Bạn đang xem bài viết ✅ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như thế nào? Là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh lớp 10 và lớp 12 quan tâm. Bởi đây là một trong các câu hỏi trọng tâm xuất hiện trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia.

Chính vì vậy trong bài viết dưới đây Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về phong cách sinh hoạt, đặc trưng và một số bài tập của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để nhanh chóng biết cách làm bài.

I. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì?

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…

– Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

– Có 2 dạng tồn tại:

  • Dạng nói
  • Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Ngôn ngữ sinh hoạt có 3 đặc trưng cơ bản và tiêu biểu: Tinh cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể.

1. Tính cụ thể

Những biểu hiện của tính cụ thể:

– Về hoàn cảnh: có thời gian, địa điểm cụ thể.

– Về con người: có người nói và người nghe cụ thể.

– Về mục đích: đích hướng tới của người nói.

Tham khảo thêm:   LMHT: Vẻ đẹp của trang phục Yasuo Quỷ Kiếm và Riven Thần Kiếm

– Về cách diễn đạt: gồm từ ngữ, cách nói năng.

2. Tính cảm xúc:

Những biểu hiện của tính cảm xúc:

– Qua giọng điệu: giọng thân mật nhẹ nhàng, giọng quát nạt bực bội, giọng khuyên bảo, giọng đay nghiến, giọng giục giã…

– Qua từ ngữ: lớp từ khẩu ngữ biểu cảm.

– Qua kiểu câu: những kiểu câu như cầu khiến, cảm thán, gọi đáp, hô ứng.

=> Không có lời nói nào nói ra lại không mang tính cảm xúc.

3. Tính cá thể

Những biểu hiện của tính cá thể:

– Giọng nói: mang màu sắc âm thanh của từng người.

– Từ ngữ: là vốn từ ngữ ưa dùng quen thuộc.

– Câu văn: là cách nói năng riêng của từng người.

=> Qua đó ta có thể phân biệt được tuổi tác, giới tính, cá tính, địa phương,… của họ.

Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì chúng ta trả lời văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhé.

III. Bài tập về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Bài 1

Đoạn thơ sau đây tuy thuộc văn bản nghệ thuật, nhưng có những chi tiết của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Hãy phân tích điều đó.

Chúng tôi đi
Nắng mưa sờn, mép ba lô,
Tháng năm bạn cùng thôn xóm
Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng
Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng,
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.

Trả lời:

Đoạn thơ tuy thuộc văn bản nghệ thuật, nhưng có những chi tiết của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

– Về nội dung, đoạn thơ thuật lại cảnh sinh hoạt gần gũi, thân mật hằng ngày của một đơn vị bộ đội trong kháng chiến chống Pháp.

– Những hình ảnh, chi tiết trong sự việc rất cụ thể (nắng mưa sờn mép ba lô, nghỉ lại lưng đèo, nằm trên dốc nắng, kì hộ lưng nhau, quờ chân tìm hơi ấm,…).

– Có một đoạn hội thoại giữa những người lính, ở đó họ dùng những từ xưng hô thân mật, suồng sã và dùng từ địa phương, từ khẩu ngữ (đằng nớ, tớ,…).

Bài 2

Trong đoạn trích dưới đây, ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện ở dạng nào?

Tham khảo thêm:   Toán lớp 5: Luyện tập trang 110 Giải Toán lớp 5 trang 110

Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ ở đoạn này?

Ông Năm Hên đáp:

– Sáng mai sớm, đi cũng không muộn. Tôi cần một người dẫn đường đến ao sấu đó. Có vậy thôi! Chừng một giờ đồng hồ sau là xong chuyện! Sấu ở ao giữa rừng, tôi bắt nhiều lần rồi. Bà con cứ tin tôi. Xưa nay, bị sấu bắt là người đi ghe xuồng hoặc ngồi rửa chén dưới bến, có bao giờ sấu rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt? Tôi không có tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thì họ nói là bùa phép để kiếm tiền. Nghề bắt sấu có thể làm giàu được ngặt tôi không màng thứ phú quới đó. Nói thiệt với bà con: cha mẹ tôi sanh ra chỉ có hai anh em tụi tui. Anh tôi xuống miệt Gò Quao phá rừng lập rẫy hồi mười năm về trước. Sau được tin cho hay: Ảnh bị sấu ở Ngã ba Đình bắt mất. Tôi thề quyết trả thù cho anh. Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miệt Rạch Giá, Cà Mau này có nhiều con rạch, ngã ba, mang tên Đầm Sấu, Lung Sấu, Bàu Sấu, sau này hỏi lại tôi mới biết đó là nơi ghê gớm, hồi xưa lúc đất còn hoang. Rạch Cà Bơ He, đó là chỗ sấu lội nhiều, người Miên sợ sấu không dám đi qua mới đặt tên như vậy, cũng như Phá Tam Giang, Truông nhà Hồ của mình, ngoài Huế.

(Theo Sơn Nam, Bắt sấu rừng U Minh Hạ)

Trả lời:

a. Trong đoạn trích trên, ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện dưới dạng viết của tác phẩm văn học để tái hiện cuộc hội thoại hàng ngày về việc đi bắt cá sấu:

b. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ trong đoạn văn này: Việc dùng từ ngữ ở đoạn văn này khá nhuần nhị, tự nhiên, in đậm sắc thái ngôn ngữ của vùng sông rạch đồng bằng sông Cửu Long ở cực Nam của Tổ quốc, và đây là ngôn ngữ của người đứng tuổi, từng trải trong nghề bắt cá sấu, có nét dân dã, bình dị: Có vậy thôi, là xong chuyện, bà con cứ tin tôi, rượt, ngặt, phú quới, miệt, cực lòng, không nói cá sấu mà nói sấu, với Sấu lợn, Đầu Sấu, Lưng Sấu, … Nhờ vậy, lời nói nhân vật sinh động, mang đậm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Tham khảo thêm:  

IV. Trắc nghiệm về phong cách sinh hoạt

Câu 1 : Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được sử dụng chủ yếu ở đâu?

A. Trong giao tiếp sách vở

B. Trong giao tiếp hằng ngày

C. Trên các phương tiện truyền thông

D. Trong các sinh hoạt lễ hội

Câu 2 : Văn bản nào sau đây là sản phẩm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

A. Một bài thơ

B. Một bài báo

C. Một câu chuyện kể

D. Một mẩu đối thoại

Câu 3 : Dòng nào dưới đây nói về tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện trong đoạn đối thoại sau:

– Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải những như một mình tôi thì tôi ở lại làng cùng với anh em kia đấy.

– Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến.

– Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ? Các ông bà ở đâu ta lên đấy ạ?

(Làng, Kim Lân)

A. Đây là câu chuyện của những người cùng làng.

B. Đây là câu chuyện diễn ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

C. Đây là câu chuyện nói về lòng yêu làng, yêu quê hương.

D. Đây là câu chuyện của những người nông dân chất phác ở miền trung du.

Câu 4 : Tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn đối thoại trên không thể hiện ở ý nào sau đây?

A. Có địa điểm và thời gian cụ thể.

B. Có người nói và người nghe.

C. Có nội dung trao đổi cụ thể.

D. Có cách diễn đạt mang đậm chất địa phương.

Câu 5 : Tình cảm, thái độ được thể hiện qua đoạn đối thoại trên là?

A. Thân mật

B. Kẻ cả

C. Trách cứ

D. Nạt nộ

Câu 6 : Tính khẩu ngữ của ngôn ngữ trong đoạn đối thoại trên không thể hiện ở từ ngữ nào?

A. Nó chết một cái

B. Những như một mình

C. Cũng là kháng chiến

D. Ở đâu ta

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *