẳng lưng, mắt cách xa sách khoảng 25 – 30 cm để không mắc bệnh cận thị.

b) Hoạt động nhóm

– HS nhìn hình 3: Em làm việc nhóm. GV: Các bạn HS trong hình 3 đang làm gì? (Các bạn đang làm việc nhóm). Đó là nhóm lớn (4 người). Làm việc nhóm sẽ giúp các em có kĩ năng hợp tác với bạn để hoàn thành bài tập. Ở học kì I, các em sẽ được làm quen với hoạt động nhóm đôi (2 bạn), đôi khi với nhóm 3 4 bạn. Từ học kì II, đến phần Luyện tập tổng hợp, các em sẽ hoạt động nhóm 3-4 bạn nhiều hơn.

– GV giúp HS hình thành nhóm: nhóm đôi – nhóm với bạn ngồi bên cạnh; nhóm 4 (ghép 2 bàn học lại). Có thể chờ đến học kì II mới hình thành nhóm 4 (VD: nhóm tự đọc sách để HS trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách,…). GV chỉ định 1 HS làm nhóm trưởng trong tháng đầu. Mồi HS trong nhóm sẽ lần lượt làm nhóm trưởng trong những tháng tiếp theo. Để các thành viên trong nhóm ai cũng làm việc, cũng góp sức, các em sẽ cùng trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài tập, hoàn thành trò chơi, hợp tác báo cáo kết quả (không chỉ đại diện nhóm báo cáo kết quả).

c) Nói – phát biểu ý kiến

– HS nhìn hình 4: Em nói. GV: Bạn HS trong tranh đang làm gì? (Bạn đang phát biểu ý kiến). Các em chú ý tư thế của bạn: Đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, thái độ tự tin. GV mời 1, 2 HS làm mẫu. (Nhắc HS không cần khoanh tay khi đứng lên phát biểu).

– GV: Khi phát biểu ý kiến trước lớp, các em cần nói to, rõ để cô và các bạn nghe rõ những điều mình nói. Nói quá nhỏ thì cô và các bạn không nghe được.

– HS thực hành luyện nói trước lớp. VD: Giới thiệu bản thân; nói về bố mẹ,…

d) Học với người thân

HS nhìn hình 5: Em học ở nhà. GV: Bạn HS đang làm gì? (Bạn đang trao đổi cùng bố mẹ về bài học. Bố mẹ ân cần giúp đỡ bạn). Những gì các em đã học ở lớp, các em hãy trao đổi thường xuyên cùng bố mẹ, ông bà, anh chị em,… Mọi người hiểu việc học của em, sẽ giúp đỡ em rất nhiều.

g) Hoạt động trải nghiệm – đi tham quan

HS nhìn hình 6: Em trải nghiệm. GV: Các bạn HS đang làm gì? (Các bạn đang tham quan Chùa Một Cột ở Hà Nội cùng cô giáo). Ở lớp 1, các em sẽ được đi tham quan một số cảnh đẹp, một số di tích lịch sử của địa phương. Đi tham quan cũng là một cách học. Các em lưu ý: Khi đi tham quan, các em cần thực hiện đúng yêu cầu của cô: bám sát lớp và cô, không đi tách đoàn, la cà dễ bị lạc; đặc biệt khi qua đường cần theo đúng hướng dẫn của cô.

h) Đồ dùng học tập của em

– HS nhìn hình các đồ dùng học tập. GV: Đây là gì? (HS: Đây là ĐDHT của HS). GV chỉ từng hình, HS nói: cặp sách, vở, bảng con, thước kẻ, sách, hộp bút màu, bút mực, bút chì, tẩy, kéo thủ công,…

– HS bày trên bàn học ĐDHT của mình cho thầy / cô kiểm tra.

– GV: ĐDHT là bạn học thân thiết của em, giúp em rất nhiều trong học tập. Hằng ngày đi học, các em đừng quên mang theo ĐDHT; hãy giữ gìn ĐDHT cẩn thận. Chú ý đừng làm quăn mép sách, vở; không viết vào sách.

HS lắng nghe

HS trả lời

HS làm việc theo nhóm

HS thực hiện

-HS trả lời

HS quan sát, trả lời câu hỏi

HS thực hiện

Nghe cô giới thiệu những kí hiệu về tổ chức hoạt động lớp; thực hành luyện tập. VD:

S: SGK. Các kí hiệu lấy SGK, cất SGK.

B: Bảng. Các kí hiệu lấy bảng, cất bảng.

V: Vở. Các kí hiệu lấy vở, cất

HS lắng nghe

TIẾT 4
1/ Khởi động: Ổn định HS hát
2/Khám phá

A/Mục tiêu

– Dạy bài hát về HS lớp 1, tạo tâm thế hào hứng cho HS bước vào lớp 1 (Cuối lớp 1, HS sẽ được học bài thơ Gửi lời chào lớp Một, chuẩn bị tâm thế lên lớp 2).

– Giúp HS bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tiếng Việt.

– Giúp HS bước đầu làm quen với các kí hiệu khác nhau (kí hiệu ghi nốt nhạc, kí hiệu ghi tiếng nói – tức là chữ viết).

a) Dạy hát

HS mở SGK trang 11, GV dạy HS hát bài Chúng em là học sinh lớp Một.

b) Trao đổi cuối tiết học

– Hỏi HS cảm nhận về tiếng Việt: Tiếng Việt có hay không?

– Hỏi HS về các kí hiệu trong bản nhạc:

+ Những kí hiệu nào thể hiện giọng hát (cao thấp, dài ngắn) của các em? Các cô môn Âm nhạc sẽ dạy các em cách đọc những kí hiệu này.

+ Những kí hiệu nào ghi lại lời hát của các em? Cô sẽ dạy các em những chữ này để các em biết đọc, biết viết.

HS làm theo lời cô giáo

HS trả lời

BÀI 1: A, C

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:

– Nhận biết các âm và chữ cái a, c ; đánh vần đúng tiếng co mô hình “âm đầu-âm chính” : ca.

– Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ.

– Viết đúng các chữ cái a và c và tiếng ca.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

– Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.

– Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

– Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.

– Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi học sinh làm bài tập 5.

– Bảng con, phấn, bút dạ để học sinh làm bài tập 6 (tập viết).

– Vở Bài tập Tiếng Việt .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1, 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
– Ổn định – Hát
– Giới thiệu bài:

Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học bài đầu tiên: âm a và chữ a; âm c và chữ c.

– GV ghi chữ a, nói: a

– GV ghi chữ c, nói: c (cờ)

– Lắng nghe

– 4-5 em, cả lớp : a

– Cá nhân, cả lớp : c

– GV nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS
2. Các hoạt động chủ yếu.
Hoạt động 1. Khám phá
Mục tiêu: HS nhận biết các âm và chữ cái a, c ; đánh vần đúng tiếng co mô hình “âm đầu-âm chính” : ca.
a. Dạy âm a, c.

– GV đưa lên bảng cái ca

– Đây là cái gì?

– GV chỉ tiếng ca

– GV nhận xét

– HS quan sát

– HS : Đây là cái ca

– HS nhận biết c, a

– HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: ca

– GV chỉ tiếng ca và mô hình tiếng ca

ca

c

a

– GV hỏi: Tiếng ca gồm những âm nào?

– HS quan sát

– HS trả lời nối tiếp: Tiếng ca gồm có âm c và âm a. Âm c đứng trước và âm a đứng sau.

* Đánh vần.

– Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:

+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm : ca

+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: cờ

+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: a

+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: ca.

– GV cùng 1 tổ học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: cờ-a-ca

– Quan sát và cùng làm với GV

– HS làm và phát âm cùng GV

– HS làm và phát âm cùng GV

– HS làm và phát âm cùng GV

– HS làm và phát âm cùng GV

– HS làm và phát âm cùng GV theo từng tổ.

– Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: cờ-a-ca

– Cả lớp đánh vần: cờ-a-ca

b. Củng cố:

– Các em vừa học hai chữ mới là chữ gì?

– Các em vừa học tiếng mới là tiếng gì?

– GV chỉ mô hình tiếng ca

– Chữ c và chữ a

– Tiếng ca

– HS đánh vần, đọc trơn : cờ-a-ca, ca

Hoạt động 2. Luyện tập
Mục tiêu : Tự phát hiện và phát âm được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ.
2.1. Mở rộng vốn từ. (BT3: Nói to tiếng có âm a….)

a. Xác định yêu cầu

– GV nêu yêu cầu của bài tập : Các em nhìn vào SGK trang 6 (GV giơ sách mở trang 6 cho HS quan sát) rồi nói to tiếng có âm a. Nói thầm (nói khẽ) tiếng không có âm a

– Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 6.

b. Nói tên sự vật

– GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng con vật.

– GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.

– Cho HS làm bài trong vở Bài tập

– HS lần lượt nói tên từng con vật: gà, cá, nhà, thỏ, lá

– HS nói đồng thanh

– HS làm cá nhân nối a với từng hình chứa tiếng có âm a trong vở bài tập

c. Tìm tiếng có âm a.

– GV làm mẫu:

+ GV chỉ hình gà gọi học sinh nói tên con vật.

+ GV chỉ hình thỏ gọi học sinh nói tên con vật.

* Trường hợp học sinh không phát hiện ra tiếng có âm a thì GV phát âm thật chậm, kéo dài để giúp HS phát hiện ra.

– HS nói to gà (vì tiếng gà có âm a)

– HS nói thầm thỏ (vì tiếng thỏ không có âm a)

d. Báo cáo kết quả.

– GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.

+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to : gà

+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói to : cá

+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to : cà

+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói to : nhà

+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói thầm : thỏ

+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to : lá

– GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả

– HS báo cáo cá nhân

– GV chỉ từng hình yêu cầu học sinh nói.

– GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm a (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)

– HS cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm a, nói thầm tiếng không có âm a.

– HS nói (cha, bà, da,…)

2.2. Mở rộng vốn từ. (Bài tập 4: Tìm tiếng có âm c (cờ)
a. Xác định yêu cầu của bài tập
– GV nêu yêu cầu bài tập : Vừa nói to tiếng có âm c vừa vỗ tay. Nói thầm tiếng không có âm c. – HS theo dõi

b. Nói tên sự vật

– GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời 1 học sinh nói tên từng con vật.

– GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nhắc tên tên từng sự vật.

– GV giải nghĩa từ cú : là loài chim ăn thịt, kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn rất tinh)

– Cho HS làm bài trong vở Bài tập

– HS lần lượt nói tên từng con vật: cờ, vịt, cú, cò, dê, cá

– HS nói đồng thanh (nói to, nói nhỏ)

– HS lắng nghe

– HS làm cá nhân nối a với từng hình chứa tiếng có âm a trong vở bài tập

c. Báo cáo kết quả.

– GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.

+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to : cờ vỗ tay 1 cái

+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói thầm : vịt không vỗ tay

+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to : cú vỗ tay 1 cái

+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói to : cò vỗ tay 1 cái

+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói thầm : dê không vỗ tay

+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to : cá vỗ tay 1 cái

– GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả

– HS báo cáo cá nhân

– GV chỉ từng hình yêu cầu học sinh nói.

– GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm c (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)

– HS cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm c, nói thầm tiếng không có âm c.

– HS nói (cỏ, cáo, cờ…)

2.3. Tìm chữ a, chữ c (Bài tập 5)

a) Giới thiệu chữ a, chữ c

– GV giới thiệu chữ a, chữ c in thường: Các em vừa học âm a và âm c. Âm a được ghi bằng chữ a. Âm c được ghi bằng chữ c (tạm gọi là chữ cờ)- mẫu chữ ở dưới chân trang 6.

– GV giới thiệu chữ A, chữ C in hoa dưới chân trang 7.

– Lắng nghe và quan sát

– Lắng nghe và quan sát

b. Tìm chữ a, chữ c trong bộ chữ

– GV gắn lên bảng hình minh họa BT 5 và giới thiệu tình huống: Bi và Hà cùng đi tìm chữ a và chữ c giữa các thẻ chữ. Hà đã tìm thấy chữ a. Còn Bi chưa tìm thấy chữ nào. Các em cùng với bạn Bi đi tìm chữ a và chữ c nhé.

* GV cho HS tìm chữ a trong bộ chữ

– GV kiểm tra kết quả, khen HS đúng

– Cho học sinh nhắc lại tên chữ

– HS lắng nghe

– HS làm cá nhân tìm chữ a rồi cài vào bảng cài.

– HS giơ bảng

– HS đọc tên chữ

* GV cho HS tìm chữ c trong bộ chữ

– GV kiểm tra kết quả, khen HS đúng

– Cho học sinh nhắc lại tên chữ

* Cho HS làm việc cá nhân khoanh vào chữ a trong bài tập 5 VBT

– HS làm cá nhân tìm chữ c rồi cài vào bảng cài.

– HS giơ bảng

– HS đọc tên chữ

* Làm bài cá nhân

Tiết 3

– GV cho cả lớp đọc lại 2 trang vừa học

– HS đánh vần: cờ-a-ca

– HS đọc trơn ca

– HS nói lại tên các con vật, sự vật

2.4. Tập viết (Bảng con – BT 6)
a. Chuẩn bị.

– Yêu cầu HS lấy bảng con. GV hướng dẫn học sinh cách lấy bảng, cách đặt bảng con lên bàn, cách cầm phấn khoảng cách mắt đến bảng (25-30cm), cách giơ bảng, lau bảng nhẹ nhàng bằng khăn ẩm để tránh bụi.

b. Làm mẫu.

– HS lấy bảng, đặt bảng, lấy phấn theo yc của GV

– GV giới thiệu mẫu chữ viết thường a, c cỡ vừa.

– GV chỉ bảng chữ a, c

– HS theo dõi

– HS đọc

– GV vừa viết mẫu từng chữ và tiếng trên khung ô li phóng to trên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết :

+ Chữ c: Cao 2 li, rộng 1,5 li chỉ gồm 1 nét cong trái. Điểm đặt phấn dưới đường kẻ 3.

+ Chữ a: Cao 2 li, rộng 1,5 li, gồm 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược. Điểm đặt bút dưới đường kẻ 3. Từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên dòng kẻ 3 viết tiếp nét móc ngược sát nét cong kín đến dòng kẻ 2 thì dừng lại.

+ Tiếng ca: viết chữ c trước chữ a sau, chú ý nối giữa chữ c với chữ a.

– HS theo dõi

c. Thực hành viết

– Cho HS viết trên khoảng không

– Cho HS viết bảng con

– HS viết chữ c, a và tiếng ca lên khoảng không trước mặt bằng ngón tay trỏ.

– HS viết bài cá nhân trên bảng con chữ c, a từ 2-3 lần

d. Báo cáo kết quả

– GV yêu cầu HS giơ bảng con

– GV nhận xét

– HS giơ bảng theo hiệu lệnh.

– 3-4 HS giới thiệu bài trước lớp

– HS khác nhận xét

– Cho HS viết chữ ca

– GV nhận xét

– HS xóa bảng viết tiếng ca 2-3 lần

– HS giơ bảng theo hiệu lệnh.

– HS khác nhận xét

3. Hoạt động nối tiếp.

– GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

– Về nhà làm lại BT5 cùng người thân, xem trước bài 2

– GV khuyến khích HS tập viết chữ c, a trên bảng con

– Lắng nghe

Tham khảo thêm:   Toán lớp 5: Diện tích hình tròn trang 99 Giải Toán lớp 5 trang 99

BÀI 2: cà, cá

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:

– Nhận biết thanh huyền và dấu huyền, thanh sắc và dấu sắc.

– Biết đánh vần tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: cà, cá

– Nhìn hình minh họa, phát âm (hoặc được giáo viên hướng dẫn phát âm), tự tìm được tiếng có thanh huyền, thanh sắc.

– Viết đúng các tiếng cà, cá (trên bảng con)

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

– Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, động vật.

– Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

– Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.

– Bảng cài, bộ thẻ chữ để HS làm BT 5

– Bảng con, phấn (bút dạ) để HS làm BT6 (tập viết)

– Vở Bài tập Tiếng Việt .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
– Ổn định – Hát
– Kiểm tra bài cũ
+ GV viết lên bảng các chữ a, c và tiếng ca – 2 – 3 HS đọc; cả lớp đọc đồng thanh
+ GV cho học sinh nhận xét
– Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ làm quen với 2 thanh của tiếng Việt là thanh huyền và thanh sắc; học đọc tiếng có thanh huyền, thanh sắc.

+ GV ghi từng chữ , nói:

+ GV ghi chữ , nói:

– Lắng nghe

– 4-5 em, cả lớp : “cà”

– Cá nhân, cả lớp : “cá”

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

Hoạt động 1. Khám phá (15 phút)

Mục tiêu:

– Nhận biết thanh huyền và dấu huyền, thanh sắc và dấu sắc.

– Biết đánh vần tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: cà, cá

…….

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Giáo án Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh diều!

…….

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều

Chủ đề 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC

Tuần 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM

Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

LÀM QUEN VỚI HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

1. Mục tiêu

HS được tham gia và làm quen với hoạt động Sinh hoạt dưới cờ

2. Gợi ý cách tiến hành

– Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức

+ Chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục

+ Đứng nghiêm trang.

+ Thực hiện nghi lễ: chào cờ, hát Quốc ca.

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình của tiết chào cờ

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường

– GV giới thiệu và nhấn mạnh hơn cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ: là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ: giáo dục HS tình yêu Tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức; rèn luyện kĩ năng sống; gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của HS

+ Một số hoạt động trong tiết chào cờ: thực hiện nghi lễ chào cờ, nhận xét thi đua của các lớp trong tuần; tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho HS, góp phần giáo dục một số nội dung: an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

Tiết 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM

1. Mục tiêu

Sau hoạt động, HS có khả năng:

– Làm quen với trường học mới, trường tiểu học

– Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường

– Vui vẻ, phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể ở môi trường học mới

2. Chuẩn bị

– Tranh ảnh về ngôi trường tiểu học

– Những hình ảnh có ý nghĩa truyền thống của trường tiểu học – nơi HS bắt đầu đến trường

– Các dụng cụ vui chơi tuỳ thuộc vào trò chơi GV lựa chọn

3. Các hoạt động cụ thể

Hoạt động 1: Tham quan trường học

a. Mục tiêu

Giúp HS nhận diện được nhiều hình ảnh về trường tiểu học, về các hoạt động, vui chơi của HS ở trường tiểu học

b. Cách tiến hành

– GV hướng dẫn HS xem các bức tranh có trong danh sách; gợi ý cụ thể để các em biết cách quan sát tranh/ảnh với các câu hỏi như:

+Bức tranh này có đẹp không? Em thấy những gì trong bức tranh này?

+ Em thích những gì có trong các bức tranh?

+ Vào học lớp 1 rồi, em cũng sẽ được tham gia nhiều hoạt động như các bạn trong tranh. Em có muốn được tham gia hoạt động với các bạn không? Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?

– GV đưa HS đi tham quan trường: khu lớp học, các phòng chức năng (phòng âm nhạc, phòng mĩ thuật, phòng máy tính), sân tập thể dục, phòng ăn, thư viện, vườn trường. Sau đó, GV có thể đặt cho HS các caau hỏi như:

+ Trường tiểu học mới của em có gì khác với trường mẫu giáo mà em đã học?

+ Em thích nơi nào nhất trường?

c. Kết luận

HS quan sát trường học và các hoạt động học tập, vui chơi ở nhà trường. Qua đó, các em bước đầu có hiểu biết về trường tiểu học của mình. Trường tiểu học khác xa với trường mẫu giáo các em học trước đây, có nhiều phòng học, phòng chức năng và nhiều hoạt động học tập, vui chơi đa dạng

Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc

a) Mục tiêu

Giúp HS tập luyện cách chia sẻ với bạn bè về những điều mà em biết được qua hoạt động thứ nhất hoặc trước đó em đã được biết về trường tiểu học

b) Cách tiến hành

– GV hướng dẫn HS chia sẻ theo bàn hoặc theo từng cặp đôi về những điều mà các em nhận biết được sau khi được tham quan trường học hoặc xem ảnh GV giới thiệu

– GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ những bàn/cặp đôi HS còn đang lúng túng

c) Kết luận

– HS rèn luyện kĩ năng làm việc tập thể hoặc theo nhóm trong các hoạt động chung của lớp

– HS biết cách chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình

Hoạt động 3: Trò chơi “ cùng về đích”

a) Mục tiêu

Giúp HS biết cách cùng vui chơi với nhau qua việc chơi các trò chơi của HS tiểu học

b)Cách tiến hành

– GV giới thiệu trò chơi, phổ biến luật chơi, hướng dẫn HS làm mẫu. HS làm thử theo hướng dẫn của HS

– Luật chơi:

+ Mỗi đội chơi có 5 em xếp thành hàng dọc, nắm tay nhau. Các đội đứng vào vị trí xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh “Xuất phát”, các đội bắt đầu di chuyển. Đội nào về đích trước mà vẫn giữ nguyên hàng (không em nào bị tuột tay) thì đội đó thắng cuộc

+ HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV và làm theo đúng luật chới. Các em nhắc nhở và giúp đỡ nhau thực hiện trò chơi thật vui vẻ

– GV theo dõi, quan sát, động viên, giúp đỡ những đội chơi còn lúng túng

c) Kết luận

HS làm quen được với nhau thông qua trò chơi tập thể, qua đó các em biết được những trò chơi của HS tiểu học

Tiết 3: SINH HOẠT LỚP
CÁC BẠN CỦA EM

1. Mục tiêu

HS bước đầu giới thiệu bản thân và làm quen với một số bạn mới trong lớp

2. Gợi ý cách tiến hành

– GV ổn định và sắp xếp, đổi lại chỗ ngồi của các HS trong lớp (nếu cần)

– Tổ chức cho HS từng bàn giới thiệu và làm quen với nhau. GV có thể gợi ý một số câu hỏi: Tên bạn là gì? Nhà bạn ở đâu? Bạn thường tham gia những hoạt động nào ngoài giừo học? Bạn đã biết những bạn nào trong lớp?

– Một số cặp HS lên trước lớp và giới thiệu về bản thân

– GV nhận xét và nhấn mạnh với HS về việc làm quen với các hoạt động học tập, vui chơi và thân thiện, đoàn kết với các bạn khi ở trường

Tuần 2: LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI

Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
XÂY DỰNG ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN

1. Mục tiêu

HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập và rèn luyện

2. Gợi ý cách tiến hành

Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”. Có thể có những hoạt động như sau:

– Nhắc nhở HS tham gia giúp đỡ các bạn trong lớp về việc học tập và rèn luyện

– Các lớp đăng kí thành lập những đôi bạn cùng tiến để cùng giúp đỡ nhau học tập tốt, khuyến khích những bạn ở gần nhà nhau có thể đăng kí thành một đôi

– Hướng dẫn một số việc làm để HS thực hiện: hăng hái tham gia xây dựng bài; giảng bài cho bạn khi bạn không hiểu; tranh thủ hướng dẫn, giúp đỡ bạn làm các bài GV vừa dạy trong giờ ra chơi, nghỉ giải lao, cùng nhau chuẩn bị bài ở nhà

Tiết 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI

1. Mục tiêu

Sau hoạt động, HS có khả năng:

– Nhanh chóng làm quen với các bạn học mới ở lớp 1 và ở trường tiểu học

– Biết trò chuyện, trao đổi với các bạn cùng lớp về cảm xúc của bản thân mình.

– Phấn khởi, mạnh dạn, tự tin khi làm quen, trò chuyện cùng các bạn trong lớp

2. Chuẩn bị

– Tranh ảnh về khung cảnh buổi gặp gỡ của HS lớp 1 với các HS trong trường tiểu học

– Những bông hoa và những món quà nhỏ phục vụ cho các hoạt động 1 và 2

– Lựa chọn một số bài hát phù hợp với HS lớp 1

3. Các hoạt động cụ thể

Hoạt động 1: Giới thiệu và làm quen

a) Mục tiêu

Giúp HS làm quen, tìm hiểu về nhau và gắn mối quan hệ bạn bè trong lớp học

b) Cách tiến hành

– GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Giới thiệu cà làm quen” ở ngay tại sân trường. HS đứng thành vòng tròn, GV làm mẫu: cầm một bông hoa giới thiệu về mình (họ tên, tuổi, sở thích, thói quen). Sau đó, GV mời em lớp trưởng tự giới thiệu về bản thân mình rồi tặng hoa cho bạn khác

– Trò chơi cứ thế tiếp diễn cho đến khi hết lượt HS trong lớp. Sau đó GV có thể gọi bất kì một HS nào đó và yêu cầu em nói tên bạn bên cạnh hoặc tên bạn lớp trưởng hay tên cô giáo

c) Kết luận

Trong lớp có nhiều bạn với những đặc điểm, tính cách, sở thích khác nhau. Việc tìm hiểu về cô giáo và các bạn trong cả lớp qua các hoạt động tự giới thiệu và nhận diện nhau giúp HS tự tin trước tập thể, bước đầu tạo những gắn kết trong mối quan hệ bạn bè

Hoạt động 2: Tìm bạn cùng sở thích

a) Mục tiêu

Giúp HS biết cách chia sẻ, thể hiện sở thích của bản thân để kết bạn cùng sở thích

b) Cách tiến hành

GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Tìm bạn cùng sở thích” như sau:

– HS cùng nhau đứng ở một góc sân trường để thực hiện hoạt động. GV hỏi để tìm đại diện một vài em với các sở thích khác nhau như: thích hát, thích múa, thích đá bóng, thích nhảy dây. GV nêu hiệu lệnh “ Hãy về với bạn cùng sở thích với mình”. HS tự động di chuyển về phía bạn có cùng sở thích

– GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ HS còn đang lúng túng chưa biết chọn bạn nào

c) Kết luận

HS bước đầu biết thể hiện sở thích của mình khi tham gia vào hoạt động này và tìm được những người bạn có sở thích giống mình để cùng chia sẻ

Tiết 3: SINH HOẠT LỚP
HÁT VỀ TÌNH BẠN

1. Mục tiêu

Sau hoạt động, HS có khả năng:

-Tự đánh giá việc thực hiện phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”

– Yêu quý, đoàn kết với bạn bè

2. Gợi ý cách tiến hành

(1) Nhận xét, đánh giá việc thực hiện phong trào “Đôi bạn cùng tiến” của lớp:

– GV tổ chức cho HS trao đổi cặp đôi và chia sẻ trước lớp về những việc bản thân đã làm được và những mong muốn tiếp tục thực hiện những việc làm đúng để cùng giúp đỡ nhau học tập

– Tuyên dương những tấm gương đôi bạn cùng tiến ở trong lớp

(2) Tổ chức HS hát về tình bạn

– GV lựa chọn và chuẩn bị một số video, đĩa nhạc về một số bài hát tình bạn. Gới ý một số bài hát về tìn bạn có thể chuẩn bị như: Chào người bạn mới đến ( Sáng tác: Lương Bằng Vinh), Tình bạn tuổi thơ (Sáng tác: Kiều Hồng Phượng, Nguyễn Quốc Việt), Tình bạn(Sáng tác: Yêu Lam)

– Tổ chức cho HS hát tập thể hoặc có thể thi hát và biểu diễn giữa các tổ, nhóm

Tuần 3: MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: TÌM HIỂU AN TOÀN TRƯỜNG HỌC

1. Mục tiêu

Sau một hoạt động, HS có khả năng:

– Biết một số quy tắc an toàn khi tham gia giao thông

– Có ý thức chấp hành đúng và tham gia giao thông an toàn, đặc biết ở cổng trường

2. Gợi ý cách tiến hành

Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào “An toàn trường học”, trong đó có thể thực hiện một số chủ đề có liên quan đến việc đảm bảo an toàn ở trường như “Cổng trường an toàn giao thông” (Có thể mời cảnh sát giao thông hướng dẫn cho HS)

– Giới thiệu cho HS biết ý nghĩa của việc tham gia thực hiện “ Cổng trường an toàn giao thông”, đảm bảo an toàn cho HS, xây dựng nhà trường văn minh, tránh gây ùn tắc ở cổng trường.

– Tuyên truyền và nhắc nhở HS một số lưu ý khi tham gia giao thông để xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”: xếp hàng ngay ngắn từng lớp khi ra về, để xe đúng nơi quy định theo hàng, lối; đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện; nhắc nhở bố mẹ, người thân đứng đón xếp hàng theo khu vực quy định, không dừng, đỗ xe ở ngay gần cổng trường để chờ đón HS

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG

1. Mục tiêu

Sau các hoạt động, HS có khả năng:

– Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi.

– Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ở trường.

2. Chuẩn bị

Tranh ảnh về các hoạt động học tập và vui chơi của HS trong trường học

3. Các hoạt động cụ thể

Hoạt động 1: Trò chơi “Kết bạn”

a)Mục tiêu:

HS nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi.

b)Cách tiến hành:

(1) Thực hiện trò chơi theo nhóm

– HS chia thành các nhóm 6- 10 người.

– GV phổ biến luật chơi: HS các nhóm đứng theo vòng tròn, một bạn làm quản trò đứng ở giữa vòng tròn. Khi quản trò hô: “Kết bạn, kết bạn”, các HS xung quanh sẽ đáp “Kết mấy? Kết mấy?”. Lúc đó, quản trò có thể nêu số lượng tuỳ thích, ví dụ: “kết đôi, kết đôi”; “kết ba, kết ba”… Ngay lập tức sau khi quản trò hô, các bạn HS trong nhóm sẽ chạy vào với nhau để tạo thành các nhóm có số người như quản trò yêu cầu. Bạn nào không có nhóm sẽ là người thua cuộc.

(2) Làm việc cả lớp

– HS trả lời câu hỏi để nêu được cảm nhận sau khi tham gia trò chơi: Em có vui khi tham gia trò chơi này không? Em có bị thua cuộc lần nào không? Khi các bạn đều có nhóm kết bạn mà em không có thì em có cảm xúc như thế nào? Khi có bạn ở trường, em và bạn có thể cùng nhau làm những việc gì?…)

c) Kết luận

Khi ở trường, em và bạn cùng nhau tham gia nhiều hoạt động khác nhau như: cùng nhau thảo luận nhóm để học tập trong các tiết học, giúp đỡ nhau khi gặp bài khó, cùng nhau tham gia các trò chơi trong các giờ nghỉ giữa giờ. Có bạn, chúng em học tốt hơn, có bạn, chúng em sẽ vui hơn.

Hoạt động 2: Quan sát và liên hệ, chia sẻ về các hoạt động tự phục vụ khi ở trường

a)Mục tiêu:

– Liên hệ và tự đánh giá những việc bản thân đã thực hiện khi ở trường.

– Học sinh hình thành các cảm xúc tích cực và bày tỏ ý kiến về việc tham gia các hoạt động tự phục vụ khi ở trường.

b) Cách tiến hành:

(1) Làm việc cả lớp

– HS quan sát các tranh trong SHS (hoặc do GV trình chiếu lên bảng) và trả lời một số câu hỏi: Các bạn trong tranh đang tham gia những hoạt động nào? Hoạt động đó mang lại ích lợi gì?

(2) Làm việc theo nhóm 2 đến 4 học sinh

– HS ngồi các nhóm 2 hoặc 4 người. Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:

+ Ở trường, em và các bạn được tham gia những hoạt động nào?

+ Em đã tự làm được những việc gì khi ở trường?

+ Việc làm đó của em mang lại ích lợi gì?

– HS bày tỏ ý kiến; GV nhận xét và rút ra kết luận.

c) Kết luận:

Khi ở trường, các em nên tự thực hiện những việc như: sắp xếp, dọn đồ ăn trước và sau khi ăn; gấp và cất chăn gối sau khi ngủ trưa; vứt, nhặt rác để giúp sân trường sạch hơn; cất xếp ghế sau khi chào cờ và hoạt động tập thể; uống nước và vệ sinh cá nhân; chăm sóc hoa, cây cối ở vườn trường…

SINH HOẠT LỚP: CHIA SẺ VIỆC THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG Ở CỔNG TRƯỜNG

1. Mục tiêu

HS tự liên hệ và đánh giá về những việc bản thân và các bạn trong lớp đã làm được để tham gia xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”.

2. Cách tiến hành

GV tổ chức cho HS tham gia một số hoạt động như:

– Chơi các trò chơi: thi nhận biết nhanh về các biển báo giao thông đường bộ; thi sắm vai tham gia giao thông; sắm vai xử lí các tình huống khi tham gia giao thông đường bộ…

– Thảo luận và chia sẻ cặp đôi và toàn lớp về: những việc mà bản thân đã chứng kiến, quan sát được về tình huống không an toàn khi tham gia giao thông; những việc mà bản thân đã thực hiện khi tham gia phong trào Cổng trường an toàn giao thông; những lời khuyên tới các bạn trong lớp để tham gia giao thông an toàn….

– Múa hát theo chủ đề An toàn giao thông.

Tuần 4: AN TOÀN KHI VUI CHƠI

SINH HOẠT DƯỚI CỜ: THAM GIA VUI TẾ TRUNG THU

1. Mục tiêu

HS hiểu được ý nghĩa và những hoạt động của ngày tết Trung thu, có xúc cảm tích cực về ngày tết Trung thu

2. Gợi ý cách tiến hành

Nhà trường có thể triển khai một số nội dung liên quan đến ngày tết Trung thu

– Kể cho HS nghe những câu chuyện hay và ý nghĩa về tết Trung thu

– Tổ chức múa hát, rước đèn Trung thu cho HS toàn trường

– Thi bày mâm cỗ Trung thu

Tham khảo thêm:   Thanh trà là trái gì mà được nhiều người tìm mua với giá khoảng 150.000 đồng/kg?

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: AN TOÀN KHI VUI CHƠI

1. Mục tiêu

Sau hoạt động, HS có khả năng

– Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi vui chơi

– Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia vui chơi

– Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi và tự bảo vệ bản thân, thể hiện cách ứng xử phù hợp khi tham gia vui chơi an toàn

2. Chuẩn bị

– Một số vật dụng để HS tham gia trò chơi: 1 quả bóng nhựa để chơi chuyền bóng, 1 chiếc khăn để chơi trò Bịt mắt bắt dê; các bông hoa có dán ảnh hoặc ghi tên những trò chơi an toàn và không an toàn

– Thẻ mặt cười, mặt mếu

– Giấy A0, giấy màu, bút vẽ

3. Các hoạt động cụ thể

Hoạt động 1: Cùng vui chơi

a. Mục tiêu

– HS khởi động tạo tâm thế vào hoạt động, bộc lộ cảm xúc và hành vi khi tham gia các trò chơi.

– HS liên hệ vè kể tên những hoạt động vui chơi khi ở trường

b. Cách tiến hành

– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS

– Mỗi nhóm HS tự chọn một trò chơi để cùng nhau tham gia: trò chơi chuyền bóng, trò chơi bịt mắt bắt dê, trò chơi thả đỉa ba ba

– HS tham gia trò chơi và chia sẻ cảm xúc của bản thân sau khi tham gia trò chơi:

(1) Thảo luận cặp đôi:

– HS tạo thành các cặp đôi

– Các cặp HS chia sẻ theo các câu hỏi gợi ý:

+ Bạn vừa tham gia trò chơi nào?

+ Khi tham gia trò chơi, bạn cảm thấy như thế nào?

+ Theo bạn, nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao trò chơi đó?

(2) Làm việc cả lớp:

– 2 đến 3 HS lên chia sẻ trước lớp

– GV nhận xét chung và đặt câu hỏi:

+ Ngoài những trò chơi vừa được tham gia, các em còn tham gia các trò chơi nào khác?

+ Những trò chơi nào chúng ta nên chơi ở trường? Vì sao?

c. Kết luận

Có rất nhiều trò chơi khác nhau, vui chơi giúp chúng ta giải toả căng thẳng, mệt mỏi. Tuỳ từng thời gian và địa điểm mà em nên chọn những trò chơi phù hợp đề đảm bảo an toàn

Hoạt động 2: Quan sát tranh và chọn☺ hoặc ☹

a. Mục tiêu

Hs nêu được những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi vui chơi ở trường

b. Cách tiến hành

– HS quan sát các hình từ 1-4 trong SGK trang 13 và thảo luận cặp đôi:

+ Các bạn trong mỗi tranh đang tham gia trò chơi gì?

+ Em có đồng tình với các bạn trong tranh không? Vì sao? Chọn mặt cười dưới trò chơi em đồng tình và chọn mặt mếu dưới trò chơi em không đồng tình

+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo an toàn khi vui chơi?

– Một số cặp HS lên trước lớp, chỉ tranh và bày tỏ thái độ của mình với việc làm của các bạn trong tranh. GV có thể đặt câu hỏi để HS liên hệ thêm về bản thân: Em đã từng tham gia trò chơi giống bạn chưa? Nếu em có mặt ở đó, em sẽ nói với các bạn điều gì?

c. Kết luận

Khi ở trường hoặc những nơi công cộng, đông người, em không nên chơi những trò chơi đuổi bắt. Khi tham gia trò chơi, em nên lưu ý: chọn chỗ chơi an toàn, không chơi vỉa hè, lòng đường; tránh chạy nhảy quá nhanh có thể gây ngã, bị thường; không nên chơi dưới trời nắng to hoặc trời mưa vì có thể bị ốm

Hoạt động 3: Thực hành cam kết “ Vui chơi an toàn”

a. Mục tiêu

HS liên hệ bản thân, thực hành làm cam kết lựa chọn và tham gia những trò chơi an toàn

b. Cách tiến hành

(1) Cá nhân chọn bông hoa vui chơi an toàn:

HS quan sát và lựa chọn những bông hoa vui chơi an toàn mà bản thân sẽ thực hiện sau bài học

(2) Cả lớp cùng làm bảng “Cam kết vui chơi an toàn”

– GV giới thiệu bảng “Cam kết vui chơi an toàn” được làm bằng tờ giấy A0 (hoặc mặt sau của tờ lịch cũ)

– Từng HS dán những bông hoa đã chọn về những việc sẽ làm để vui chơi an toàn lên bảng cam kết

(3)Trưng bày và giới thiệu về bảng “Cam kết vui chơi an toàn”

– Một số HS lên thuyết trình về bông hoa vui chơi an toàn của mình

– GV trưng bày bảng “Cam kết vui chơi an toàn” ở cuối lớp hoặc treo ở tường hoặc bên ngoài hành lang của lớp học

SINH HOẠT LỚP: CHIA SẺ ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ “ TRƯỜNG TIỂU HỌC”

1. Mục tiêu

Sau hoạt động, HS có khả năng:

– Quan sát và chia sẻ trước lớp về những hoạt động và cảm xúc của bản thân trong ngày tết trung thu

– Tự nhận xét và đánh giá bản thân về những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề “Trường tiểu học”

2. Gợi ý cách tiến hành

– GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, sau đó chia sẻ trước lớp về những hoạt động và cảm xúc của HS khi tham gia lễ hội tết Trung thu

– Tổ chức cho HS tự đánh giá những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề “ Trường tiểu học”. Giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi: Em thích hoạt động nào nhất trong chủ đề này? Tại sao? Sau chủ đề này, em đã làm được điều gì? Em thích những nơi nào trong trường học? Em đã làm gì để giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp? Em đã làm gì để vui chơi an toàn?

GỢI Ý ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ

1. Kết quả HS đạt được từ chủ đề

– HS phân biệt được các khu vực chính trong trường học, vị trí của lớp mình đang học trong trường

– Làm quen được với bạn mới, thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy cô

– Nhận biết được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường

– Nêu được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ bản thân khi vui chơi

2. Gợi ý đánh giá và tự đánh giá

2.1 Các biểu hiện của HS mà GV có thể quan sát

– HS kể được các khu vực trong trường học và hoạt động của HS cùng các thành viên khác trong trường tại khu vực đó

– Nêu được cảm xúc của bản thân (thích hay không thích) khi tham gia các hoạt động trong trường

– Hoà đồng tham gia vui chơi cùng các bạn khi ở trường. Cam kết và thực hiện vui chơi an toàn

2.2 Một số câu hỏi và mẫu phiếu gợi ý để đanh giá

1. Kể với bạn về các khu vực trong trường học của em. Em thích nhất khu vực nào? Vì sao?

2. Em đã làm gì để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp?

3. Đánh dấu + vào cột phù hợp với lựa chọn của em khi tham gia các hoạt động ở trường

TT Các hoạt động ở trường Cảm xúc của em
1 Chào cờ đầu tuần
2 Học tập các môn
3 Tham quan trường học
4 Vui chơi cùng các bạn
5 Tập thể dục giữa giờ

4. Kể tên những trờ chơi em đã tham gia khi ở trường. EM đã vui chơi như thế nào để đảm bảo an toàn?

Chủ đề 2: EM LÀ AI?

Tuần 5: AI CŨNG CÓ ĐIỂM ĐÁNG YÊU

SINH HOẠT DƯỚI CỜ: PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO “TÌM KIẾM TÀI NĂNG NHÍ”

1. Mục tiêu

Sau hoạt động, HS có khả năng

– Biết được nội dung phong trào “Tìm kiếm tài năng nhí” đối với HS lớp 1.

– Sẵn sàng tham gia phong trào “Tìm kiếm tài năng nhí

2. Gợi ý cách tiến hành

GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào tìm kiếm tài năng nhí đối với HS tiểu học nói chung, HS lớp 1 nói riêng. Nội dung chính tập trung vào:

– Khái quát mục đích ý nghĩa của phong trào “Tìm kiếm tài năng nhí

– Tìm kiếm “Tài năng” tiểu học là một hoạt động nhằm khuyến khích sự tự tin, thể hiện sở thích và phát huy năng khiếu của HS trong một lĩnh vực nào đó như ca hát, múa, đọc thơ, thể thao

– Hướng dẫn các lớp triển khai các hoạt động tìm kiếm tài năng nhí trong tiết sinh hoạt lớp

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: AI CŨNG CÓ ĐIỂM ĐÁNG YÊU

1. Mục tiêu

Sau hoạt động, HS có khả năng

– Mô tả được đặc điểm bên ngoài và bước đầu nêu được đặc điểm tính cách, thói quen của bản thân

– Nêu được mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài và các nét tính cách riêng cần được tôn trọng

– Yêu quý bản thân và tôn trọng đặc điểm bên ngoài, tính cách, thói quen cảu người khác; thể hiện cảm xúc vui vẻ, thân thiện với bạn bè xung quanh

2. Chuẩn bị

– Tranh ảnh/tấm bìa vẽ trang phục

– Giấy A4, màu, bút vẽ

– Các bức ảnh của các nhân HS và gia đình

3. Các hoạt động cụ thể

Hoạt động 1: Giới thiệu về những điểm đáng yêu của em

a. Mục tiêu

HS mô tả được đặc điểm bên ngoài và bước đầu nêu được đặc điểm tính cách, thói quen của bản thân

b. Cách tiến hành

– Từng HS quay sang bạn ngồi cạnh và giới thiệu cho bạn nghe về ít nhất một đặc điểm bên ngoài hoặc tính cách, thói quen của bản thân mà mình cảm thấy đáng yêu nhất

– Một số HS lên chia sẻ trước lớp về những điểm đáng yêu của mình

c. Kết luận

Ai cũng có những điểm đáng yêu và đáng tự hào: có người đáng yêu về ngoại hình, có người đáng yêu về tính cách, thói quen

Hoạt động 2: Nói về những điểm đáng yêu của bạn

a) Mục tiêu

HS nêu được và hiểu rằng mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài và các nét tính cách riêng cần được tôn trọng

b) Cách tiến hành

– HS nhớ về những đặc điểm bên ngoài và tính cách, thói quen cảu một người bạn mà em yêu quý (có thể trong lớp học hoặc ngoài lớp học của em)

– Thảo luận cặp đôi với bạn bên cạnh theo gợi ý:

+ Bạn của em tên gì?

+ Bạn có đặc điểm như thế nào về ngoại hình, tính cách, thói quen?

+ Em yêu quý đặc điểm nào nhất của bạn mình

c) Kết luận

Mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài: hình dáng, nét mặt, cử chỉ riêng, không giống với người khác. Chúng ta cần yêu quý bản thân và tôn trọng sự khác biệt đó

Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng HS ở các địa phương khác nhau mà GV có thể tổ chức tách hoặc gộp hoạt động 1 và hoạt động 2

…..

Giáo án Toán lớp 1 sách Cánh Diều

Bài 1. TRÊN – DƯỚI, PHẢI – TRÁI
TRƯỚC – SAU. Ở GIỮA

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

– Xác định được các vị trí: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thế và có thế diễn đạt được bằng ngôn ngữ.

– Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau,ở giữa để mô tả vị trí các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.

– Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.

II. Chuẩn bị

  • Tranh tình huống.
  • Bộ đồ dùng Toán 1.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động khởi động

  • GV giới thiệu: Học toán lớp 1, chúng ta sẽ được học số, học các phép tính, các hình đơn giản và thực hành lắp ghép, đo độ dài, xem đồng hồ, xem lịch HS làm quen với bộ đồ dùng để học toán.
  • GV hướng dẫn HS các hoạt động cá nhân, nhóm, cặp, cách phát biểu,…
  • HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm bàn về những gì các em nhìn thấy.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

  • HS quan sát tranh trong khung kiến thức và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
  • HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh theo cách quan sát và cách diễn đạt của các em.
    Ví dụ: Bạn gái đứng sau cây, …

GV chỉ vào từng bức tranh nhỏ trong khung kiến thức và nhấn mạnh các thuật ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa.

Lưu ý: Để HS hứng thú, sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, GV có thể kể chuyện hoặc tạo bối cảnh cho tình huống bức tranh. Vì quan hệ vị trí có tính tương đối nên khi mô tả vị trí của đồ vật, sự vật, cần xác định rõ vị trí của đối tượng nào so với đối tượng nào.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1. HS quan sát tranh và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.

  • HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các đồ vật trong bức tranh. Chẳng hạn: Hộp bút ở trên mặt bàn, …

GV có thể đặt thêm các câu hỏi liên quan đến bức tranh:

+ Kể tên những vật ở dưới gầm bàn.

+ Kể tên những vật ở trên mặt bàn.

+ Trên bàn có vật nào ở bên tay trái bạn gái?

+ Trên bàn có vật nào ở bên tay phải bạn gái?

  • GV có thể hướng dẫn để HS thao tác: Lấy bút chì, tẩy, hộp bút rồi đặt chúng sao cho bút chì ở giữa, hộp bút ở bên phải bút chì, tẩy ở bên trái bút chì,…

Bài 2. HS quan sát tranh và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.

  • HS sử dụng các từ: bên phải, bên trái để nói chỉ dẫn cho bạn nhỏ trong bức tranh muốn đến trường học thì rẽ sang bên nào, muốn đến bưu điện thì rẽ sang bên nào.
  • GV đặt câu hỏi giúp HS sử dụng các từ “phải, trái” để định hướng không Ví dụ: Nếu muốn đi bộ về nhà, khi ra khỏi cổng trường em rẽ sang bên nào?

Bài 3

HS thực hiện lần lượt các động tác theo yêu cầu của bài toán dưới sự chỉ dẫn của GV.

HS trả lời câu hỏi: Phía trước, phía sau, bên trái, bên phải em là bạn nào?

Lưu ý: GV có thế tổ chức thành trò chơi “Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm” cho HS hoạt động. Chẳng hạn: GV (hoặc chủ trò) giơ tay phải nhưng hô thành: “Các em hãy giơ tay trái.”, HSgiơ tay trái theo lời GV (hoặc chủ trò) nói, ai làm sai thì bị phạt.

4. Hoạt động vận dụng

– Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

  • Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào?
  • Khi lên xuống cầu thang em đi bên nào?
  • Sự khác nhau của hai biển báo giao thông này là gì

5. Củng cố, dặn dò

Có rất nhiều quy tắc trong cuộc sống được xây dựng liên quan đến “phải – trái”, khi mọi người làm việc theo các quy tắc thì cuộc sống trở nên có trật tự. về nhà, các em tìm hiểu thêm những quy định liên quan đến “phải – trái”.

(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

  • Thông qua việc quan sát tranh và sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ởgiữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh; thảo luận, đặt câu hỏi cho nhau về vị trí của những đồ vật, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học,NL tư duy và lập luận toán học.
  • Thông qua việc thao tác: lấy bút chì, tẩy, hộp bút rồi đặt chúng sao cho bút chì ở giữa, hộp bút ở bên phải bút chì, tẩy ở bên trái bút chì,…; liên hệ những quy tắc trong cuộc sông liên quan đến “phải – trái”,…, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học.

Bài 2. HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN
HÌNH TAM GIÁC – HÌNH CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên các hình đó.
  • Nhận ra hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật từ các vật thật.
  • Ghép được các hình đã biết thành hình mới.
  • Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

Các thẻ hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật có kích thước, màu sắc khác nhau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Hoạt động khởi động

HS xem tranh khởi động chia sẻ theo cặp đôi về hình dạng của những đồ vật trong bức tranh. Chẳng hạn: mặt đồng hồ có dạng hình tròn, lá cờ có dạng hình tam giác.

1. Hoạt động hình thành kiến thức

GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động sau:

  • HS lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
  • GV hướng dần HS quan sát lần lượt từng tấm bìa hình vuông (có màu sắc, kích thước khác nhau) và nói: “Hình vuông”.
  • HS lấy ra một số hình vuông khác có trong bộ đồ dùng, nói: “Hình vuông”.
  • Thực hiện tương tự với hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

HS thảo luận nhóm: Kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Sau đó, các nhóm chia sẻ trước lớp.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1. HS thực hiện theo cặp:

  • HS xem hình vẽ và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
  • GV hướng dẫn HS cách nói đủ câu, cách nói cho bạn nghe và lắng nghe bạn nói.

Bài 2. HS thực hiện theo cặp:

  • HS quan sát hình vẽ, chỉ vào hình vẽ và nói: hình tam giác có màu vàng, hình vuông có màu xanh, hình tròn và hình chữ nhật có màu đỏ, …
  • GV khuyến khích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của các em; rèn cho HS cách đặt câu hỏi, cách trả lời, cách quan sát và phân loại hình theo màu sắc, theo hình dạng.

Bài 3. HS thực hiện theo nhóm:

  • Các nhóm HS suy nghĩ, sử dụng các hình vuông, hình tròn, hình tam giác,hình chữ nhật đế ghép thành các hình như gợi ý hoặc các hình theo ý thích.
  • HS chia sẻ với bạn hình mới ghép được và ý tưởng ghép hình của mình. GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.

3. Hoạt động vận dụng

Bài 4. HS quan sát xung quanh lớp học, chỉ ra các đồ vật có dạng hình vuông,hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

4. Củng cố, dặn dò

  • Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
  • Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

  • Thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
  • Thông qua việc lắp ghép tạo hình mới từ các hình đã học, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
  • Thông qua việc trình bày ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời về các hình đã học,HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.

…….

Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1 sách Cánh Diều

I. Khung phân phối chương trình

Tham khảo thêm:   Lịch sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII Soạn Sử 8 trang 38 sách Chân trời sáng tạo
Các nội dung theo chương trình Chủ đề Số bài Số tiết
Kiến thức chung
Vận động cơ bản Đội hình đội ngũ 4 14
Bài tập thể dục 7 7
Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản 4 24
Thể thao tự chọn Bóng đá mini 6 18
(Chọn 1 trong 2 môn thể thao) Bóng rổ 6 18

Những lưu ý khi lựa chọn nội dung

– Lựa chọn nội dung, sắp xếp thứ tự bài dạy, thời lượng cho một bài dạy hoàn toàn thuộc quyền của GV. Phần vận động cơ bản là nội dung bắt buộc, phần thể thao tự chọn là lựa chọn của HS và GV tuỳ theo nhu cầu của HS cầu, đặc điểm điều kiện chủ quan và khách quan của của nhà trường.

– Một bài dạy, GV có thể lựa chọn hơn một chủ đề để giảng dạy, nhưng nên cân nhắc đến đối tượng HS đầu cấp tiểu học còn nhỏ và khả năng tiếp thu không cao, khả năng tập trung thấp, thời gian tiết dạy ngắn 35 – 40 phút, không nên chọn quá nhiều nội dung trong một bài dạy.

– Sắp xếp bài dạy trong từng chủ đề cần tuân thủ theo nguyên tắc giảng dạy, cần trang bị cho HS kiến thức và kĩ năng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, nên lựa chọn theo trình tự bài trong sách giáo khoa và sách GV đã hướng dẫn.

II. Giáo án môn GDTC sách Cánh diều cho cả năm

CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

Bài 1: TƯ THẾ ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ, TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ

(3 tiết)

I. Mục tiêu bài học

1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

– Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

– Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

– Tự chủ và tự học: Tự xem trước các động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ , cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số trong sách giáo khoa.

– Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

2.2. Năng lực đặc thù:

– NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

– NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh và thực hiện được tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số

Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được các động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ , cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số

II. Địa điểm – phương tiện

– Địa điểm: Sân trường

– Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phụ thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

– Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

– Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.

…….

Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều

Bài 3: Học tập, sinh hoạt đúng giờ.

I/ Mục tiêu cần đạt:

Học xong bài học này, học sinh cần đạt:

· Nêu được một số biểu hiện và sinh hoạt đúng giờ.

· Giải thích được vì sao học tập, sinh hoạt đúng giờ.

· Thực hiện được các hành vi học tập và sinh hoạt đúng giờ.

II/ Phương tiện dạy học:

· Mẫu phiếu nhắc việc của gv.

· Đồng hồ báo thức theo nhóm của HS.

· Bộ giấy, keo, bút làm phiếu nhắc việc của HS.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động:

· Gv giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm đôi: Xem vè kể chuyện theo tranh.

· Hs kể chuyện theo nhóm đôi.

· Gv yêu cầu 2 – 3 nhóm kể lại truyện theo tranh.

· Gv kể lại câu chuyện.

– Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

· Thỏ hay Rua đến lớp đúng giờ?

· Vì sao bạn đến đúng giờ?

– HS trả lời câu hỏi, Gv kết luận.

2. Khám phá:

+ HĐ 1: Tìm hiểu biểu hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ.

Gv giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm. Quan sát tranh và trả lới các câu hỏi sau:

1. Bạn trong mỗi tranh đang làm gì?

2. Việc làm lúc đó có phù hợp không?

– GV dùng tranh và nêu nội dung từng tranh, GV kết luận theo từng tranh.

+ HĐ 2: Tìm hiểu tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ.

– Gv giao nhiệm vụ cho Hs làm việc theo nhóm đôi. Quan sát tranh và trả lời theo gợi ý:

+ Điều gì xảy ra trong mỗi tranh.

+ không đúng giờ có tác hại gì?

– Gv giới thiệu nội dung từng tranh.

– HS thảo luận nhóm đôi sau đó gv gọi Hs trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv kết luận.

+ HĐ 3: Tìm những cách giúp em làm việc đúng giờ.

– Giáo viên giao nhiệm vụ cho Hs làm việc theo nhóm đôi. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

+ Có những cách nào để thực hiện đúng giờ?

+ Em đã sử dụng những việc nào để đúng giờ?

– Hs thảo luận nhóm đôi, một số nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung, Gv kết luận (KL sách GV).

3. Luyện tập:

+ HĐ 1: Nhận xét hành vi.

– GV giao nhiệm vụ cho Hs quan sát tranh và nêu nội dung các bức tranh. Gv nêu lại nội dung bức tranh.

– Gv nêu nội dung câu hỏi:

+ Bạn trong tranh đang làm gì?

+ Em có tán thành việc đó hay không? Vì Sao?

Thảo luận nhóm 4.

Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, có thể dưới hình thức đóng vai.

– Gv kết luận.

+ HĐ 2: Tự liên hệ:

– Gv giao nhiệm vụ chia sẻ trong nhóm đôi theo gợi ý sau:

+ Bạn đã thực hiện được những việc làm nào đúng giờ?

+ Những việc làm nào chưa đúng giờ?

Hs chia sẻ nhóm đôi, một số nhóm trình bày trước lớp.

Gv khen học sinh thực hiện đúng giờ trong học tập, sinh hoạt, nhắc nhở cả lớp luôn thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt.

4. Vận dụng:

Gv giới thiệu một số phiếu nhắc việc và nêu câu hỏi.

+ Những thông tin nào được nêu trong phiếu nhắc việc?

+ Em làm như thế nào để ghi những điều cần nhớ?

– HS quan sát phiếu nhắc việc và trả lời câu hỏi.

– Gv kết luận: Trên phiếu nhắc việc ghi thời gian (thứ, ngày, tháng, giờ) việc em cần làm và có thể ghi địa điểm.

– Gv hướng dẫn cách làm phiếu nhắc việc: Cắt 7 ô giấy ghi ngày và thông tin cần nhớ, trang trí phiếu theo ý thích của mình.

– Hs làm phiếu nhắc việc.

– Triển lảm sản phẩm hoặc hs giới thiệu phiếu của mình.

– Gv nhắc Hs sử dụng phiếu của mình.

5. Vận dụng sau giờ học:

– Gv nhắc nhở Hs và giám sát học sinh học tập, sinh hoạt đúng giờ.

– Gv phân công Hs giám sát việc thực hiện đúng giờ, nhắc việc thực hiện ở lớp theo chế độ trực nhật lớp luân phiên nhau…

– Gv liên hệ với phụ huynh để giúp Hs thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt.

– Hs tự đánh việc thực hiện đúng giờ trong phiếu nhắc việc.

6. Tổng kết bài học.

– Em rút ra được bài học gì, sau bài học này?

– GV yêu cầu đọc lời khuyên (SGK)

– Gv đánh giá sự tham gia học tập của Hs.

Giáo án Tự nhiên – Xã hội lớp 1 sách Cánh Diều

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC

BÀI: Lớp học của em

Thời lượng: 2 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Phẩm chất:

– Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học.

– Chăm chỉ: Thường xuyên tham gia các công việc ở lớp để giữ gìn, vệ sinh lớp học.

2. Năng lực chung:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Lựa chọn được các đồ dùng sử dụng ở lớp học. Biết cách sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng.

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong lớp học khi thảo luận hoặc trình bày ý kiến. Giới thiệu được các thành viên ở lớp.

– Nhân ái: Yêu thương, tôn trọng bạn bè, thầy cô.

3. Năng lực đặc thù:

– Năng lực nhận thức khoa học: Kể được tên lớp, cô giáo chủ nhiệm và một số bạn cùng lớp; một số đồ dùng trong lớp học; một số hoạt động chính ở lớp. Nêu được nhiệm vụ của các thành viên ở lớp, mục đích sử dụng của một số đồ dùng ở lớp. Các việc làm giữ vệ sinh lớp học.

– Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội: Quan sát, nhận xét được các đồ dùng có trong lớp học và một số hoạt động chính ở lớp.

– Năng lực vận dụng: Làm được một số việc phù hợp để giữ lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch đẹp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG:

1. Giáo viên:

– Loa và thiết bị phát bài hát.

– Một số tấm bìa và hình ảnh về đồ dùng học tập.

– Các tình huống cho hoạt động xử lí tình huống.

– Xô đựng nước, chổi, đồ hót rác, túi đựng rác.

2. Học sinh:

– Sách giáo khoa, khăn lau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.

Tiết 1:
Giới thiệu/ Kết nối

– GV mời HS cùng hát và vận động theo bài hát “Em yêu trường em”.

– Cô và các em vừa hát bài hát tên gì? Trong bài có nhắc đến những ai và các đồ dùng học tập nào?

* Dự kiến câu trả lời:

+ Bài hát : Em yêu trường em. Trong bài có nhắc đến bạn thân và cô giáo; bàn, ghế, phấn,….

– GV giới thiệu vào bài “Em yêu trường em”

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lớp học và các thành viên trong lớp học.

* Mục tiêu: Kể được tên lớp, giáo viên chủ nhiệm, các thành viên trong lớp học. Trình bày được nhiệm vụ của các thành viên trong lớp học.

* Cách tiến hành:

– GV hỏi, HS trình bày trước lớp:

+ Tên lớp mình đang học?

+ Theo bạn, trong lớp học có những ai?

– HS thảo luận nhóm đôi:

+ Theo bạn, trong lớp cô giáo thường làm những việc gì?

+ Trong lớp học các bạn có nhiệm vụ gì?

– Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp.

– Định hướng cho HS nêu thêm về nhiệm vụ của một số thành viên trong lớp ( ban học tập giúp đỡ các bạn trong lớp về việc học, kiểm tra, chia sẻ nội dung kiến thức; ban văn nghệ tổ chức các trò chơi hoặc bắt nhịp cho cả lớp hát,….)

– GV GD tư tưởng HS:

+ Khi nói chuyện với thầy giáo, cô giáo bạn phải có thái độ như thế nào?

+ Khi nói trò chuyện với các bạn trong lớp thì em xưng hô như thế nào?

– GV ghi nhận các ý kiến trả lời của HS.

=> Trong lớp học luôn có thầy hoặc cô giáo và học sinh. Mỗi một thành viên đều có nhiệm vụ của mình. Lớp học được ví như “Ngôi nhà thứ hai của em” vì vậy, chúng ta luôn phải biết tôn trọng, quý mến, đoàn kết với nhau.

* Dự kiến câu trả lời: HS nói được tên lớp, trong lớp có cô giáo hoặc thầy giáo và các bạn học sinh. Nêu được nhiệm vụ của các thành viên trong lớp học ( vd: Cô giáo giảng bài, chấm vở, kèm đọc hoặc làm toán cho các bạn, tưới cây,… HS nghe cô giảng bài, thực hiện các nhiệm vụ học tập, giúp bạn khi bạn chưa hiểu bài,… ). Lễ phép và xưng hồ phù hợp, lịch sự với bạn bè.

  • Dự kiến tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí Mức độ
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Nội dung

HS giới thiệu lưu loát tên lớp, GVCN, các thành viên trong lớp và nhiệm vụ của các thành viên. tích cực trao đổi, chia sẻ cùng các bạn khi thảo luận nhóm.

HS giới thiệu được tên lớp, GVCN, các thành viên trong lớp và nhiệm vụ của các thành viên. biết trao đổi, chia sẻ cùng các bạn khi thảo luận nhóm.

HS giới thiệu được tên lớp, chưa nói được tên GVCN, một vài thành viên trong lớp. Chưa tự giác hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và trao đổi, chia sẻ cùng các bạn khi thảo luận nhóm.

……..

Giáo án Mỹ thuật lớp 1 sách Cánh Diều

BÀI 3: CHƠI VỚI CHẤM (2 tiết)

Phân bố nội dung mỗi tiết học

Tiết Nội dung chính

1

– Nhận biết chấm thông qua hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm tác phẩm mĩ thuật.

– Tìm hiểu cách tạo chấm.

– Thực hành, trải nghiệm, sáng tạo sản phẩm cá nhân: Tạo chấm, sử dụng chấm tạo nét hoặc hình theo ý thích.

– Giới thiệu sản phẩm cá nhân

– Tổng kết tiết học

2

– Nhắc lại nội dung tiết 1

– Tìm hiểu một số sản phẩm tạo nên từ chấm và các chất liệu, vật liệu khác nhau.

– Thực hành, trải nghiệm, sáng tạo sản phẩm nhóm bằng chất liệu, vật liệu sẵn có.

– Giới thiệu sản phẩm nhóm.

– Tổng kết bài học

1. Mục tiêu bài học

1.1. Phẩmchất

Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể một số biểu hiện chủ yếu sau:

  • Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.
  • Biết giữ vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,…
  • Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm do bạn bè và người khác tạo

1.2. Năng lực

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

Năng lực mĩ thuật

  • Nhận biết chấm xuất hiện trong cuộc sống và có trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
  • Tạo được chấm bằng một số cách khác nhau; biết vận dụng chấm để tạo sản phẩm theo ý thích.
  • Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác tham gia học tập, biết lựa chọn cách tạo chấm để thực hành.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, chia sẻ cảm nhận trong học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, giấy màu, họa phẩm (hoặc mực bút máy, phẩm nhuộm,…) trong thực hành sáng tạo.

Năng lực đặc thù khác

  • Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng lời nói để trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm trong học tập.
  • Năng lực thể chất: Biết vận động bàn tay, ngón tay phù hợp với các thao tác tạo thực hành sản phẩm.

2. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên

  • Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, đất nặn, bông tăm,…
  • Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, màu goát, bông tăm; hình ảnh minh họa. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có).

3. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu

  • Phương pháp dạyhọc: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế,…
  • Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, tia chớp,…
  • Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm

4. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA GV HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HS THIẾT BỊ, ĐDDH
Ổn định lớp và khởi động (khoảng 3 phút)

– Tổ chức HS hát, quan sát clip và trả lời câu hỏi về nội dung hình ảnh trong clip.

– Giới thiệu nội dung bài học.

– Quan sát, thảo luận cặp đôi

– Trả lời câu hỏi

– Máy chiếu

– Clip hình ảnh

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết (khoảng 8 phút)

1.1. Tổ chức HS tìm chấm ở một số hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống:

– Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh SGK và thảo luận:

+ Tìm hình ảnh có chấm kích thước bằng nhau/khác nhau; chấm có màu sắc giống nhau/khác nhau (SGK, trang 14) .

+ Tìm chấm có màu sắc giống nhau (Con sao biển,

cái váy, con hươu sao – trang 15).

– Thảo luận nhóm 6 HS.

– Thảo luận: Tìm chấm ở các hình ảnh trang 14, 15 theo gợi mở của GV

Máy chiếu

– Hình ảnh trang 14, 15 SGK

– Gợi mở đại diện các nhóm HS trình bày.

– Tóm tắt nội dung trả lời của các nhóm HS, kết hợp giới thiệu ngắn, gọn về: Con sao biển; Con hươu sao; Chiếc váy.

– Đại diện các nhóm HS trình bày.

– Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

– Lắng nghe và

tương tác với GV.

Hình ảnh trang 14, 15 SGK

– Gợi mở HS liên hệ tìm chấm ở xung quanh

– Quan sát lớp học,

tìm chấm

– Giới thiệu một số hình ảnh có hình chấm và gợi mở HS kể tên, đọc tên màu sắc của các chấm.

Quan sát, đọc tên một số màu sắc của chấm trên đồ vật.

Một số đồ dùng quen thuộc

……….

Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Cánh Diều

Chủ đề 2: THIÊN NHIÊN

I. MỤC TIÊU

Sau chủ đề, HS:

– Hát đúng cao độ, trường độ bài Lí cây xanh. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

– Biết gõ đệm hoặc vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Chuyến bay của chú ong vàng.

– Đọc được nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ một số mẫu âm với nốt Mi, Son theo kí hiệu bàn tay.

– Chơi thanh phách thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Lí cây xanh.

– Bước đầu biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

* Chuẩn bị của GV

– Đàn phím điện tử.

– Chơi đàn và hát thuần thục bài Lí cây xanh.

– Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Mi, Son.

– Tập một số động tác vận động cho bài Lí cây xanh, Chuyến bay của chú ong vàng.

– Thực hành các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

* Chuẩn bị của HS

Nhạc cụ gõ: thanh phách, trống nhỏ,…

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết Kế hoạch dạy học (dự kiến)

1

Hát: Lí cây xanh

Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng trống Hướng dẫn cách vỗ tay khi hát

2

Ôn tập bài hát: Lí cây xanh
Nghe nhạc: Chuyến bay của chú ong vàng
Đọc nhạc
3 Ôn tập bài hát: Lí cây xanh
Nhạc cụ
Trải nghiệm và khám phá: Hát theo cách riêng của mình

TIẾT 1

1. Hát: Lí cây xanh (khoảng 20 phút)

– GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và xuất xứ.

– GV cho HS nghe bài hát kết hợp vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

– GV cho HS đồng thanh đọc lời ca theo sự hướng dẫn.

– GV cho HS khởi động giọng hát.

– GV đàn và hát mẫu từng câu cho HS tập hát mỗi câu một vài lần, hát nối tiếp các câu hát.

– GV cho HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng, thể hiện tình cảm vui tươi, thể hiện được tiếng hát luyến (theo SGK).

– GV cho HS trình bày bài hát theo nhóm, tổ hoặc cá nhân.

2. Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng trống (khoảng 7-8 phút)

GV gõ trống, HS nghe và quan sát vận động phù hợp với nhịp điệu.

…….

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án lớp 1 bộ sách Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án lớp 1 bộ sách Cánh Diều (đầy đủ các môn) Kế hoạch bài dạy lớp 1 Cánh diều (Cả năm) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *