Bạn đang xem bài viết ✅ Khoa học lớp 5 Bài 29: Thủy tinh Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 60 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học 5 Bài 29: Thủy tinh giúp các em học sinh lớp 5 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết quan trọng, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học 5 trang 60, 61.

Qua đó, giúp các em kể tên một số đồ dùng làm bằng thủy tinh, biết được tính chất của thủy tinh, thủy tinh chất lượng cao dùng để làm gì, ngày càng học tốt môn Khoa học lớp 5. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 29 của chủ đề Vật chất và năng lượng. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải bài tập Khoa học 5 trang 60, 61

Liên hệ thực tế và trả lời

1. Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thủy tinh.

2. Thông thường, những đồ dùng bằng thuỷ tinh khi va chạm mạnh vào vật rắn sẽ thế nào?

Thủy tinh

Trả lời:

1. Một số đồ vật được làm bằng thủy tinh như: li, cốc, bóng đèn, cửa kính, chai, lọ, kính đeo mắt …

Tham khảo thêm:  

2. Thủy tinh trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh với vật rắn hoặc rơi xuống sàn nhà.

Thực hành

Đọc các thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

  • Thuỷ tinh có những tính chất gì?
  • Loại thuỷ tinh chất lượng cao thường được dùng để làm gì?
  • Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh.

Thủy tinh

Trả lời:

  • Thủy tinh có những tính chất: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.
  • Thủy tinh chất lượng cao thường được sử dụng để làm những vật dụng bằng thủy tinh có yêu cầu về chất lượng và độ bền cao như: Đồ dùng y tế, chai lọ trong các phòng thí nghiệm, kính chịu lực, kính xây dựng, kính của máy ảnh,…
  • Do thủy tinh dễ vỡ nên khi sử dụng, lau chùi cần nhẹ tay. Nên để thủy tinh ở nơi có vị trí thấp hoặc khó bị đổ gây vỡ thủy tinh.

Lý thuyết Thủy tinh

Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng,…

Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao (rất trong, chịu được nóng lạnh, bền, khó vỡ) được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm và những dụng cụ quang học chất lượng cao.

Tham khảo thêm:   Mẹo làm lươn hết nhớt nhanh chóng lại không còn mùi tanh

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khoa học lớp 5 Bài 29: Thủy tinh Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 60 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *